• Zalo

Quái gở hủ tục mẹ và con gái cưới chung một chồng

Tổng hợpThứ Sáu, 18/03/2016 06:54:00 +07:00Google News

Cô không ngờ mình cũng trở thành vợ của bố dượng kể từ lúc đó vì một hủ tục mẫu hệ kinh dị của dân tộc Mandi.

Mẹ của Orola Dalbot (ở Bangladesh), tái giá cách đây 27 năm, khi cô mới 3 tuổi. Tuy nhiên, Orola không ngờ mình cũng trở thành vợ của bố dượng kể từ lúc đó vì một hủ tục mẫu hệ kinh dị của dân tộc Mandi.



Siêu tảo hôn

Khi còn là một đứa trẻ, Orola Dalbot (28 tuổi) luôn sống vui vẻ, hạnh phúc bên mẹ và người chồng thứ hai của bà. Bố của cô đã qua đời từ khi cô còn rất nhỏ và không lâu sau đó, mẹ của cô đã đi bước nữa với Noten, một người đàn ông trẻ hơn bà. 

Noten là một người đàn ông khá đẹp trai với nụ cười luôn rạng rỡ trên khuôn miệng rộng. Cô bé Orola khi đó luôn cho rằng mẹ mình là một người thật may mắn khi có người chồng như Noten và ao ước khi lớn lên sẽ tìm được một người chồng giống như bố dượng.

Đến tuổi dậy thì, Orola đã phát hiện ra một sự thật mà cô không thể nào ngờ được. Đó là cô đã là vợ của Noten từ khi mới 3 tuổi. Đám cưới của cô được tổ chức "ghép" trong đám cưới của mẹ với Noten theo đúng chế độ mẫu hệ của dân tộc Mandi. 

Khi phát hiện ra sự thật, Orola chỉ muốn chạy trốn ra khỏi ngôi nhà đó. Tuy nhiên, bà Mittamoni, hiện 51 tuổi đã động viên cô và nói rằng cô phải chấp nhận điều này vì đó là truyền thống.

Hai mẹ con Orola có chung chồng
Hai mẹ con Orola có chung chồng 

Orola cho biết, khi bố cô qua đời mẹ cô mới 25 tuổi và bà không muốn sẽ phải sống cảnh đơn chiếc suốt quãng đời còn lại. Vì lẽ đó, những người trong bộ tộc đã đề nghị Noten, khi đó mới 17 tuổi trở thành chồng mới của Mittamoni với điều kiện anh sẽ được cưới luôn Orola. 

Dù rất ngưỡng mộ người bố dượng nhưng nghĩ tới việc mình sẽ ăn nằm với chồng của mẹ, bố của hai đứa em khiến Orola thấy vô cùng đau khổ.

Orola đã từng cố gắng vùng vẫy để thoát khỏi vai trò mới của mình. Cô đã lấy trộm tiền của nhà rồi trốn tới thành phố Madhupur để mua sắm và xem phim. Cô muốn được một ngày sống thoải mái, được làm những thứ mà mình thích bởi cô biết rằng, khi đã trở thành vợ, thành mẹ, sẽ không ai mua tặng cô bất cứ món đồ nào.

Videp: Hủ tục hiến tế ở Uganda

Noten bắt đầu cuộc sống vợ chồng với Orola khi cô mới 15 tuổi. Bà Mittamoni biết rằng việc chồng mình và con gái có quan hệ vợ chồng với nhau là không thể tránh khỏi. 

Bà trở nên căm ghét con khi thấy chồng thích ở bên Orola hơn và không ngó ngàng gì tới mình. Orola buồn rầu cho biết, mẹ đã từng bỏ vài loại cỏ lạ vào thức ăn của cô khiến cô bị nôn mửa. 

Khi cô bị ốm, bà có điều kiện được gần gũi chồng và điều này làm bà hạnh phúc. Chính Orola cũng phải thốt lên rằng chính tục lệ này đã giết chết tình mẹ con của họ. Giữa họ bây giờ chỉ tồn tại sự ganh ghét và đố kị.

Hủ tục vẫn chưa bị xóa bỏ

Trong cộng đồng người Mandi, một bộ tộc ít người sống ở vùng miền núi hẻo lánh của Ấn Độ và Bangladesh, những phụ nữ góa chồng muốn tái hôn phải chọn được người đàn ông cùng bộ tộc với người chồng quá cố. 

Người đàn ông này nhất thiết phải là trai tân và thông thường là những anh chàng trẻ tuổi. Theo tục lệ, để "bù đắp" cho sự thiệt thòi của người chồng sau, người phụ nữ nhất thiết phải chọn một trong số các cô con gái của mình để trở thành vợ hai của chồng. 

Người vợ hai này sẽ thay mẹ phục vụ và chăm sóc người chồng, thậm chí phục vụ cả chuyện vợ chồng khi cô bé đến tuổi dậy thì.

Orola cùng chồng và cũng là cha dượng của mình
Orola cùng chồng và cũng là cha dượng của mình 

Theo người Mandi, việc cô con gái sẽ lấy chung chồng với mẹ sẽ có lợi ở hai điểm. Đầu tiên, một người phụ nữ trẻ sẽ giúp gia đình người chồng "sản xuất" thêm em bé. 

Sau đó, việc hai mẹ con chung chồng có nghĩa là người mẹ sẽ là người nắm mọi quyền lực trong gia đình còn cô con gái sẽ giúp mẹ bảo vệ tài sản và thay mẹ nắm quyền hành khi bà qua đời.

Hầu hết các cặp vợ chồng trên thế giới đều nhận thấy rằng hôn nhân không chỉ là tình dục mà còn ràng buộc nhau về trách nhiệm, về kinh tế... Với người Mandi cũng vậy. Họ cũng không nằm ngoài quy luật đó. 

Vì người Mandi theo tục mẫu hệ nên một chàng trai sẽ phải lấy một bà góa và cô con gái của bà theo sự sắp xếp của hai người phụ nữ có quyền hành nhất của hai gia đình. Hôn nhân của người Mandi dựa trên sự tương xứng về tài sản giữa hai gia đình.

Nhiều phụ nữ Mandi khẳng định rằng tục lệ này là một sự bất công tuyệt đối với những cô gái trẻ. Họ không có quyền lựa chọn hạnh phúc cho mình và chính tục lệ này đã phá vỡ đi tình mẫu tử thiêng liêng giữa mẹ và con gái. 

Bất cứ cuộc hôn nhân nào theo tục này đều dẫn tới cảnh hai mẹ con trở thành kẻ thù, bằng mặt mà không bằng lòng bởi khi các cô con gái đến tuổi dậy thì, các ông chồng thường bỏ quên những bà vợ già và suốt ngày chỉ quấn lấy người vợ trẻ.

Chính điều này khiến những bà vợ già thấy tức tối và ganh tị với chính đứa con gái mà giờ đây đã trở thành vợ của chồng mình.



Nguồn: Mộc Mộc (Dịch từ Marieclaire -Tuổi trẻ thủ đô)
Bình luận
vtcnews.vn