(VTC News) - Chủ tịch Quốc hội thừa nhận Quốc hội có nhiều hạn chế trong công tác lập pháp, giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.
Sáng 22/3, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã trình bày báo cáo công tác nhiệm kỳ của Quốc hội khóa 13. Bên cạnh kết quả, báo cáo cũng nêu không ít yếu kém, hạn chế trong cả nhiệm kỳ hoạt động. Trong đó, công tác lập pháp nói chung, còn không ít hạn chế.
Chủ tịch Quốc hội nêu ra một số hạn chế như thường xuyên phải điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh chưa được khắc phục.
“Việc chuẩn bị một số dự án luật chưa bảo đảm tiến độ và chất lượng trình Quốc hội. Không ít quy định của luật còn nặng về nguyên tắc chung, thiếu tính ổn định, chưa xác định được nguồn lực để triển khai thực hiện”, Chủ tịch Quốc hội nói.
Về thực hiện chức năng giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước, hoạt động giám sát của Quốc hội có nhiều đổi mới, tạo sự chuyển động mạnh mẽ trong hoạt động của toàn bộ bộ máy nhà nước từ trung ương đến cơ sở.
Tuy nhiên, Chủ tịch Quốc hội cũng nhận định hoạt động giám sát của Quốc hội vẫn còn hạn chế. Chẳng hạn, trong một số trường hợp, “chưa xác định rõ ràng trách nhiệm của các chủ thể có liên quan đến các vấn đề được giám sát, chưa xác định rõ biện pháp xử lý, chưa có chế tài phù hợp”.
Cạnh đó, việc theo dõi, đôn đốc, giám sát việc thực hiện kết luận, kiến nghị sau giám sát có lúc, có nội dung chưa thực sự quyết liệt nên có không ít những vụ việc, vấn đề bất cập còn tồn tại chậm được giải quyết, tiếp tục gây bức xúc trong đời sống xã hội.
“Việc giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của cử tri chưa đạt yêu cầu; giám sát việc thi hành pháp luật về phòng, chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí chưa được thực hiện tốt và kết quả thấp”, Chủ tịch Quốc hội nói.
Một số quy định của pháp luật về giám sát như việc cử tri bãi nhiệm đại biểu Quốc hội, việc bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn chưa có điều kiện thực tế để thực hiện...
Lý giải về nguyên nhân các hạn chế nêu trên, Chủ tịch Quốc hội cho rằng: “Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ giám sát, một số chủ thể chưa thực sự đi sâu, phân tích kỹ lưỡng vấn đề cần giám sát, còn chủ yếu giám sát bằng hình thức nghe báo cáo của bộ, ngành, địa phương”.
Một số quy định về hoạt động giám sát còn thiếu cụ thể hoặc chưa thật phù hợp, nhất là cơ chế giám sát thực hiện kết luận, giải quyết các kiến nghị sau giám sát và giám sát việc giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo cụ thể của công dân
Về nội dung xem xét quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước, bên cạnh những kết quả đạt được, Quốc hội cũng nhận rõ phần trách nhiệm đối với những tồn tại, yếu kém của đất nước.
“Chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp; sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn; cơ cấu ngân sách chưa hợp lý, bội chi cao, nợ công tăng; tái cơ cấu kinh tế chậm; ô nhiễm môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm đang là những vấn đề bức xúc; cải cách hành chính, phòng, chống tham nhũng, lãng phí chưa đạt yêu cầu; kỷ luật, kỷ cương công vụ chưa nghiêm; tình hình tội phạm, trật tự an toàn xã hội còn diễn biến phức tạp; nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo đứng trước những thách thức mới...”, ông Hùng nêu.
Chủ tịch Quốc hội cho biết đã có nhiều giải pháp nhưng chưa đạt hiệu quả, chưa tạo được chuyển biến tích cực.
Nguyên nhân của những hạn chế nêu trên một phần là do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế thế giới và những hạn chế, yếu kém vốn có của nền kinh tế.
Mặt khác cũng có phần do Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội chưa quan tâm thỏa đáng đến việc thực hiện chức năng quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.
“Bên cạnh đó, quy trình, thủ tục để Quốc hội xem xét, quyết định các vấn đề quan trọng chưa được quy định đầy đủ, thống nhất; đại biểu Quốc hội chưa được cung cấp đầy đủ thông tin, thiếu thời gian nghiên cứu, chưa có điều kiện sử dụng chuyên gia tư vấn, phản biện để phân tích trước khi biểu quyết”, Chủ tịch Quốc hội lý giải nguyên nhân.
Phạm Thịnh
Sáng 22/3, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã trình bày báo cáo công tác nhiệm kỳ của Quốc hội khóa 13. Bên cạnh kết quả, báo cáo cũng nêu không ít yếu kém, hạn chế trong cả nhiệm kỳ hoạt động. Trong đó, công tác lập pháp nói chung, còn không ít hạn chế.
Chủ tịch Quốc hội nêu ra một số hạn chế như thường xuyên phải điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh chưa được khắc phục.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng |
“Việc chuẩn bị một số dự án luật chưa bảo đảm tiến độ và chất lượng trình Quốc hội. Không ít quy định của luật còn nặng về nguyên tắc chung, thiếu tính ổn định, chưa xác định được nguồn lực để triển khai thực hiện”, Chủ tịch Quốc hội nói.
Về thực hiện chức năng giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước, hoạt động giám sát của Quốc hội có nhiều đổi mới, tạo sự chuyển động mạnh mẽ trong hoạt động của toàn bộ bộ máy nhà nước từ trung ương đến cơ sở.
|
Cạnh đó, việc theo dõi, đôn đốc, giám sát việc thực hiện kết luận, kiến nghị sau giám sát có lúc, có nội dung chưa thực sự quyết liệt nên có không ít những vụ việc, vấn đề bất cập còn tồn tại chậm được giải quyết, tiếp tục gây bức xúc trong đời sống xã hội.
“Việc giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của cử tri chưa đạt yêu cầu; giám sát việc thi hành pháp luật về phòng, chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí chưa được thực hiện tốt và kết quả thấp”, Chủ tịch Quốc hội nói.
Một số quy định của pháp luật về giám sát như việc cử tri bãi nhiệm đại biểu Quốc hội, việc bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn chưa có điều kiện thực tế để thực hiện...
Lý giải về nguyên nhân các hạn chế nêu trên, Chủ tịch Quốc hội cho rằng: “Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ giám sát, một số chủ thể chưa thực sự đi sâu, phân tích kỹ lưỡng vấn đề cần giám sát, còn chủ yếu giám sát bằng hình thức nghe báo cáo của bộ, ngành, địa phương”.
Một số quy định về hoạt động giám sát còn thiếu cụ thể hoặc chưa thật phù hợp, nhất là cơ chế giám sát thực hiện kết luận, giải quyết các kiến nghị sau giám sát và giám sát việc giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo cụ thể của công dân
Video: Khi nghệ sĩ ứng cử đại biểu Quốc hội
Về nội dung xem xét quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước, bên cạnh những kết quả đạt được, Quốc hội cũng nhận rõ phần trách nhiệm đối với những tồn tại, yếu kém của đất nước.
“Chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp; sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn; cơ cấu ngân sách chưa hợp lý, bội chi cao, nợ công tăng; tái cơ cấu kinh tế chậm; ô nhiễm môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm đang là những vấn đề bức xúc; cải cách hành chính, phòng, chống tham nhũng, lãng phí chưa đạt yêu cầu; kỷ luật, kỷ cương công vụ chưa nghiêm; tình hình tội phạm, trật tự an toàn xã hội còn diễn biến phức tạp; nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo đứng trước những thách thức mới...”, ông Hùng nêu.
Chủ tịch Quốc hội cho biết đã có nhiều giải pháp nhưng chưa đạt hiệu quả, chưa tạo được chuyển biến tích cực.
Nguyên nhân của những hạn chế nêu trên một phần là do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế thế giới và những hạn chế, yếu kém vốn có của nền kinh tế.
Mặt khác cũng có phần do Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội chưa quan tâm thỏa đáng đến việc thực hiện chức năng quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.
“Bên cạnh đó, quy trình, thủ tục để Quốc hội xem xét, quyết định các vấn đề quan trọng chưa được quy định đầy đủ, thống nhất; đại biểu Quốc hội chưa được cung cấp đầy đủ thông tin, thiếu thời gian nghiên cứu, chưa có điều kiện sử dụng chuyên gia tư vấn, phản biện để phân tích trước khi biểu quyết”, Chủ tịch Quốc hội lý giải nguyên nhân.
Phạm Thịnh
Bình luận