Thế giới đang thay đổi từng giờ, từng ngày, mọi thứ đều phải đổi mới và mỗi quốc gia cũng cần có những thay đổi để thích ứng với sự phát triển của thời cuộc.
Chỉ còn chưa đầy một tháng nữa, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII sẽ diễn ra. Đến thời điểm này, Đảng đã tròn 85 tuổi, với 70 năm lãnh đạo đất nước.
Là con trai của một người Cộng sản đã hy sinh cả cuộc đời mình cho đất nước, tôi có một khao khát tột cùng, là Đảng sẽ thực sự vững mạnh, sẽ thực sự là Đảng của dân tộc, của nhân dân, quên mình vì lợi ích của dân tộc, của nhân dân…
Nhưng những đêm vắt trán nằm suy nghĩ về đất nước, tôi hiểu chúng ta còn thiếu và sai nhiều. Một trong những cái sai đó là chúng ta chưa thực sự biết tin dân!
Ở châu Âu, Thụy Sĩ là một quốc gia nhỏ bé, không giáp biển, không tài nguyên thiên nhiên. Đất nước Thụy Sĩ không có ngôn ngữ chung: 40% nói tiếng Pháp, 30% nói tiếng Đức, 20% nói tiếng Italia và một số nói thổ ngữ…
Nhưng nước Thụy Sĩ có thịnh vượng không? Rất thịnh vượng!
Vì sao nước Thụy Sĩ thịnh vượng, với hoàn cảnh đất nước phức tạp như thế?
Đó là vì cái gì họ cũng trưng cầu dân ý. Mọi quyết định lớn nhỏ của đất nước giàu có đó, đều được Chính phủ Thụy Sỹ thực hiện trưng cầu dân ý, hỏi ý kiến nhân dân.
Khi Chính phủ trưng cầu dân ý có nên hạn chế lương của người giám đốc công ty chỉ được cao hơn 12 lần so với lương của công nhân không? Người Thụy Sĩ bảo không. Họ nói người tài đã ít, chúng ta muốn giàu thì phải tôn trọng người tài!
Khi Chính phủ hỏi nhân dân, người Pháp làm 35 giờ một tuần, chúng ta có nên làm theo không? Người Thụy Sĩ nói không, nước mình nghèo nên mình vẫn phải làm 40 giờ một tuần… Nhờ đó, Chính phủ Thụy Sĩ biết nhân dân cần gì, muốn gì. Mọi quyết định hệ trọng của đất nước đều được sự góp ý và đồng thuận của nhân dân.
Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan khi sang gặp Tổng thống Thụy Sĩ, đã từng được Tổng thống Thụy Sĩ tiếp đón trong một bốt bưu điện, với chỉ một cái giường, một cái bàn, hai cái ghế. Theo luật, Tổng thống nước họ không được ở khách sạn mà phải ở nhà của bưu điện. Và người làm Tổng thống của họ không có quyền hành gì ghê gớm mà là do các Bộ trưởng thay nhau làm tổng thống trong vài tháng. Tổng thống chỉ đơn thuần sẽ có vai trò báo cáo lại với nhân dân. Nghĩa là ở đất nước đó, người dân giám sát chính phủ một cách gần như tuyệt đối và có quyền đồng ý hay phủ quyết với mọi việc chính phủ làm.
Đó chính là ví dụ rõ nét nhất về sự giám sát và làm chủ của nhân dân.
Đó là lý do khiến Thụy Sĩ trở thành quốc gia được cả thế giới tôn trọng về những thành tựu đã đạt được.
Việc thừa nhận vai trò của người dân và lắng nghe ý kiến của người dân là bài học mà chúng ta phải học từ đất nước này!
Năm 1284, khi quân Nguyên Mông mang 50 vạn quân xâm lược nước ta lần thứ hai, nhà Trần đã biết tổ chức Hội nghị Diên Hồng, để hỏi ý kiến nhân dân về việc chủ hoà hay chủ chiến. Nhờ nhân dân cả nước đồng lòng đánh giặc, nhà Trần đã đánh bại đội quân hùng mạnh nhất thế giới khi đó.
Nghĩa là từ cả nghìn năm trước, những người đứng đầu đất nước ta thời kỳ đó đã biết hỏi ý kiến nhân dân, biết tin nhân dân, và biết cách để quân dân trên dưới một lòng trong những quyết định lớn lao của dân tộc.
Và thực tế đã chứng minh, khi có được sự đồng lòng, thì một dân tộc nhỏ bé cũng có thể trở thành vĩ đại. Cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc ta cũng mang vóc dáng đó, và cũng vì thế mà ta đã chiến thắng được Mỹ.
Nhưng ngày hôm nay, Đảng còn tin vào sự sáng suốt của dân như đã từng tin trong quá khứ hay không?
Tôi vẫn thường nghĩ đi nghĩ lại, là tại sao, Đảng Cộng sản Việt Nam chọn con đường theo tư tưởng của Karl Marx, lấy giai cấp công nhân là nòng cốt, ngay từ thuở ban đầu chưa có thành công gì mà lại có thể hấp dẫn quần chúng nhân dân ở một đất nước nông nghiệp như nước ta thuở trước? Điều đặc biệt là Đảng đã thu hút được những người tinh túy nhất của xã hội vào trong lòng nó, hấp dẫn được cả dân tộc tham gia vào sự nghiệp đó.
Năm xưa, khi bà mẹ miền Bắc gửi con vào miền Nam đánh giặc, khi bà má miền Nam đào hầm nuôi giấu bộ đội, họ - những người phụ nữ ấy, chẳng thể hiểu thế nào là Chủ nghĩa Xã hội, cũng chẳng biết ông Karl Marx, ông Lenin là ai. Nhưng họ vẫn theo Đảng, theo Bác Hồ. Không phải họ chọn chúng ta vì lý thuyết đó, mà vì thời điểm ấy, ngay khi ra đời Đảng đã đặt mục đích của giai cấp, mục tiêu của giai cấp nằm trong lòng mục đích, mục tiêu của dân tộc.
Chưa bao giờ ở thời đó Đảng đặt vị trí của giai cấp, vị trí của Đảng lên cao hơn mục đích, lý tưởng của cả dân tộc này. Và khi biết đặt mục đích của dân tộc, của đất nước lên cao, không phải vì một nhóm người nào, Đảng đã quy tụ được những người ưu tú nhất vào trong hàng ngũ của mình và có được sự ủng hộ mãnh liệt nhất của cả đất nước này. Suốt một thời gian dài, Đảng gần như dựa hết vào người dân, người dân nuôi, người dân bảo vệ, người dân ủng hộ. Người Cộng sản có thể gửi gắm cả tính mạng mình cho nhân dân khi bị kẻ thù uy hiếp.
Nhưng khi sự nghiệp lớn đã thành công, những người Cộng sản trở thành những người lãnh đạo đất nước, họ dần dần trở thành giai cấp cầm quyền và có lúc “nhìn xuống” nhân dân của mình.
Bác Hồ nói “người lãnh đạo là người đầy tớ của nhân dân”. Nhưng một số người Cộng sản, khi đã trở thành quan chức, khi đã đi xe hơi, ở nhà lầu thì họ không còn nhìn thấy phần “đầy tớ” thực thụ của họ trước nhân dân. Tôi cho anh quyền ở cái nhà này, đi cái xe này, nhưng anh phải làm như trâu như ngựa cho tôi. Đó mới là thân phận thực sự, là ý nghĩa thực sự, bản chất thực sự của hai từ “đầy tớ”.
Cũng có nghĩa là, anh chỉ là người lái xe ôtô, còn người chủ thực sự là tất cả những người mua xe đó, ngồi trong xe đó, và bất kể anh muốn lái chiếc xe đó đi theo con đường nào, lái nhanh hay lái chậm, đều phải có được sự đồng thuận từ chủ nhân thực sự của nó, là nhân dân.
Người lãnh đạo ở Thụy Sĩ hiểu một điều, nếu người dân không đồng ý thì anh sẽ không được nắm quyền. Quyền đó là người dân trao cho anh, chứ không phải tự anh sinh ra đã có.
Người Cộng sản Việt Nam cũng phải hiểu điều đó!
Nhưng tôi vẫn lo sợ rằng, cách mà chúng ta đang điều hành bây giờ có thể đó đây phần nào đã làm lu mờ đi vai trò của nhân dân với tư cách “làm chủ”.
Những cụm từ “Đảng soi đường”, “Đảng chỉ lối”, “Đảng dẫn dắt” mà chúng ta vẫn hay dùng, vô hình trung đã khiến cho tất cả chúng ta đều có cảm giác Đảng đang vượt lên cả dân tộc và làm cho vai trò rất lớn của nhân dân phần nào bị lu mờ đi. Tôi rất lo sợ, qua năm tháng, chính những câu chữ đó cũng đã tạo ra sự ngộ nhận cho chính những người trong Đảng. Nhưng người Cộng sản không được phép quên rằng, Đảng sinh ra là từ dân tộc này, tồn tại được cũng nhờ dân tộc này, vinh quang được cũng là nhờ dân tộc này, thành công này cũng là do cả dân tộc cùng đồng lòng trả bằng xương bằng máu. Vượt lên trên dân tộc là điều không bao giờ được phép!
Năm nay là tròn 70 năm Đảng lãnh đạo đất nước, nhưng theo tôi nhớ chúng ta chưa một lần trưng cầu ý dân. Phải mãi đến ngày 25/11/2015, đúng một tháng trước, sau rất nhiều lần nâng lên đặt xuống, Luật Trưng cầu dân ý mới được Quốc hội chính thức thông qua, trong khi đó đáng lẽ là điều phải làm từ lâu lắm rồi!
Lẽ nào đất nước mình tốt đẹp đến mức, hùng mạnh đến mức không còn bất cứ vấn đề nào cần thiết để trưng cầu ý dân?
Tất cả chúng ta đều biết sự thật không phải vậy! Những người đứng đầu Đảng và Nhà nước đã báo động về sự tồn vong của Đảng, sự tồn vong của dân tộc trước sự tha hoá của một bộ phận không nhỏ đảng viên. Những ai thẳng thắn nhất, sòng phẳng nhất đều phải đối diện với sự thật này.
Một đảng cộng sản đã từng được nhân dân che chở từ những ngày đầu, nhờ nhân dân mà trở nên hùng mạnh, nhờ dân tộc mà trở thành Đảng lãnh đạo, không có lý do gì lại không nhờ nhân dân hiến kế để sửa chữa những vấn đề của mình.
Nếu không làm được việc này, chỉ có thể là vì chúng ta đã chưa thực sự tin vào nhân dân và không hiểu được đến tận cùng sức mạnh của nhân dân. Mà, muốn tin nhân dân, thì phải có trí tuệ, phải có lòng dũng cảm.
Tôi mãi băn khoăn một điều, tại sao ở nước ta, hình thức bầu cử là “Đảng cử, dân bầu” mà không phải là “Đảng cử, dân cử, dân bầu”, để nhân dân cũng được quyền trực tiếp đề cử và lựa chọn những người lãnh đạo mà họ thực sự mong muốn?
Tôi cũng mãi băn khoăn một điều, khi Quốc hội - cơ quan đại diện cho nhân dân giám sát Đảng và Nhà nước mà lại có đến 90% là đảng viên thì mình sẽ hình dung được cách làm của Quốc hội như thế nào? Khi một cơ quan của dân và không nhiều người dân ở trong đó đến như vậy, thì chúng ta đã tin dân hay chưa? Tất nhiên Quốc hội đang phấn đấu thay đổi tỷ lệ này trong khóa tới.
Với những chính sách ràng buộc khiến 90% đại biểu Quốc hội là đảng viên, vô hình trung, chúng ta đã khiến Quốc hội không còn là cơ quan nói lên tiếng nói của dân. Mà cơ quan dân cử phải là của dân, đó là lẽ đương nhiên. Những sự ràng buộc đó chỉ chứng tỏ rằng bản thân chúng ta không tự tin vào sự sáng suốt của người dân, chúng ta không đủ dũng cảm để tin vào người dân như chúng ta đã từng tin trong quá khứ.
Trước đây sự sống còn của Đảng là do người dân, và tất cả những đảng viên đều hiểu điều đó. Vậy mà giờ đây, khi vận mệnh của Đảng đang khó khăn như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói, chúng ta lại không dám hỏi ý kiến dân.
Trước đây khi chúng ta muốn nói điều gì với dân, chỉ dùng một tờ truyền đơn là người dân tin. Trong khi đó hiện chúng ta có đến khoảng 800 đầu báo mà chúng ta lại lo sợ nhân dân sẽ hiểu sai về Đảng khi đọc những tiếng nói trái chiều trên những trang báo lề trái. Đó là điều phi lý mà tôi không cắt nghĩa được.
Lẽ nào chúng ta không đủ tự tin vào sự nhận thức của nhân dân? Vào khả năng phân biệt đúng sai của nhân dân trước những luận điệu đó?
Thật ra có lẽ điều đáng sợ nhất hôm nay, điều mà người Cộng sản nên lo lắng nhất hôm nay, không phải là những bài viết mà chúng ta quy kết là “phản động”, là “chống phá” trên mạng xã hội. Điều đáng sợ là tại sao người dân bây giờ lại ít mua báo?
Ngày xưa những bài báo làm nức lòng người nhất là trên báo Nhân Dân, ngược lại ngày nay những tờ báo như vậy hầu như không bán được ở sạp, vậy mà không lãnh đạo nào để ý, hay cảm thấy lo lắng, khi mà điều đó đã đánh động rằng, tiếng nói của Đảng và dân đang ngày càng cách xa nhau.
Thế giới đang thay đổi theo từng giờ, từng ngày. Mọi thứ đều phải đổi mới, đương nhiên dòng sông không chảy thì sẽ thành một vũng nước, con chim không đập cánh thì sẽ trở thành một bộ xương ở gốc cây và cá nhân một người Cộng sản, mặc dù vẫn là con người ấy, chính thể ấy nhưng vẫn phải đổi thay từng bước. Ngày hôm nay, Đảng Cộng sản cũng cần phải thay đổi để tránh những nguy cơ ấy.
Đầu tiên, có lẽ là học cách tin vào sự sáng suốt của nhân dân!
TS Lê Kiên Thành
Chỉ còn chưa đầy một tháng nữa, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII sẽ diễn ra. Đến thời điểm này, Đảng đã tròn 85 tuổi, với 70 năm lãnh đạo đất nước.
Là con trai của một người Cộng sản đã hy sinh cả cuộc đời mình cho đất nước, tôi có một khao khát tột cùng, là Đảng sẽ thực sự vững mạnh, sẽ thực sự là Đảng của dân tộc, của nhân dân, quên mình vì lợi ích của dân tộc, của nhân dân…
Tiến sĩ Toán - Lý Lê Kiên Thành, con trai cố Tổng Bí thư Lê Duẩn. |
Ở châu Âu, Thụy Sĩ là một quốc gia nhỏ bé, không giáp biển, không tài nguyên thiên nhiên. Đất nước Thụy Sĩ không có ngôn ngữ chung: 40% nói tiếng Pháp, 30% nói tiếng Đức, 20% nói tiếng Italia và một số nói thổ ngữ…
Nhưng nước Thụy Sĩ có thịnh vượng không? Rất thịnh vượng!
Vì sao nước Thụy Sĩ thịnh vượng, với hoàn cảnh đất nước phức tạp như thế?
Đó là vì cái gì họ cũng trưng cầu dân ý. Mọi quyết định lớn nhỏ của đất nước giàu có đó, đều được Chính phủ Thụy Sỹ thực hiện trưng cầu dân ý, hỏi ý kiến nhân dân.
Khi Chính phủ trưng cầu dân ý có nên hạn chế lương của người giám đốc công ty chỉ được cao hơn 12 lần so với lương của công nhân không? Người Thụy Sĩ bảo không. Họ nói người tài đã ít, chúng ta muốn giàu thì phải tôn trọng người tài!
Khi Chính phủ hỏi nhân dân, người Pháp làm 35 giờ một tuần, chúng ta có nên làm theo không? Người Thụy Sĩ nói không, nước mình nghèo nên mình vẫn phải làm 40 giờ một tuần… Nhờ đó, Chính phủ Thụy Sĩ biết nhân dân cần gì, muốn gì. Mọi quyết định hệ trọng của đất nước đều được sự góp ý và đồng thuận của nhân dân.
Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan khi sang gặp Tổng thống Thụy Sĩ, đã từng được Tổng thống Thụy Sĩ tiếp đón trong một bốt bưu điện, với chỉ một cái giường, một cái bàn, hai cái ghế. Theo luật, Tổng thống nước họ không được ở khách sạn mà phải ở nhà của bưu điện. Và người làm Tổng thống của họ không có quyền hành gì ghê gớm mà là do các Bộ trưởng thay nhau làm tổng thống trong vài tháng. Tổng thống chỉ đơn thuần sẽ có vai trò báo cáo lại với nhân dân. Nghĩa là ở đất nước đó, người dân giám sát chính phủ một cách gần như tuyệt đối và có quyền đồng ý hay phủ quyết với mọi việc chính phủ làm.
Đó chính là ví dụ rõ nét nhất về sự giám sát và làm chủ của nhân dân.
Đó là lý do khiến Thụy Sĩ trở thành quốc gia được cả thế giới tôn trọng về những thành tựu đã đạt được.
Việc thừa nhận vai trò của người dân và lắng nghe ý kiến của người dân là bài học mà chúng ta phải học từ đất nước này!
Năm 1284, khi quân Nguyên Mông mang 50 vạn quân xâm lược nước ta lần thứ hai, nhà Trần đã biết tổ chức Hội nghị Diên Hồng, để hỏi ý kiến nhân dân về việc chủ hoà hay chủ chiến. Nhờ nhân dân cả nước đồng lòng đánh giặc, nhà Trần đã đánh bại đội quân hùng mạnh nhất thế giới khi đó.
Nghĩa là từ cả nghìn năm trước, những người đứng đầu đất nước ta thời kỳ đó đã biết hỏi ý kiến nhân dân, biết tin nhân dân, và biết cách để quân dân trên dưới một lòng trong những quyết định lớn lao của dân tộc.
Và thực tế đã chứng minh, khi có được sự đồng lòng, thì một dân tộc nhỏ bé cũng có thể trở thành vĩ đại. Cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc ta cũng mang vóc dáng đó, và cũng vì thế mà ta đã chiến thắng được Mỹ.
Nhưng ngày hôm nay, Đảng còn tin vào sự sáng suốt của dân như đã từng tin trong quá khứ hay không?
Tôi vẫn thường nghĩ đi nghĩ lại, là tại sao, Đảng Cộng sản Việt Nam chọn con đường theo tư tưởng của Karl Marx, lấy giai cấp công nhân là nòng cốt, ngay từ thuở ban đầu chưa có thành công gì mà lại có thể hấp dẫn quần chúng nhân dân ở một đất nước nông nghiệp như nước ta thuở trước? Điều đặc biệt là Đảng đã thu hút được những người tinh túy nhất của xã hội vào trong lòng nó, hấp dẫn được cả dân tộc tham gia vào sự nghiệp đó.
Năm xưa, khi bà mẹ miền Bắc gửi con vào miền Nam đánh giặc, khi bà má miền Nam đào hầm nuôi giấu bộ đội, họ - những người phụ nữ ấy, chẳng thể hiểu thế nào là Chủ nghĩa Xã hội, cũng chẳng biết ông Karl Marx, ông Lenin là ai. Nhưng họ vẫn theo Đảng, theo Bác Hồ. Không phải họ chọn chúng ta vì lý thuyết đó, mà vì thời điểm ấy, ngay khi ra đời Đảng đã đặt mục đích của giai cấp, mục tiêu của giai cấp nằm trong lòng mục đích, mục tiêu của dân tộc.
Chưa bao giờ ở thời đó Đảng đặt vị trí của giai cấp, vị trí của Đảng lên cao hơn mục đích, lý tưởng của cả dân tộc này. Và khi biết đặt mục đích của dân tộc, của đất nước lên cao, không phải vì một nhóm người nào, Đảng đã quy tụ được những người ưu tú nhất vào trong hàng ngũ của mình và có được sự ủng hộ mãnh liệt nhất của cả đất nước này. Suốt một thời gian dài, Đảng gần như dựa hết vào người dân, người dân nuôi, người dân bảo vệ, người dân ủng hộ. Người Cộng sản có thể gửi gắm cả tính mạng mình cho nhân dân khi bị kẻ thù uy hiếp.
Nhưng khi sự nghiệp lớn đã thành công, những người Cộng sản trở thành những người lãnh đạo đất nước, họ dần dần trở thành giai cấp cầm quyền và có lúc “nhìn xuống” nhân dân của mình.
Bác Hồ nói “người lãnh đạo là người đầy tớ của nhân dân”. Nhưng một số người Cộng sản, khi đã trở thành quan chức, khi đã đi xe hơi, ở nhà lầu thì họ không còn nhìn thấy phần “đầy tớ” thực thụ của họ trước nhân dân. Tôi cho anh quyền ở cái nhà này, đi cái xe này, nhưng anh phải làm như trâu như ngựa cho tôi. Đó mới là thân phận thực sự, là ý nghĩa thực sự, bản chất thực sự của hai từ “đầy tớ”.
Cũng có nghĩa là, anh chỉ là người lái xe ôtô, còn người chủ thực sự là tất cả những người mua xe đó, ngồi trong xe đó, và bất kể anh muốn lái chiếc xe đó đi theo con đường nào, lái nhanh hay lái chậm, đều phải có được sự đồng thuận từ chủ nhân thực sự của nó, là nhân dân.
Người lãnh đạo ở Thụy Sĩ hiểu một điều, nếu người dân không đồng ý thì anh sẽ không được nắm quyền. Quyền đó là người dân trao cho anh, chứ không phải tự anh sinh ra đã có.
Người Cộng sản Việt Nam cũng phải hiểu điều đó!
Nhưng tôi vẫn lo sợ rằng, cách mà chúng ta đang điều hành bây giờ có thể đó đây phần nào đã làm lu mờ đi vai trò của nhân dân với tư cách “làm chủ”.
Những cụm từ “Đảng soi đường”, “Đảng chỉ lối”, “Đảng dẫn dắt” mà chúng ta vẫn hay dùng, vô hình trung đã khiến cho tất cả chúng ta đều có cảm giác Đảng đang vượt lên cả dân tộc và làm cho vai trò rất lớn của nhân dân phần nào bị lu mờ đi. Tôi rất lo sợ, qua năm tháng, chính những câu chữ đó cũng đã tạo ra sự ngộ nhận cho chính những người trong Đảng. Nhưng người Cộng sản không được phép quên rằng, Đảng sinh ra là từ dân tộc này, tồn tại được cũng nhờ dân tộc này, vinh quang được cũng là nhờ dân tộc này, thành công này cũng là do cả dân tộc cùng đồng lòng trả bằng xương bằng máu. Vượt lên trên dân tộc là điều không bao giờ được phép!
Năm nay là tròn 70 năm Đảng lãnh đạo đất nước, nhưng theo tôi nhớ chúng ta chưa một lần trưng cầu ý dân. Phải mãi đến ngày 25/11/2015, đúng một tháng trước, sau rất nhiều lần nâng lên đặt xuống, Luật Trưng cầu dân ý mới được Quốc hội chính thức thông qua, trong khi đó đáng lẽ là điều phải làm từ lâu lắm rồi!
Lẽ nào đất nước mình tốt đẹp đến mức, hùng mạnh đến mức không còn bất cứ vấn đề nào cần thiết để trưng cầu ý dân?
Tất cả chúng ta đều biết sự thật không phải vậy! Những người đứng đầu Đảng và Nhà nước đã báo động về sự tồn vong của Đảng, sự tồn vong của dân tộc trước sự tha hoá của một bộ phận không nhỏ đảng viên. Những ai thẳng thắn nhất, sòng phẳng nhất đều phải đối diện với sự thật này.
Một đảng cộng sản đã từng được nhân dân che chở từ những ngày đầu, nhờ nhân dân mà trở nên hùng mạnh, nhờ dân tộc mà trở thành Đảng lãnh đạo, không có lý do gì lại không nhờ nhân dân hiến kế để sửa chữa những vấn đề của mình.
Nếu không làm được việc này, chỉ có thể là vì chúng ta đã chưa thực sự tin vào nhân dân và không hiểu được đến tận cùng sức mạnh của nhân dân. Mà, muốn tin nhân dân, thì phải có trí tuệ, phải có lòng dũng cảm.
Tôi mãi băn khoăn một điều, tại sao ở nước ta, hình thức bầu cử là “Đảng cử, dân bầu” mà không phải là “Đảng cử, dân cử, dân bầu”, để nhân dân cũng được quyền trực tiếp đề cử và lựa chọn những người lãnh đạo mà họ thực sự mong muốn?
Tôi cũng mãi băn khoăn một điều, khi Quốc hội - cơ quan đại diện cho nhân dân giám sát Đảng và Nhà nước mà lại có đến 90% là đảng viên thì mình sẽ hình dung được cách làm của Quốc hội như thế nào? Khi một cơ quan của dân và không nhiều người dân ở trong đó đến như vậy, thì chúng ta đã tin dân hay chưa? Tất nhiên Quốc hội đang phấn đấu thay đổi tỷ lệ này trong khóa tới.
Với những chính sách ràng buộc khiến 90% đại biểu Quốc hội là đảng viên, vô hình trung, chúng ta đã khiến Quốc hội không còn là cơ quan nói lên tiếng nói của dân. Mà cơ quan dân cử phải là của dân, đó là lẽ đương nhiên. Những sự ràng buộc đó chỉ chứng tỏ rằng bản thân chúng ta không tự tin vào sự sáng suốt của người dân, chúng ta không đủ dũng cảm để tin vào người dân như chúng ta đã từng tin trong quá khứ.
Trước đây sự sống còn của Đảng là do người dân, và tất cả những đảng viên đều hiểu điều đó. Vậy mà giờ đây, khi vận mệnh của Đảng đang khó khăn như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói, chúng ta lại không dám hỏi ý kiến dân.
Trước đây khi chúng ta muốn nói điều gì với dân, chỉ dùng một tờ truyền đơn là người dân tin. Trong khi đó hiện chúng ta có đến khoảng 800 đầu báo mà chúng ta lại lo sợ nhân dân sẽ hiểu sai về Đảng khi đọc những tiếng nói trái chiều trên những trang báo lề trái. Đó là điều phi lý mà tôi không cắt nghĩa được.
Lẽ nào chúng ta không đủ tự tin vào sự nhận thức của nhân dân? Vào khả năng phân biệt đúng sai của nhân dân trước những luận điệu đó?
Thật ra có lẽ điều đáng sợ nhất hôm nay, điều mà người Cộng sản nên lo lắng nhất hôm nay, không phải là những bài viết mà chúng ta quy kết là “phản động”, là “chống phá” trên mạng xã hội. Điều đáng sợ là tại sao người dân bây giờ lại ít mua báo?
Ngày xưa những bài báo làm nức lòng người nhất là trên báo Nhân Dân, ngược lại ngày nay những tờ báo như vậy hầu như không bán được ở sạp, vậy mà không lãnh đạo nào để ý, hay cảm thấy lo lắng, khi mà điều đó đã đánh động rằng, tiếng nói của Đảng và dân đang ngày càng cách xa nhau.
Thế giới đang thay đổi theo từng giờ, từng ngày. Mọi thứ đều phải đổi mới, đương nhiên dòng sông không chảy thì sẽ thành một vũng nước, con chim không đập cánh thì sẽ trở thành một bộ xương ở gốc cây và cá nhân một người Cộng sản, mặc dù vẫn là con người ấy, chính thể ấy nhưng vẫn phải đổi thay từng bước. Ngày hôm nay, Đảng Cộng sản cũng cần phải thay đổi để tránh những nguy cơ ấy.
Đầu tiên, có lẽ là học cách tin vào sự sáng suốt của nhân dân!
TS Lê Kiên Thành
Bình luận