Việc phát hiện ra một bộ xương sọ hoàn chỉnh có từ cách đây 1,8 triệu năm đã khiến lịch sử về cách người hiện đại tiến hóa từ tổ tiên trước đó ở châu Phi có thể phải viết lại – theo các nhà khoa học Thụy Sĩ.
Bộ xương sọ ở Georgia của một tổ tiên cổ xưa, được gọi với cái tên Xương sọ 5, ám chỉ rằng tất cả các chủng tộc Homo từng là một.
Nghiên cứu cho rằng những thành viên đầu tiên của giống người Homo, bao gồm Homo rudolfensis, Homo erectus thuộc về cùng loài và đơn giản chỉ trông khác nhau. Điều này khiến hệ thống phân loại tổ tiên sớm nhất của loài người phải thay đổi.
Chúng ta vốn nghĩ rằng các đặc điểm khác nhau giữa những hóa thạch người Homo cho thấy họ là các chủng người khác nhau, nhưng phát hiện trên đã nghi ngờ quan niệm đó.
Hộp sọ của Skull 5 chỉ khoảng 546 cm3 và nó cho thấy loài người đầu tiên có não nhỏ hơn mặc dù có các chi và kích cỡ thân thể giống người hiện đại |
Các nhà khoa học từ Viện Nhân loại học và Bảo tàng ở Zurich cho biết Xương sọ 5 cho thấy, thay vì cho rằng một số chủng tộc Homo có khác biệt do điều kiện sinh thái, thực ra một chủng tộc Homo có thể đối phó với một loạt các hệ sinh thái đã xuất hiện từ châu Phi khoảng 2 triệu năm trước.
Các nhà khoa học đã nghiên cứu bộ xương sọ khai quật ở Dmanisi, Georgia và thấy rằng không giống với các hóa thạch Homo khác. Xương sọ 5 gồm 1 hộp sọ nhỏ cùng với khuôn mặt dài và răng lớn. Xương sọ này được phát hiện cùng với hài cốt của 4 tổ tiên khác của loài người, một loạt xương hóa thạch động vật và một số công cụ bằng đá. Tất cả đều ở cùng địa điểm và cùng thời gian khiến phát hiện này thực sự hiếm có.
Địa điểm khai quật trên đã cung cấp cho các nhà khoa học cơ hội đầu tiên để so sánh những đặc điểm vật lý của tổ tiên loài người vốn cùng tồn tại tại cùng một thời điểm, cùng một không gian địa lý.
Sự khác biệt giữa những hóa thạch này không hề rõ ràng hơn những hóa thạch giữa 5 người hiện đại hay 5 con tinh tinh – các nhà khoa học nói.
Phát hiện trên cho rằng, từ rất sớm, các hóa thạch người Homo cùng với nguồn gốc từ châu Phi của họ, thực sự đã có sự khác nhau giữa các thành viên của một dòng dõi.
Nhà khoa học Christoph Zollikofer của bảo tàng Thụy Sĩ nói: “Nếu hộp sọ và khuôn mặt của Skull 5 được tìm thấy như những hóa thạch tách biệt ở những nơi khác nhau tại châu Phi, thì chúng có thể thuộc về chủng loại khác nhau, bởi vì Skull 5 có một số đặc điểm quan trọng như là hộp sọ nhỏ và mặt lớn – điều chưa bao giờ thấy ở một hóa thạch Homo từ trước tới nay”.
Với những đặc điểm vật lý đa dạng, những hóa thạch liên quan với Skull 5 tại Dmanisi có thể so sánh với các hóa thạch người Homo khác nhau, bao gồm những hóa thạch được tìm thấy ở châu Phi, có từ 2,4 triệu năm trước cũng như là những hóa thạch khai quật ở châu Á và châu Âu có từ 1,8 đến 1,2 triệu năm trước.
TheoGD&TĐ
Bình luận