(VTC News)- Đối với mỗi người dân nước Việt Nam, Quốc ca chính là hồn thiêng của dân tộc, là khí thiêng sông núi, thôi thúc lòng tự hào, tự tôn dân tộc.
GS Lê Văn Lan: Hát Quốc ca với tôi thiêng liêng lắm!
Bộ GD-ĐT vừa ra chỉ thị tăng cường và nâng cao hiệu quả một số hoạt động giáo dục cho học sinh, sinh viên trong các cơ sở GD-ĐT. Chỉ thị nêu rõ: "Tại Lễ chào Cờ Tổ quốc ở các cơ sở giáo dục, đào tạo, toàn thể cán bộ, nhà giáo, học sinh, sinh viên hát Quốc ca".
GS Lê Văn Lan đã chia sẻ chính câu chuyện về lần hát Quốc ca đặc biệt nhất trong cuộc đời mình.
Từ 5/5/2014, Bộ GD-ĐT mới ra chỉ thị yêu cầu bắt buộc 100% học sinh, giáo viên hát quốc ca nhưng lại rơi vào đúng lúc học sinh chuẩn bị nghỉ hè. Nghỉ hè thì các em học sinh hát Quốc ca vào lúc nào?
Tôi được biết quyết định yêu cầu học sinh, hát Quốc ca rất nhiều lần trong một vài năm trước đây. Vậy tại sao lần này lại ra quyết định một lần nữa. Sự việc này nhùng nhằng nhiều lần rồi cũng không làm được.
Từ lâu chúng ta cũng đã có quy định ở các hội nghị, chương trình mang tính nghi thức, mọi người phải hát Quốc ca nhưng cũng không thấy mấy ai thực hiện. Ở những hội nghị này, mặc dù đã có quy định tất cả mọi người phải hát Quốc ca nhưng lại được thực hiện một cách yếu ớt, gượng gạo, thậm chí là giả tạo.
Tôi cảm thấy rất chán nản khi thấy trong các dịp đó, người thì không mở miệng, người thì mấp máy, có người lại không có hành động gì.
Hát mà không nhiệt tình, không hăng hái mà chỉ mấp máy mồm thì cũng không có tác dụng. Không biết chỉ thị lần này của Bộ GD-ĐT có quy định cụ thể cách thức hát Quốc ca như thế nào hay không?
Theo tôi thì phải yêu cầu cách thức, phong thái khi hát Quốc ca. Không thể hát Quốc ca một cách gượng gạo, lẩm bẩm trong miệng.
Tôi từ khi lên 10 tuổi đã được hát Quốc ca. Việc hát Quốc ca đối với tôi thiêng liêng lắm, say sưa lắm. Sau gần 70 năm, tôi vẫn luôn hát Quốc ca với tất cả tâm hồn và tất cả ý thức của mình về niềm tự hào dân tộc, tình yêu đất nước. Tất cả những điều đó được gửi gắm vào trong bài hát Quốc ca. Mỗi lần được hát, tôi điều hát Quốc ca với những tình cảm đó.
Tôi còn nhớ năm 1945, khi ấy tôi khoảng 10 tuổi. Tôi đã ra hồ Hoàn Kiếm để tham gia vào trò chơi trận giả đánh giặc ngoại xâm. Đấy là lần đầu tiên tôi được nghe và hát Quốc ca.
Dù đã cách đây gần 70 năm nhưng cảm xúc trong tôi vẫn còn nguyên vẹn. Lần đầu tiên tôi có cảm xúc thăng hoa trong tâm hồn. Đó là cảm xúc của một đứa trẻ lần đầu tiên được gặp gỡ thực sự với cách mạng. Tôi gặp gỡ với cách mạng chính qua bài hát Quốc ca.
Tôi có một “tật”, hễ gặp điều gì gây cho mình sự xúc động, tôi thường nổi da gà. Những lúc được nghe thấy bài hát Quốc ca vang lên ở nước ngoài, vang lên trong các đại hội thể thao khu vực và thế giới, tôi đều nổi da gà. Thậm chí, có trường hợp còn rơi nước mắt vì xúc động.
Đó là giọt nước mắt của hạnh phúc khi thấy Quốc ca của dân tộc được vang lên trên các đấu trường quốc tế. Đó còn là cảm xúc tự hào.
Tôi cũng đã từng được chứng kiến cảnh các em học sinh khiếm thính trường PTCS Xã Đàn hát Quốc ca bằng tay. Đấy là lần khiến tôi phải vừa rớt nước mắt, lại vừa nổi da gà.
Để việc hát Quốc ca trở thành sự tự nguyện trong mỗi người dân thì điều quan trọng cần phải giáo dục cho các em học sinh, đặc biệt là những học sinh bắt đầu đi học lớp Một về ý thức, lòng yêu nước, tự hào dân tộc qua chính việc hát Quốc ca.
Ông Lê Như Tiến – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên, Nhi đồng Quốc hội
Vừa qua, việc Bộ GD-ĐT ra chỉ thị yêu cầu 100% học sinh, giáo viên phải hát Quốc ca đúng nhạc đúng lời là việc nên làm và rất đúng đắn. Thậm chí, không chỉ các em học sinh mà người lớn cũng cần phải hát Quốc ca cho đúng nhạc, đúng lời.
Quốc ca là hồn thiêng của dân tộc, hun đúc từ bao năm, trở thành khí thiêng sông núi, thôi thúc lòng tự hào, tự tôn dân tộc. Quốc ca là bài ca chính thức của một đất nước.
Trong các nghi thức, các hoạt động thể thao, nghệ thuật, người ta thường chào cờ, hát Quốc ca để đánh thức niềm tự hào dân tộc, ý thức trách nhiệm đối với mỗi công dân đối với đất nước.
Đối với những học sinh mới bước vào lớp Một, những ngày đầu có thể các em còn chưa thuộc hết lời và nhạc nhưng cần phải dạy một cách cẩn thận và các em cũng sẽ quen. Những học sinh nhỏ tuổi thường bắt nhịp rất nhanh với âm nhạc. Trách nhiệm của người lớn là cần phải duy trì các hoạt động để các em học sinh được hát Quốc ca thường xuyên.
Mỗi khi nghe bài Quốc ca vang lên trên đấu trường thể thao khu vực, quốc tế hay bất chợt nghe trên đường phố khi ra nước ngoài, tôi cảm thấy rất xúc động. Bài Quốc ca khi đó đánh thức ý thức dân tộc, đánh thức tinh thần, hồn sông núi dân tộc.
Mỗi lần hát Quốc ca tôi đều thấy tự hào, rạo rực vì Quốc ca không chỉ bài hát bình thường mà chính là hội tụ lòng tự hào dân tộc, sự dũng cảm chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, xây dựng Tổ quốc trong bao nhiêu năm.
Quốc ca trở thành bài ca vĩ đại của mỗi dân tộc. Mỗi lần bài Quốc ca vang lên là tôi cảm giác được niềm tự hào, trách nhiệm đối với đất nước , quê hương.
Khi còn đi học, tôi cảm thấy xúc động khi hát Quốc ca nhưng lòng tự hào lúc đó chưa được hình thành và trọn vẹn như bây giờ. Tuổi càng cao, lời bài quốc ca như thẩm thấu, sâu sắc hơn, ý thức tự hào dân tộc ngày càng cao.
Phạm Thịnh (ghi)
GS Lê Văn Lan: Hát Quốc ca với tôi thiêng liêng lắm!
Bộ GD-ĐT vừa ra chỉ thị tăng cường và nâng cao hiệu quả một số hoạt động giáo dục cho học sinh, sinh viên trong các cơ sở GD-ĐT. Chỉ thị nêu rõ: "Tại Lễ chào Cờ Tổ quốc ở các cơ sở giáo dục, đào tạo, toàn thể cán bộ, nhà giáo, học sinh, sinh viên hát Quốc ca".
GS Lê Văn Lan đã chia sẻ chính câu chuyện về lần hát Quốc ca đặc biệt nhất trong cuộc đời mình.
GS Lê Văn Lan chia sẻ rằng mỗi khi được hát Quốc ca đối với ông rất thiêng liêng |
Tôi được biết quyết định yêu cầu học sinh, hát Quốc ca rất nhiều lần trong một vài năm trước đây. Vậy tại sao lần này lại ra quyết định một lần nữa. Sự việc này nhùng nhằng nhiều lần rồi cũng không làm được.
Từ lâu chúng ta cũng đã có quy định ở các hội nghị, chương trình mang tính nghi thức, mọi người phải hát Quốc ca nhưng cũng không thấy mấy ai thực hiện. Ở những hội nghị này, mặc dù đã có quy định tất cả mọi người phải hát Quốc ca nhưng lại được thực hiện một cách yếu ớt, gượng gạo, thậm chí là giả tạo.
Tôi cảm thấy rất chán nản khi thấy trong các dịp đó, người thì không mở miệng, người thì mấp máy, có người lại không có hành động gì.
Hát mà không nhiệt tình, không hăng hái mà chỉ mấp máy mồm thì cũng không có tác dụng. Không biết chỉ thị lần này của Bộ GD-ĐT có quy định cụ thể cách thức hát Quốc ca như thế nào hay không?
Theo tôi thì phải yêu cầu cách thức, phong thái khi hát Quốc ca. Không thể hát Quốc ca một cách gượng gạo, lẩm bẩm trong miệng.
Tôi từ khi lên 10 tuổi đã được hát Quốc ca. Việc hát Quốc ca đối với tôi thiêng liêng lắm, say sưa lắm. Sau gần 70 năm, tôi vẫn luôn hát Quốc ca với tất cả tâm hồn và tất cả ý thức của mình về niềm tự hào dân tộc, tình yêu đất nước. Tất cả những điều đó được gửi gắm vào trong bài hát Quốc ca. Mỗi lần được hát, tôi điều hát Quốc ca với những tình cảm đó.
Tôi còn nhớ năm 1945, khi ấy tôi khoảng 10 tuổi. Tôi đã ra hồ Hoàn Kiếm để tham gia vào trò chơi trận giả đánh giặc ngoại xâm. Đấy là lần đầu tiên tôi được nghe và hát Quốc ca.
Dù đã cách đây gần 70 năm nhưng cảm xúc trong tôi vẫn còn nguyên vẹn. Lần đầu tiên tôi có cảm xúc thăng hoa trong tâm hồn. Đó là cảm xúc của một đứa trẻ lần đầu tiên được gặp gỡ thực sự với cách mạng. Tôi gặp gỡ với cách mạng chính qua bài hát Quốc ca.
GS Lê Văn Lan đã phải xúc động "nổi da gà" và rơi nước mắt khi chứng kiến những em học sinh khiếm thính trường PTCS Xã Đàn hát Quốc ca bằng tay (Ảnh: Phạm Thịnh) |
Đó là giọt nước mắt của hạnh phúc khi thấy Quốc ca của dân tộc được vang lên trên các đấu trường quốc tế. Đó còn là cảm xúc tự hào.
Tôi cũng đã từng được chứng kiến cảnh các em học sinh khiếm thính trường PTCS Xã Đàn hát Quốc ca bằng tay. Đấy là lần khiến tôi phải vừa rớt nước mắt, lại vừa nổi da gà.
Để việc hát Quốc ca trở thành sự tự nguyện trong mỗi người dân thì điều quan trọng cần phải giáo dục cho các em học sinh, đặc biệt là những học sinh bắt đầu đi học lớp Một về ý thức, lòng yêu nước, tự hào dân tộc qua chính việc hát Quốc ca.
Ông Lê Như Tiến – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên, Nhi đồng Quốc hội
Ông Lê Như Tiến – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên, Nhi đồng Quốc hội |
Quốc ca là hồn thiêng của dân tộc, hun đúc từ bao năm, trở thành khí thiêng sông núi, thôi thúc lòng tự hào, tự tôn dân tộc. Quốc ca là bài ca chính thức của một đất nước.
Trong các nghi thức, các hoạt động thể thao, nghệ thuật, người ta thường chào cờ, hát Quốc ca để đánh thức niềm tự hào dân tộc, ý thức trách nhiệm đối với mỗi công dân đối với đất nước.
Đối với những học sinh mới bước vào lớp Một, những ngày đầu có thể các em còn chưa thuộc hết lời và nhạc nhưng cần phải dạy một cách cẩn thận và các em cũng sẽ quen. Những học sinh nhỏ tuổi thường bắt nhịp rất nhanh với âm nhạc. Trách nhiệm của người lớn là cần phải duy trì các hoạt động để các em học sinh được hát Quốc ca thường xuyên.
Quốc ca là hồn thiêng dân tộc |
Mỗi khi nghe bài Quốc ca vang lên trên đấu trường thể thao khu vực, quốc tế hay bất chợt nghe trên đường phố khi ra nước ngoài, tôi cảm thấy rất xúc động. Bài Quốc ca khi đó đánh thức ý thức dân tộc, đánh thức tinh thần, hồn sông núi dân tộc.
Mỗi lần hát Quốc ca tôi đều thấy tự hào, rạo rực vì Quốc ca không chỉ bài hát bình thường mà chính là hội tụ lòng tự hào dân tộc, sự dũng cảm chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, xây dựng Tổ quốc trong bao nhiêu năm.
Quốc ca trở thành bài ca vĩ đại của mỗi dân tộc. Mỗi lần bài Quốc ca vang lên là tôi cảm giác được niềm tự hào, trách nhiệm đối với đất nước , quê hương.
Khi còn đi học, tôi cảm thấy xúc động khi hát Quốc ca nhưng lòng tự hào lúc đó chưa được hình thành và trọn vẹn như bây giờ. Tuổi càng cao, lời bài quốc ca như thẩm thấu, sâu sắc hơn, ý thức tự hào dân tộc ngày càng cao.
Phạm Thịnh (ghi)
Bình luận