(VTC News) - Phó Thùy Dung - gương mặt duy nhất đạt giải thưởng đề án xuất sắc nhất trong cuộc thi “ Ý tưởng kinh tế xanh năm 2011”. Một trí tuệ thông minh và bản lĩnh tuyệt vời đã đem đến cho cô thành công khi còn rất trẻ.
Bản lĩnh sẽ chiến thắng khó khăn
Gia đình Dung có 7 anh chị em, cả cha và mẹ đều làm nông nghiệp vì thế điều kiện sinh hoạt rất eo hẹp. Cuộc sống gia đình khó khăn, để có tiền đi học ngay từ khi lên lớp ba Dung đã phải quẩy rau, cà chua ra chợ bán. Vì thế trong lớp, bạn bè vẫn thường Thùy Dung bằng một cái tên thân mật là “cà chua”.
Những khó khăn đó trong cuộc sống không làm cô thấy nản chí, trái lại đó còn là động lực giúp Dung luôn phấn đấu và giữ vững vị trí đứng đầu lớp của mình.
Theo học ở trường ĐH Tây Bắc, tuy không tốn kém như sinh viên các trường ở thành phố lớn nhưng cuộc sống của Dung cũng rất khổ cực. Mỗi tháng bố mẹ chu cấp cho Dung gần 700 nghìn, vì thế mọi khoản sinh hoạt còn lại Dung phải tự thân lo liệu. Làm thêm gia sư là lựa chọn của Dung để giải quyết tạm thời khó khăn về tài chính.
Cô gái xuất sắc này luôn là niềm tự hào của gia đình. Không những là sinh viên xuất sắc, Dung còn tham gia và đạt thành tích trong các giải thi đấu thể thao của trường, của tỉnh. Đặc biệt kể từ sau khi nhận được giải thưởng sáng giá nhất từ cuộc thi “ Ý tưởng kinh tế xanh” năm 2011, Dung trở thành gương mặt sinh viên "nổi tiếng" của trường ĐH Tây Bắc.
Hành trình đi tìm ý tưởng
Ý tưởng của cô xuất phát chính từ miền đất Tây Bắc sỏi đá nơi cô đang học. Dung chia sẻ: người dân ở đây sống rất nghèo khổ (80% hộ nghèo), nhưng lại không biết làm gì để sống. Phần lớn dân cư ở xã Chiềng Ly ( Sơn La) sống bằng nghề trồng ngô rừng nhưng những năm gần đây do tình trạng đất bị bạc màu, thoái hóa nên họ đã dừng việc trồng trọt.
Trong tổng số 6.3006 ha diện tích đất nông nghiệp của huyện Thuận Châu có hơn một nửa diện tích đất bỏ hoang. Hằng năm vào những mùa mưa lũ, bà con nơi đây phải đối mặt với tình trạng sạt lở đất đá làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống sinh hoạt của người dân.
Đặc biệt khi nghiên cứu điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng ở đây rất thích hợp cho việc trồng cây dược liệu làm thuốc đặc biệt là ngải cứu. Chính trong đợt đi thực tế tháng 9 vừa qua đã giúp Thùy Dung tiếp cận góc độ thực tế và sớm hình thành ý tưởng cho đề án.
Kể từ ý tưởng cho tới khi hoàn thiện đề án, Thùy Dung chỉ hoàn thành trong vòng chưa đầy một tháng. Đây là đề án đầu tiên của Dung, được nghiên cứu cùng với người bạn thân cùng lớp: Cà Thị Hạnh.
Dung tiết lộ: đề án không phải hoàn toàn do cá nhân làm mà ý tưởng này nhận được sự giúp đỡ động viên của các thầy cô trong trường. TS.Nguyễn Lân Hùng - Giảng viên trường ĐH Nông nghiệp I (Hà Nội) là người đã vận động Dung tham dự cuộc thi “Ý tưởng kinh tế xanh”. Đặc biệt cùng với sự theo sát, hướng dẫn của cô chủ nhiệm Phan Thanh Hà đã trở thành những cố vấn đắc lực giúp Dung hoàn thành tốt đề án của mình.
Với kiến thức thực nghiệm chưa nhiều, đối với Dung đề án này quá sức tầm. Số vốn đầu tư ban đầu 500 triệu đồng nhận từ Qũy Táo Xanh, Dung sẽ triển khai thực hiện đề án này trong vòng 1 năm với sự góp sức của các ban ngành có liên quan.
Dự án dự định sẽ chọn xã Chiềng Ly – Thuận Châu (Sơn La) làm mô hình thí điểm áp dụng việc trồng cây ngải cứu ở những khu vực đất trống đồi núi trọc.
Đây là mô hình trọng điểm cùng một lúc thực hiện nhiều mục đích: cung cấp dược liệu cho y học, mang lại thu nhập, cải thiện cuộc sống cho đồng bào dân tộc thiếu số và giảm thiểu một phần những thiên tai vì thế với số vốn đầu tư này Dung sẽ cố gắng tận dụng mức tối đa và có hiệu quả nhất.
“Mình hy vọng rằng năm sau khi bạn quay trở lại đây cũng là lúc tôi hoàn thành đề án của mình. Tôi sẽ đưa bạn đi tham quan đồi ngải cứu xanh mởn ở bản này. Đây cũng chính là nơi gieo mầm hạt giống cho ý tưởng của mình” Dung chia sẻ.
Không chỉ dừng lại ở dự án này, Dung còn muốn triển khai một vài ý tưởng mới: thương mại hóa các mặt hàng nông sản và phát triển cây hương (cây dược liệu làm hương thắp) để phần nào khắc phục tình trạng đói nghèo cho nhân dân Sơn La.
Bản lĩnh sẽ chiến thắng khó khăn
Gia đình Dung có 7 anh chị em, cả cha và mẹ đều làm nông nghiệp vì thế điều kiện sinh hoạt rất eo hẹp. Cuộc sống gia đình khó khăn, để có tiền đi học ngay từ khi lên lớp ba Dung đã phải quẩy rau, cà chua ra chợ bán. Vì thế trong lớp, bạn bè vẫn thường Thùy Dung bằng một cái tên thân mật là “cà chua”.
Những khó khăn đó trong cuộc sống không làm cô thấy nản chí, trái lại đó còn là động lực giúp Dung luôn phấn đấu và giữ vững vị trí đứng đầu lớp của mình.
Theo học ở trường ĐH Tây Bắc, tuy không tốn kém như sinh viên các trường ở thành phố lớn nhưng cuộc sống của Dung cũng rất khổ cực. Mỗi tháng bố mẹ chu cấp cho Dung gần 700 nghìn, vì thế mọi khoản sinh hoạt còn lại Dung phải tự thân lo liệu. Làm thêm gia sư là lựa chọn của Dung để giải quyết tạm thời khó khăn về tài chính.
Chỉ với 700 nghìn đồng để trang trải cuộc sống hàng tháng Thùy Dung vẫn luôn dẫn đầu trong học tập. |
Cô gái xuất sắc này luôn là niềm tự hào của gia đình. Không những là sinh viên xuất sắc, Dung còn tham gia và đạt thành tích trong các giải thi đấu thể thao của trường, của tỉnh. Đặc biệt kể từ sau khi nhận được giải thưởng sáng giá nhất từ cuộc thi “ Ý tưởng kinh tế xanh” năm 2011, Dung trở thành gương mặt sinh viên "nổi tiếng" của trường ĐH Tây Bắc.
Hành trình đi tìm ý tưởng
Ý tưởng của cô xuất phát chính từ miền đất Tây Bắc sỏi đá nơi cô đang học. Dung chia sẻ: người dân ở đây sống rất nghèo khổ (80% hộ nghèo), nhưng lại không biết làm gì để sống. Phần lớn dân cư ở xã Chiềng Ly ( Sơn La) sống bằng nghề trồng ngô rừng nhưng những năm gần đây do tình trạng đất bị bạc màu, thoái hóa nên họ đã dừng việc trồng trọt.
Trong tổng số 6.3006 ha diện tích đất nông nghiệp của huyện Thuận Châu có hơn một nửa diện tích đất bỏ hoang. Hằng năm vào những mùa mưa lũ, bà con nơi đây phải đối mặt với tình trạng sạt lở đất đá làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống sinh hoạt của người dân.
Đặc biệt khi nghiên cứu điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng ở đây rất thích hợp cho việc trồng cây dược liệu làm thuốc đặc biệt là ngải cứu. Chính trong đợt đi thực tế tháng 9 vừa qua đã giúp Thùy Dung tiếp cận góc độ thực tế và sớm hình thành ý tưởng cho đề án.
Kể từ ý tưởng cho tới khi hoàn thiện đề án, Thùy Dung chỉ hoàn thành trong vòng chưa đầy một tháng. Đây là đề án đầu tiên của Dung, được nghiên cứu cùng với người bạn thân cùng lớp: Cà Thị Hạnh.
Dung tiết lộ: đề án không phải hoàn toàn do cá nhân làm mà ý tưởng này nhận được sự giúp đỡ động viên của các thầy cô trong trường. TS.Nguyễn Lân Hùng - Giảng viên trường ĐH Nông nghiệp I (Hà Nội) là người đã vận động Dung tham dự cuộc thi “Ý tưởng kinh tế xanh”. Đặc biệt cùng với sự theo sát, hướng dẫn của cô chủ nhiệm Phan Thanh Hà đã trở thành những cố vấn đắc lực giúp Dung hoàn thành tốt đề án của mình.
Với kiến thức thực nghiệm chưa nhiều, đối với Dung đề án này quá sức tầm. Số vốn đầu tư ban đầu 500 triệu đồng nhận từ Qũy Táo Xanh, Dung sẽ triển khai thực hiện đề án này trong vòng 1 năm với sự góp sức của các ban ngành có liên quan.
Dự án dự định sẽ chọn xã Chiềng Ly – Thuận Châu (Sơn La) làm mô hình thí điểm áp dụng việc trồng cây ngải cứu ở những khu vực đất trống đồi núi trọc.
Đây là mô hình trọng điểm cùng một lúc thực hiện nhiều mục đích: cung cấp dược liệu cho y học, mang lại thu nhập, cải thiện cuộc sống cho đồng bào dân tộc thiếu số và giảm thiểu một phần những thiên tai vì thế với số vốn đầu tư này Dung sẽ cố gắng tận dụng mức tối đa và có hiệu quả nhất.
“Mình hy vọng rằng năm sau khi bạn quay trở lại đây cũng là lúc tôi hoàn thành đề án của mình. Tôi sẽ đưa bạn đi tham quan đồi ngải cứu xanh mởn ở bản này. Đây cũng chính là nơi gieo mầm hạt giống cho ý tưởng của mình” Dung chia sẻ.
Không chỉ dừng lại ở dự án này, Dung còn muốn triển khai một vài ý tưởng mới: thương mại hóa các mặt hàng nông sản và phát triển cây hương (cây dược liệu làm hương thắp) để phần nào khắc phục tình trạng đói nghèo cho nhân dân Sơn La.
Nguyễn Thị Huệ
(Lớp báo in K30A1)
Bình luận