(VTC News) – Những nút giao thông lớn như Nguyễn Trãi, Nguyễn Xiển, Lê Văn Lương… cùng nhiều tuyến phố khác của Thủ đô đã trở thành nỗi ám ảnh muốn 'phát điên' của dân Hà thành năm 2015.
Đường Nguyễn Trãi
Kể từ khi công trình đường sắt đô thị trên cao Cát Linh - Hà Đông khởi công xây dựng, tuyến đường Nguyễn Trãi "bỗng dưng" trở thành "con đường đau khổ" mới của Hà Nội.
Cảnh ùn tắc thường thấy trên đường Nguyễn Trãi |
Dọc toàn tuyến từ cầu vượt Ngã Tư Sở đến khu vực Trần Phú (quận Hà Đông), các phương tiện luôn gặp khó khăn bất kể thời gian nào trong ngày.
Gần đây nhất, vụ tắc đường nghiêm trọng diễn ra vào sáng 8/10 tại ngã tư Nguyễn Trãi - Khuất Duy Tiến khiến hàng ngàn người tham gia giao thông chôn chân trong mưa rét trong suốt 3 giờ đồng hồ.
Nhiều người đi làm phải gọi điện xin nghỉ, trẻ em muộn học phải đứng chịu trận trong dòng xe cộ tắc nghẽn. Đến thời điểm gần trưa cùng ngày tình trạng ùn tắc về cơ bản mới tạm được khắc phục, các phương tiện mới có thể di chuyện chậm chạp "thoát" khỏi đám tắc khủng khiếp.
Nhiều người đi làm phải gọi điện xin nghỉ, trẻ em muộn học phải đứng chịu trận trong dòng xe cộ tắc nghẽn. Đến thời điểm gần trưa cùng ngày tình trạng ùn tắc về cơ bản mới tạm được khắc phục, các phương tiện mới có thể di chuyện chậm chạp "thoát" khỏi đám tắc khủng khiếp.
Đường Nguyễn Xiển
Một con đường khác cũng trở thành "điểm đen" khi tham gia giao thông của người dân thủ đô là đường Nguyển Xiển.
Nằm giao cắt với đường Nguyễn Trãi, đường Nguyễn Xiển cũng đã nhiều lần rơi vào tình trạng ùn tắc nghiêm trọng khiến nhiều người khốn khổ.
Đường Nguyễn Xiển thường xuyên rơi vào tình trạng ùn tắc tại các khung giờ cao điểm trong ngày |
Do khu vực này có làn xuống của đường trên cao nên ôtô thường bị ùn lại, xếp hàng ngang lấn hết đường dành cho xe máy.
Mặt khác, ngã tư Khuất Duy Tiến - Nguyễn Trãi (điểm cuối của đường Nguyễn Xiển) đang có đại công trường thi công hầm chui Thanh Xuân cùng hệ thống nút giao 4 tầng nên cảnh tượng kẹt cứng rất dễ xảy ra.
Video: Tắc đường ở Ngã tư lớn nhất thủ đô
Trục đường Lê Văn Lương – Tố Hữu
Trong năm 2015, đường Lê Văn Lương đoạn từ cầu vượt giao cắt đường Láng đến ngã tư Khuất Duy Tiến cũng là nơi thường xuyên ghi nhận cảnh 4 làn ôtô dàn ngang trên mặt đường lấn át xe máy.
Đoàn xe ô tô ùn tắc nối dài trên đường Lê Văn Lương |
Nối với đường Lê Văn Lương là đường Tố Hữu, đoạn từ ngã tư Trung Văn tới nơi giao cắt với phố Thanh Bình (quận Hà Đông) cũng thường xuyên xảy ra ùn tắc giao thông.
Do mật độ dân di cư nhiều về phía Tây Nam thủ đô, hàng loạt khu đô thị mới mọc lên tại các quận Hà Đông, Nam Từ Liêm đã khiến cho khu vực này có một số lượng lớn người dân ùn ùn đi vào hoặc rời thành phố vào giờ cao điểm.
Do mật độ dân di cư nhiều về phía Tây Nam thủ đô, hàng loạt khu đô thị mới mọc lên tại các quận Hà Đông, Nam Từ Liêm đã khiến cho khu vực này có một số lượng lớn người dân ùn ùn đi vào hoặc rời thành phố vào giờ cao điểm.
Cảnh ùn tắc kéo dài mỗi sáng trên đường Tố Hữu (Ảnh: Zing News) |
Dù là một trong những con đường mới thông xe và làn đường khá rộng nhưng tình trạng ùn tắc vẫn diễn ra mỗi ngày tại trục đường này, nhiều người đi xe máy vẫn phải lao lên vỉa hè tìm đường "thoát thân".
Đường Phạm Hùng
Đường Phạm Hùng vẫn ùn tắc mỗi ngày |
Không chỉ trong năm 2015, đường Phạm Hùng (đoạn trước cổng Bến xe Mỹ Đình), cửa ngõ phía Tây Bắc thủ đô, từ trước đến nay luôn là một trong những cung đường mà người tham gia giao thông luôn phải chôn chân tại chỗ mỗi khi đi qua.
Tình trạng ùn tắc trên tuyến đường này đặc biệt còn diễn biến phức tạp vào các dịp cuối năm, ngày nghỉ lễ khi lưu lượng người dân từ Hà Nội về quê và ngược lại tăng cao.
Tình trạng ùn tắc trên tuyến đường này đặc biệt còn diễn biến phức tạp vào các dịp cuối năm, ngày nghỉ lễ khi lưu lượng người dân từ Hà Nội về quê và ngược lại tăng cao.
Hầm Kim Liên - ngã tư Xã Đàn - Phạm Ngọc Thạch
Đoạn hầm Kim Liên vẫn ùn tắc mỗi ngày |
Đoạn cửa hầm Kim Liên đến ngã tư Xã Đàn với Phạm Ngọc Thạch cũng là một trong các nút giao thông thường xuyên xảy ra ùn tắc vào khung giờ cao điểm mỗi ngày, đặc biệt là khi trời mưa tình trạng này còn nghiêm trọng hơn.
Nhiều người khi tham gia giao thông còn có thói quen nguy hiểm là đỗ xe đứng trú mưa dưới hầm. Đây là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới các vụ tai nạn nghiêm trọng.
Mới đây nhất ngày 31/10 đã xảy ra một vụ tai nạn giao thông giữa xe buýt đang đi xuống hầm và hàng loạt xe máy đang dừng đỗ trái phép.
Vụ tai nạn khiến một cô gái trọng thương được đưa vào bệnh viện Bạch Mai cấp cứu nhưng nhiều người đứng trú mưa ở làn bên kia hầm vẫn thản nhiên ngồi trên quan sát vụ tai nạn mà không hề sợ hãi.
Tân Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho biết, bình quân hàng tháng, Hà Nội có đăng ký mới 18.000- 22.000 xe máy, 6.000-8.000 xe ô tô.
Nhiều người khi tham gia giao thông còn có thói quen nguy hiểm là đỗ xe đứng trú mưa dưới hầm. Đây là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới các vụ tai nạn nghiêm trọng.
Chiếc xe buýt đè bẹp nhiều xe máy của người đứng trú mưa dưới hầm Kim Liên |
Vụ tai nạn khiến một cô gái trọng thương được đưa vào bệnh viện Bạch Mai cấp cứu nhưng nhiều người đứng trú mưa ở làn bên kia hầm vẫn thản nhiên ngồi trên quan sát vụ tai nạn mà không hề sợ hãi.
Ai thiếu văn hóa giao thông, đừng xem video này
Tân Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho biết, bình quân hàng tháng, Hà Nội có đăng ký mới 18.000- 22.000 xe máy, 6.000-8.000 xe ô tô.
"Với tốc độ này, chưa tính đến 2018 các dòng thuế liên quan đến ô tô được miễn giảm sẽ tăng lên, đến 2020, Hà Nội sẽ có gần 1 triệu ô tô, chưa kể ô tô của các lực lượng vũ trang và các tỉnh vào Hà Nội và sẽ có 7 triệu xe máy", ông Chung nói tại Hội nghị trực tuyến của Chính phủ với các địa phương diễn ra vào sáng 28/1.
Ông Chung lo ngại, nếu với tốc độ tăng phương tiện giao thông cá nhân như hiện tại mà không có giải pháp gì thì trong vòng 4 đến 5 năm nữa tình hình giao thông thủ đô sẽ rất phức tạp.Nguyễn Long(tổng hợp)
Bình luận