Bộ Tài chính vừa có văn bản chỉ đạo về các biện pháp xử lý đối với hoạt động nhập khẩu linh kiện ôtô của Công ty TNHH Nissan Việt Nam giai đoạn 2009-2012.
Cụ thể là kiểm tra thực tế liên doanh ôtô Hòa Bình (VMC), đơn vị nhận chuyển giao lắp ráp cho Nissan Việt Nam, có đảm bảo các tiêu chuẩn doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ôtô theo quy định của Bộ Công Thương hay không.
Đồng thời kiểm tra độ rời rạc của các bộ linh kiện mà Nissan Việt Nam đã nhập khẩu có đáp ứng mức độ rời rạc theo quy định tại Quyết định 05/2005 của Bộ Khoa học và Công nghệ hay không.
Bên cạnh đó kiểm tra hồ sơ, sổ sách chứng từ kế toán, phiếu xuất nhập kho, giao dịch kinh doanh, thực tế việc chuyển giao linh kiện và lắp ráp ôtô thương hiệu Nissan tại VMC.
Văn bản của Bộ Tài chính nêu rõ, nếu không đáp ứng được một trong những điều kiện nêu trên thì Nissan Việt Nam sẽ phải nộp thuế nhập khẩu các bộ linh kiện theo thuế suất của ôtô nhập khẩu nguyên chiếc.
Trong quá trình xác minh thực tế các vấn đề nêu trên, Bộ Tài chính cho phép tạm thời chưa áp dụng cưỡng chế dừng làm thủ tục hải quan đối với Nissan Việt Nam.
Tuy nhiên, để được hưởng “cơ chế” này, Nissan Việt Nam phải có cam kết phối hợp với cơ quan hải quan để giải quyết dứt điểm khoản nợ thuế hơn 357 tỷ đồng mà Cục Hải quan thành phố Hà Nội đã ấn định đối với số linh kiện nhập khẩu của công ty. Khoản nợ thuế này cũng phải có sự bảo lãnh của tổ chức tín dụng theo quy định pháp luật.
Đồng thời, ngoài khoản nợ thuế này, Nissan cũng phải đảm bảo không có khoản nợ thuế quá hạn, tiền chậm nộp, tiền phạt của các lô hàng xuất nhập khẩu khác. Với các lô hàng phát sinh, Nissan Việt Nam phải nộp đủ thuế trước khi thông quan hoặc giải phóng hàng, hoặc phải được tổ chức tín dụng bảo lãnh.
Liên quan đến câu chuyện rắc rối này, trước đó, cơ quan hải quan đã tiến hành kiểm tra và phát hiện 1.377 bộ linh kiện được Nissan Việt Nam nhập khẩu trong khi chưa xây dựng nhà máy lắp ráp ôtô, theo đó chưa đủ tiêu chuẩn là nhà sản xuất, lắp ráp ôtô để hưởng mức thuế suất ưu đãi đối với linh kiện nhập khẩu. Với lô hàng này, cơ quan hải quan đã ra quyết định truy thu số thuế khoảng 500 tỷ đồng đối với Nissan Việt Nam.
Sau đó, nhằm giảm thiểu số thuế bị truy thu, Nissan Việt Nam đã tiến hành tái xuất 228 bộ linh kiện, đồng thời đề nghị nhà cung cấp dừng các đơn hàng tiếp theo.
Như vậy, sau nhiều lần “trình bày” với Bộ Công Thương và Bộ Tài chính, khả năng Nissan Việt Nam thoát truy thu số nợ thuế hàng trăm tỷ đồng đã được mở ra nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện mà cơ quan chức năng kết luận sau khi tiến hành xác minh thực tế.
Thực tế cũng cho thấy, với lịch sử nhiều năm lắp ráp các thương hiệu ôtô như BMW, Mazda, Mekong, liên doanh VMC hoàn toàn có thể đáp ứng các tiêu chuẩn là một nhà sản xuất, lắp ráp ôtô theo quy định của Bộ Công Thương. Vấn đề còn lại với Nissan Việt Nam là có hoàn toàn “trong sạch” trong các hoạt động chuyển giao, mua bán... hay không.
Đáng chú ý, việc có được kết luận các bộ linh kiện mà Nissan Việt Nam nhập khẩu trong giai đoạn 2009-2012 đảm bảo độ rời rạc theo quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ là khó khăn nhất. Bởi không chỉ Nissan, một số hãng xe khác cũng đã từng bị ấn định hàng trăm tỷ đồng truy thu thuế do linh kiện nhập khẩu không đáp ứng độ rời rạc theo quy định.
Theo VnEconomy
Theo đó, Bộ Tài chính đề nghị Nissan Việt Nam phối hợp thực hiện tái xuất toàn bộ các lô hàng bộ linh kiện đã nhập khẩu trong giai đoạn 2009-2012 chưa lắp ráp hoặc đã lắp ráp thành ôtô hoàn chỉnh.
Đối với những lô hàng linh kiện đã lắp ráp thành ôtô hoàn chỉnh và đã bán ra thị trường, qua đó không thể thực hiện tái xuất, thì phải kiểm tra các vấn đề liên quan.
Grand Livina, mẫu xe đa dụng thuộc diện thất bại tại thị trường Việt Nam được Nissan lắp "nhờ" tại nhà máy của liên doanh VMC. |
Cụ thể là kiểm tra thực tế liên doanh ôtô Hòa Bình (VMC), đơn vị nhận chuyển giao lắp ráp cho Nissan Việt Nam, có đảm bảo các tiêu chuẩn doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ôtô theo quy định của Bộ Công Thương hay không.
Đồng thời kiểm tra độ rời rạc của các bộ linh kiện mà Nissan Việt Nam đã nhập khẩu có đáp ứng mức độ rời rạc theo quy định tại Quyết định 05/2005 của Bộ Khoa học và Công nghệ hay không.
Bên cạnh đó kiểm tra hồ sơ, sổ sách chứng từ kế toán, phiếu xuất nhập kho, giao dịch kinh doanh, thực tế việc chuyển giao linh kiện và lắp ráp ôtô thương hiệu Nissan tại VMC.
Văn bản của Bộ Tài chính nêu rõ, nếu không đáp ứng được một trong những điều kiện nêu trên thì Nissan Việt Nam sẽ phải nộp thuế nhập khẩu các bộ linh kiện theo thuế suất của ôtô nhập khẩu nguyên chiếc.
Trong quá trình xác minh thực tế các vấn đề nêu trên, Bộ Tài chính cho phép tạm thời chưa áp dụng cưỡng chế dừng làm thủ tục hải quan đối với Nissan Việt Nam.
Tuy nhiên, để được hưởng “cơ chế” này, Nissan Việt Nam phải có cam kết phối hợp với cơ quan hải quan để giải quyết dứt điểm khoản nợ thuế hơn 357 tỷ đồng mà Cục Hải quan thành phố Hà Nội đã ấn định đối với số linh kiện nhập khẩu của công ty. Khoản nợ thuế này cũng phải có sự bảo lãnh của tổ chức tín dụng theo quy định pháp luật.
Đồng thời, ngoài khoản nợ thuế này, Nissan cũng phải đảm bảo không có khoản nợ thuế quá hạn, tiền chậm nộp, tiền phạt của các lô hàng xuất nhập khẩu khác. Với các lô hàng phát sinh, Nissan Việt Nam phải nộp đủ thuế trước khi thông quan hoặc giải phóng hàng, hoặc phải được tổ chức tín dụng bảo lãnh.
Liên quan đến câu chuyện rắc rối này, trước đó, cơ quan hải quan đã tiến hành kiểm tra và phát hiện 1.377 bộ linh kiện được Nissan Việt Nam nhập khẩu trong khi chưa xây dựng nhà máy lắp ráp ôtô, theo đó chưa đủ tiêu chuẩn là nhà sản xuất, lắp ráp ôtô để hưởng mức thuế suất ưu đãi đối với linh kiện nhập khẩu. Với lô hàng này, cơ quan hải quan đã ra quyết định truy thu số thuế khoảng 500 tỷ đồng đối với Nissan Việt Nam.
Sau đó, nhằm giảm thiểu số thuế bị truy thu, Nissan Việt Nam đã tiến hành tái xuất 228 bộ linh kiện, đồng thời đề nghị nhà cung cấp dừng các đơn hàng tiếp theo.
Như vậy, sau nhiều lần “trình bày” với Bộ Công Thương và Bộ Tài chính, khả năng Nissan Việt Nam thoát truy thu số nợ thuế hàng trăm tỷ đồng đã được mở ra nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện mà cơ quan chức năng kết luận sau khi tiến hành xác minh thực tế.
Thực tế cũng cho thấy, với lịch sử nhiều năm lắp ráp các thương hiệu ôtô như BMW, Mazda, Mekong, liên doanh VMC hoàn toàn có thể đáp ứng các tiêu chuẩn là một nhà sản xuất, lắp ráp ôtô theo quy định của Bộ Công Thương. Vấn đề còn lại với Nissan Việt Nam là có hoàn toàn “trong sạch” trong các hoạt động chuyển giao, mua bán... hay không.
Đáng chú ý, việc có được kết luận các bộ linh kiện mà Nissan Việt Nam nhập khẩu trong giai đoạn 2009-2012 đảm bảo độ rời rạc theo quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ là khó khăn nhất. Bởi không chỉ Nissan, một số hãng xe khác cũng đã từng bị ấn định hàng trăm tỷ đồng truy thu thuế do linh kiện nhập khẩu không đáp ứng độ rời rạc theo quy định.
Theo VnEconomy
Bình luận