"Việt Nam muốn quảng bá Vovinam nên chuyện phải nhường HCV cho đội chủ nhà Myanmar, Singapore, Lào...là đúng", PCT kiêm tổng thư ký Ủy ban Olympic VN Hoàng Vĩnh Giang nói.
- Việt Nam nhường HCV phải chăng là do bị ép? Đây là sự bất công?
Ông Hoàng Vĩnh Giang: Theo tôi nhường HCV là hoàn toàn đúng. Vovinam chỉ là môn của Việt Nam, không phải là môn đại chúng, phổ biến ở các nước. Chúng ta muốn quảng bá môn võ này nên cần phải đưa vào các kỳ SEA Games. Muốn mời các nước chơi Vovinam thì chúng ta phải nhường họ một vài tấm HCV là điều hợp lý. Nếu có 18 bộ huy chương mà chúng ta giành cả thì còn ai đồng ý đưa Vovinam vào thi đấu, ai chơi với Việt Nam. Không những nhường HCV mà chúng ta còn phải cảm ơn Myanmar đã cho môn Vovinam vào thi đấu ở SEA Games 27.
- Ở các môn khác liệu có xảy ra trường hợp nhường HCV tương tự?
Ông Hoàng Vĩnh Giang: Chuyện nhường HCV ở SEA Games là hết sức bình thường. Các môn không phải phổ biến, chỉ một hai nước mạnh muốn được đưa vào thi đấu thì cũng phải nhường HCV. Với những môn phổ thông như Wushu, Taekwondo... thì khác, cứ thẳng thừng thi đấu, ai mạnh thì giành HCV.
- Ngoài chuyện phải nhường HCV ở môn Vovinam, ông có e ngại chuyện chủ nhà sẽ có tác động tới trọng tài, khiến chúng ta bị xử ép ở một số môn thế mạnh?
Ông Hoàng Vĩnh Giang: Chuyện bị xử ép ở SEA Games nào chẳng có, không tránh được. Tôi nhớ SEA Game 21 được tổ chức tại Malaysia năm 2001, người ta xử ép trắng trợn Việt Nam ở môn Wushu. Tôi phải dọa: "Các anh có muốn dự SEA Games 23 ở Việt Nam không?" người ta mới thôi ép.
- SEA Games 26 Việt Nam có 96 HCV, đứng thứ 3. Vậy tại sao SEA Games 27 chúng ta chỉ đặt mục tiêu 70 HCV?
Ông Hoàng Vĩnh Giang: Năm 2011, SEA Games 26 diễn ra ở Indonesia có hơn 40 môn còn SEA Games 27 sắp tới diễn ra ở Myanmar chỉ có hơn 30 môn. Đặc biệt, một số môn thế mạnh của Việt Nam như bơi, bắn súng, pencak silat, bóng bàn, cử tạ, xe đạp… bị cắt giảm nhiều nội dung. Do vậy, việc Việt Nam đặt chỉ tiêu từ 70 HCV là hợp lý.
- Ông đánh giá sao về khả năng Việt Nam sẽ hoàn thành chỉ tiêu lọt vào top 3 với ít nhất 70 HCV?
Ông Hoàng Vĩnh Giang: SEA Games tới sẽ khó khăn với Việt Nam nhưng tôi tin chúng ta hoàn toàn có thể hoàn thành chỉ tiêu.
Nhiệm vụ lọt vào top 3 phải hoàn thành. Từ sau SEA Games 23 trên sân nhà, Chính phủ đã giao cho ngành thể dục thể thao nhiệm vụ dù SEA Games diễn ra ở đất nước nào cũng phải lọt vào top 3.
PV - Chủ nhà Myanmar đòi Việt Nam phải nhường 7 HCV môn Vovinam tại SEA Games 27, đây có đúng là sự thực hay không thưa ông?
Ông Hoàng Vĩnh Giang: Hoàn toàn chính xác. Ngoài chuyện phải nhường 7 HCV cho chủ nhà Myanmar, chúng ta còn phải "chia sẻ" với Singapore, Lào và Campuchia.
PCT kiêm tổng thư ký Ủy ban Olympic VN Hoàng Vĩnh Giang (Ảnh: Quang Minh) |
- Việt Nam nhường HCV phải chăng là do bị ép? Đây là sự bất công?
Ông Hoàng Vĩnh Giang: Theo tôi nhường HCV là hoàn toàn đúng. Vovinam chỉ là môn của Việt Nam, không phải là môn đại chúng, phổ biến ở các nước. Chúng ta muốn quảng bá môn võ này nên cần phải đưa vào các kỳ SEA Games. Muốn mời các nước chơi Vovinam thì chúng ta phải nhường họ một vài tấm HCV là điều hợp lý. Nếu có 18 bộ huy chương mà chúng ta giành cả thì còn ai đồng ý đưa Vovinam vào thi đấu, ai chơi với Việt Nam. Không những nhường HCV mà chúng ta còn phải cảm ơn Myanmar đã cho môn Vovinam vào thi đấu ở SEA Games 27.
- Ở các môn khác liệu có xảy ra trường hợp nhường HCV tương tự?
Ông Hoàng Vĩnh Giang: Chuyện nhường HCV ở SEA Games là hết sức bình thường. Các môn không phải phổ biến, chỉ một hai nước mạnh muốn được đưa vào thi đấu thì cũng phải nhường HCV. Với những môn phổ thông như Wushu, Taekwondo... thì khác, cứ thẳng thừng thi đấu, ai mạnh thì giành HCV.
- Ngoài chuyện phải nhường HCV ở môn Vovinam, ông có e ngại chuyện chủ nhà sẽ có tác động tới trọng tài, khiến chúng ta bị xử ép ở một số môn thế mạnh?
Ông Hoàng Vĩnh Giang: Chuyện bị xử ép ở SEA Games nào chẳng có, không tránh được. Tôi nhớ SEA Game 21 được tổ chức tại Malaysia năm 2001, người ta xử ép trắng trợn Việt Nam ở môn Wushu. Tôi phải dọa: "Các anh có muốn dự SEA Games 23 ở Việt Nam không?" người ta mới thôi ép.
- SEA Games 26 Việt Nam có 96 HCV, đứng thứ 3. Vậy tại sao SEA Games 27 chúng ta chỉ đặt mục tiêu 70 HCV?
Ông Hoàng Vĩnh Giang: Năm 2011, SEA Games 26 diễn ra ở Indonesia có hơn 40 môn còn SEA Games 27 sắp tới diễn ra ở Myanmar chỉ có hơn 30 môn. Đặc biệt, một số môn thế mạnh của Việt Nam như bơi, bắn súng, pencak silat, bóng bàn, cử tạ, xe đạp… bị cắt giảm nhiều nội dung. Do vậy, việc Việt Nam đặt chỉ tiêu từ 70 HCV là hợp lý.
- Ông đánh giá sao về khả năng Việt Nam sẽ hoàn thành chỉ tiêu lọt vào top 3 với ít nhất 70 HCV?
Ông Hoàng Vĩnh Giang: SEA Games tới sẽ khó khăn với Việt Nam nhưng tôi tin chúng ta hoàn toàn có thể hoàn thành chỉ tiêu.
Nhiệm vụ lọt vào top 3 phải hoàn thành. Từ sau SEA Games 23 trên sân nhà, Chính phủ đã giao cho ngành thể dục thể thao nhiệm vụ dù SEA Games diễn ra ở đất nước nào cũng phải lọt vào top 3.
Theo Tri thức
Bình luận