Trình độ tiếng Anh quá yếu, không chịu học, học mãi cũng không giỏi nên nhiều sinh viên phải tìm mọi cách, từ vào lò luyện đến thuê người thi để có chứng chỉ nộp cho nhà trường. Và rồi nhiều sinh viên nhận quả đắng.
Học 10 năm vẫn không biết đọc
Là sinh viên năm 3 ngành Ngân hàng trường ĐH Công Nghiệp TP.HCM, nhưng khi cầm đề cương môn tiếng Anh, Trần Văn Duy vẫn không thể đọc được một câu nào cho lưu loát. Duy cho biết, mỗi lần làm bài thi hoặc kiểm tra trên lớp, chỉ chép bài của bạn hoặc làm cho có chứ không có tí kiến thức nào dù đã học tiếng Anh từ năm đầu cấp hai.
“Cầm xấp đề cương này, kêu em đọc cũng khó nói gì đến dịch nghĩa hay nói tiếng Anh”, Duy nói. Duy cho biết, đã học tiếng Anh từ năm lớp 6. Thời gian đầu, còn học được vài từ nhưng dần chán, không học nữa, kiến thức dần biến mất nên nay không đọc được. Mỗi lần thi hay kiểm tra là chép bài của bạn.
Bùi Văn Thành, sinh viên năm 4 trường ĐH Khoa học, Xã hội và Nhân văn TP.HCM gặp khó khăn trong việc ra trường cũng vì không biết tiếng Anh. “Đợt thi lấy chứng chỉ A tiếng Anh, em đi thi Toefl mất cả chục lần mới đủ điểm để nộp cho trường. Thi bằng này chỉ cần mình vào thi trắc nghiệm chứ không phải đọc, viết hay nói nên có thể làm bừa được”, Thành nói.
Thành cho biết, khi mới học, cũng biết đôi chút về những từ cơ bản, sau này lên cấp 3 bài học ngày càng khó mà thầy cô ở trường dạy không hiểu nên trở nên chán nản, không muốn học. Khi vào đại học thì nhà trường không bắt buộc học mà chỉ cần nộp chứng chỉ nên bỏ không học nữa.
ThS Tô Thùy Trang, giảng viên bộ môn tiếng Anh, trường Đại học Ngoại thương cơ sở 2 cho biết, hiện số lượng sinh viên tốt nghiệp đại học mà trình độ tiếng Anh không đáp ứng được công việc chuyên môn rất lớn.
Đủ chiêu kiếm chứng chỉ
Là sinh viên năm cuối một trường đại học ở quận 1, TP.HCM, tất cả các môn học đều đã hoàn thành nhưng N.V.H vẫn thiếu chứng chỉ tiếng Anh để đủ điều kiện xét tốt nghiệp đại học. H. tìm đến các lò luyện thi cấp tốc, đóng mỗi tháng hơn 2 triệu đồng học phí nhưng kết quả vẫn không khả quan. Chỉ còn một học kỳ cuối cùng để xét tốt nghiệp nên H. càng nôn nóng. H. chấp nhận bỏ 4 triệu đồng để mua chứng chỉ tiếng Anh. “Mình cứ đăng kí đi thi như bình thường, làm gì thì làm nhưng người ta đảm bảo kết quả đậu cho mình. Lúc đăng kí đóng trước cho người ta 50%, sau khi có điểm chắc chắn đậu thì đóng số tiền còn lại”. H. kể.
Còn Q., sinh viên một trường đại học đóng trên địa bàn quận Thủ Đức, TP.HCM chọn cách tìm đến một người thầy trong trường, đóng số tiền “học phí” là 2 triệu đồng rồi hàng tối đến nhà thầy học. “Đóng tiền học ở đây đảm bảo thi sẽ đậu, nếu lần đầu không đậu thì lần sau quay lại học tiếp, thầy không thu tiền thêm nữa. Mỗi buổi học thầy phát cho một bài kiểm tra trắc nghiệm cho mình làm rồi thầy sửa chứ không dạy kiến thức gì cả. Nhiều bạn cũng như mình đi học xong thi là đậu”, Q. nói.'
Trao đổi với phóng viên, TS Trần Đình Lý, Trưởng phòng Đào tạo trường Đại học Nông Lâm TP.HCM cho rằng, việc nhờ người học hộ, thi hộ phổ biến chủ yếu trong các lớp đào tạo tại chức hoặc liên thông. Sinh viên nhờ người đi thi hộ bị phát hiện chắc chắn bị đình chỉ học. Những người thi hộ có thể bị xử lý trách nhiệm hình sự vì làm giấy tờ giả.
“Không những bị đình chỉ một năm, những sinh viên sắp kết thúc thời gian học tại trường khi thi bị phát hiện và bị đình chỉ thì phải bỏ bằng luôn. Chỉ một lần trót dại mà bao nhiêu công sức học tập sẽ đổ sông đổ biển”, TS Lý cảnh báo.
ThS Nguyễn Trọng Thể, Giám đốc Trung tâm Khảo thí và Đảm bảo chất lượng trường Đại học Nông Lâm TP.HCM cho biết, từ cuối năm 2012 đến nay, qua các kì thi, giám thị đã phát hiện và lập biên bản xử phạt với 27 sinh viên, trong đó có 9 sinh viên bị đình chỉ học một năm vì nhờ người thi hộ.
Các trường hợp bị đình chỉ nằm ở kì thi chứng chỉ B1 Ngoại ngữ đầu ra. “Hiện nay công nghệ làm giả chứng minh thư, thẻ sinh viên rất cao nên nhiều khi giám thị nhìn rất khó phát hiện”, ThS Thể nói.
Theo TPO
Là sinh viên năm 3 ngành Ngân hàng trường ĐH Công Nghiệp TP.HCM, nhưng khi cầm đề cương môn tiếng Anh, Trần Văn Duy vẫn không thể đọc được một câu nào cho lưu loát. Duy cho biết, mỗi lần làm bài thi hoặc kiểm tra trên lớp, chỉ chép bài của bạn hoặc làm cho có chứ không có tí kiến thức nào dù đã học tiếng Anh từ năm đầu cấp hai.
“Cầm xấp đề cương này, kêu em đọc cũng khó nói gì đến dịch nghĩa hay nói tiếng Anh”, Duy nói. Duy cho biết, đã học tiếng Anh từ năm lớp 6. Thời gian đầu, còn học được vài từ nhưng dần chán, không học nữa, kiến thức dần biến mất nên nay không đọc được. Mỗi lần thi hay kiểm tra là chép bài của bạn.
Bùi Văn Thành, sinh viên năm 4 trường ĐH Khoa học, Xã hội và Nhân văn TP.HCM gặp khó khăn trong việc ra trường cũng vì không biết tiếng Anh. “Đợt thi lấy chứng chỉ A tiếng Anh, em đi thi Toefl mất cả chục lần mới đủ điểm để nộp cho trường. Thi bằng này chỉ cần mình vào thi trắc nghiệm chứ không phải đọc, viết hay nói nên có thể làm bừa được”, Thành nói.
Sinh viên đăng lời thuê người thi tiếng Anh trên mạng xã hội |
Thành cho biết, khi mới học, cũng biết đôi chút về những từ cơ bản, sau này lên cấp 3 bài học ngày càng khó mà thầy cô ở trường dạy không hiểu nên trở nên chán nản, không muốn học. Khi vào đại học thì nhà trường không bắt buộc học mà chỉ cần nộp chứng chỉ nên bỏ không học nữa.
ThS Tô Thùy Trang, giảng viên bộ môn tiếng Anh, trường Đại học Ngoại thương cơ sở 2 cho biết, hiện số lượng sinh viên tốt nghiệp đại học mà trình độ tiếng Anh không đáp ứng được công việc chuyên môn rất lớn.
Đủ chiêu kiếm chứng chỉ
Là sinh viên năm cuối một trường đại học ở quận 1, TP.HCM, tất cả các môn học đều đã hoàn thành nhưng N.V.H vẫn thiếu chứng chỉ tiếng Anh để đủ điều kiện xét tốt nghiệp đại học. H. tìm đến các lò luyện thi cấp tốc, đóng mỗi tháng hơn 2 triệu đồng học phí nhưng kết quả vẫn không khả quan. Chỉ còn một học kỳ cuối cùng để xét tốt nghiệp nên H. càng nôn nóng. H. chấp nhận bỏ 4 triệu đồng để mua chứng chỉ tiếng Anh. “Mình cứ đăng kí đi thi như bình thường, làm gì thì làm nhưng người ta đảm bảo kết quả đậu cho mình. Lúc đăng kí đóng trước cho người ta 50%, sau khi có điểm chắc chắn đậu thì đóng số tiền còn lại”. H. kể.
Còn Q., sinh viên một trường đại học đóng trên địa bàn quận Thủ Đức, TP.HCM chọn cách tìm đến một người thầy trong trường, đóng số tiền “học phí” là 2 triệu đồng rồi hàng tối đến nhà thầy học. “Đóng tiền học ở đây đảm bảo thi sẽ đậu, nếu lần đầu không đậu thì lần sau quay lại học tiếp, thầy không thu tiền thêm nữa. Mỗi buổi học thầy phát cho một bài kiểm tra trắc nghiệm cho mình làm rồi thầy sửa chứ không dạy kiến thức gì cả. Nhiều bạn cũng như mình đi học xong thi là đậu”, Q. nói.'
Trao đổi với phóng viên, TS Trần Đình Lý, Trưởng phòng Đào tạo trường Đại học Nông Lâm TP.HCM cho rằng, việc nhờ người học hộ, thi hộ phổ biến chủ yếu trong các lớp đào tạo tại chức hoặc liên thông. Sinh viên nhờ người đi thi hộ bị phát hiện chắc chắn bị đình chỉ học. Những người thi hộ có thể bị xử lý trách nhiệm hình sự vì làm giấy tờ giả.
“Không những bị đình chỉ một năm, những sinh viên sắp kết thúc thời gian học tại trường khi thi bị phát hiện và bị đình chỉ thì phải bỏ bằng luôn. Chỉ một lần trót dại mà bao nhiêu công sức học tập sẽ đổ sông đổ biển”, TS Lý cảnh báo.
ThS Nguyễn Trọng Thể, Giám đốc Trung tâm Khảo thí và Đảm bảo chất lượng trường Đại học Nông Lâm TP.HCM cho biết, từ cuối năm 2012 đến nay, qua các kì thi, giám thị đã phát hiện và lập biên bản xử phạt với 27 sinh viên, trong đó có 9 sinh viên bị đình chỉ học một năm vì nhờ người thi hộ.
Các trường hợp bị đình chỉ nằm ở kì thi chứng chỉ B1 Ngoại ngữ đầu ra. “Hiện nay công nghệ làm giả chứng minh thư, thẻ sinh viên rất cao nên nhiều khi giám thị nhìn rất khó phát hiện”, ThS Thể nói.
Theo TPO
Bình luận