• Zalo

PGS Văn Như Cương kể chuyện cõng mẹ 94 tuổi chơi Tết

Giáo dụcChủ Nhật, 10/02/2013 05:00:00 +07:00Google News

(VTC News)- Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo chia sẻ: “mình nhớ nhất hai chuyện đó là chuyện của cậu, và chuyện về một người khi mẹ sắp mất đã về xin bú mẹ một lần..."

(VTC News)- "Đó là Tết cuối cùng tôi về với mẹ tôi bởi tháng 10 là bà mất năm 94 tuổi. Tết năm đó đối với tôi rất đáng nhớ", PGS Văn Như Cương nhớ lại.

Đầu năm mới nghe câu chuyện PGS Văn Như Cương khi ấy 60 tuổi đã cõng mẹ 90 tuổi đi chơi Tết khiến ai cũng phải xúc động. VTC News xin giới thiệu những chia sẻ của PGS Văn Như Cương về câu chuyện này.

Tết cổ truyền nói chung để đánh dấu một năm để mọi người nhìn lại công việc của mình và đưa ra kế hoạch cho năm mới. Đó là ý nghĩa của ngày kết thúc năm. Nhưng ngày Tết cổ truyền có nhiều ý nghĩa hơn.

Đó là  ngày được sum họp gia đình – chuyện ai cũng muốn. Nếu về quê sẽ có cảm giác thích thú bởi được thăm bạn bè, hàng xóm láng giếng.

PGS Văn Như Cương kể chuyện đón cõng mẹ đi chơi Tết khi ông 60 tuổi
(Ảnh: Phạm Thịnh)
 

Tôi còn nhớ, trước kia khi bố mẹ còn sống, tôi thường về quê thăm bố mẹ. Bây giờ Tết tôi thường về quê vào ngày mùng Mười, ngày giỗ họ để để gặp hàng xóm láng giềng, bạn bè. Nhất là những người cũng công tác ở nơi khác, xa quê đi làm thì dịp Tết cổ truyền là dịp chúng tôi gặp lại nhau, giao lưu, chúc mừng lẫn nhau.

 

Đó là Tết cuối cùng tôi về với mẹ tôi bởi tháng 10 là bà mất năm 94 tuổi. Tết năm đó đối với tôi rất đáng nhớ.
PGS Văn Như Cương
 
Bây giờ người ta vẫn hay nói câu chuyện tôi cõng mẹ đi chơi vào dịp Tết.
Đó là Tết cuối cùng tôi về với mẹ tôi bởi tháng 10 là bà mất năm 94 tuổi. Tết năm đó đối với tôi rất đáng nhớ.

Trước đó trời mưa, đường làng không phải như bây giờ, còn là đường đất thịt rất trơn và lầy. Mùng 1 Tết theo lệ thường chúng tôi vẫn ra nhà thờ họ, đến chúc Tết láng giềng. Do đường trơn, mẹ không đi được, vì vậy tôi đã cõng mẹ tôi.

Mẹ bảo “con buồn cười, để mẹ đi cũng được” bởi tôi trước đó bị đâm xe máy gãy chân phải bó bột. Nhưng điều ngạc nhiên khi tôi cõng mẹ là bà nhẹ quá. Mẹ tuy không ốm đau gì nhưng rất nhẹ.

Tôi kêu lại “trời ơi! Sao tự nhiên mẹ nhẹ bỗng đi thế này”. Mẹ nói “người già chỉ có da và xương thì phải nhẹ chứ con lo gì. Mẹ chỉ sợ chân con còn đau không đi xe máy được thôi”.

Sau đó không biết ai chụp được bức ảnh này và có nhiều nhà báo đến hỏi tôi. Tôi có làm bài thơ:

"Con sáu mươi cõng mẹ chín tư
Mẹ ơi mẹ nhẹ thế này ư!
Thôi con đừng có lo cho mẹ
Mẹ sợ chân con sẽ mỏi nhừ"

Lúc tôi cõng mẹ ra nhà thờ, đi qua ai cũng chào hỏi, đùa vui.

Sau đó, nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo có gặp tôi và chia sẻ “mình nhớ nhất hai chuyện đó là chuyện của cậu, chuyện thứ hai về một người khác khi mẹ sắp mất đã về xin bú mẹ một lần, chính vì hành động này của anh đã khiến bà mẹ sống thêm được 5, 6 ngày”. Chuyện chỉ có thế nhưng gây xúc động vô cùng bởi sự sung sướng của người mẹ là được gặp lại con.
Phong tục đẹp của người Việt trong dịp Tết cổ truyền 

Trong những ngày Tết, phong tục nấu bánh chưng của người Việt rất hay và đẹp. Tôi còn nhớ mãi hình ảnh khi gia đình tôi nấu bánh chưng chính là lúc mọi người họp mặt, quay quần bên bếp lửa, cùng nhau làm từ công đoạn chuẩn bị gói bánh như vo gạo, rửa lá, thái thịt, tối đến cũng cùng nhau ngồi bên nồi bánh, có ai buồn ngủ thì thay phiên nhau.

 

Ngày trước tôi gói bánh chưng cũng rất đẹp, nên nhiều khi phải gói hộ cho nhiều nhà đến sụn cả lưng. Xong việc mọi người đi thăm nhau, chúc Tết, uống rượu, từ nhà này sang nhà khác rất đầm ấm và đầy tình người.
PGS Văn Như Cương
 
Phong tục này hay ở chỗ có thời gian mấy tiếng đồng hồ để mọi người quây quần xung quanh bếp lửa, ôn lại chuyện cũ, nói chuyện mới.

Tôi nhớ Hà Nội những năm chiến tranh chống Mỹ, đến Tết mọi nhà vẫn gói bánh. Tôi vẫn còn nhớ lúc đó phải xếp hàng, mua bằng tem phiếu những thứ để gói bánh chưng như lá dong, đỗ xanh,…

Ngày trước tôi gói bánh chưng cũng rất đẹp, nên nhiều khi phải gói hộ cho nhiều nhà đến sụn cả lưng.Xong việc mọi người đi thăm nhau, chúc Tết, uống rượu, từ nhà này sang nhà khác rất đầm ấm và đầy tình người.

Năm nào cũng vậy, gia đình tôi chuẩn bị mua một ít bánh chưng, hoa quả, nồi măng ăn dần. Bây giờ tuổi già có ăn được mấy đâu nên ăn một lát bánh chưng là xong.

Năm nay, tôi có đi mua quất không chỉ cho gia đình mà còn tặng báo Giáo dục thời đại, và mua một ít cành hoa. Mùng 1 tôi và vợ sbay ra Côn Đảo thăm quan. Tôi nghe nói đó phong cảnh cũng đẹp và cũng là dịp để thắp nén hương tưởng nhđến liệt sĩ Võ Thị Sáu.

Tôi là một người làm giáo dục, vì vậy sang năm mới là năm bản lề của đổi mới giáo dục, chuyển biến từ nền giáo dục lạc hậu “thay đổi căn bản và toàn diện”. Tôi rất hy vọng vào năm 2013.

PGS Văn Như Cương
Bình luận
vtcnews.vn