(VTC News) - Bên cạnh các món ăn truyền thống, các bà nội trợ ngày nay thường bổ sung những món ăn Tết mới lạ và độc đáo để không khí ngày xuân thêm vui vẻ và ý nghĩa.
Theo quan niệm của người Việt Nam, món ăn Tết cổ truyền gồm có bánh chưng xanh, giò hoa, gà luộc,…
Ngày nay, người dân vẫn tiếp tục kế thừa truyền thống đó, đồng thời phát huy thêm những món ăn độc đáo làm cho bữa cơm ngày Tết vừa thơm ngon, mới mẻ, vừa đậm đà bản sắc dân tộc.
Ngày nay, người dân vẫn tiếp tục kế thừa truyền thống đó, đồng thời phát huy thêm những món ăn độc đáo làm cho bữa cơm ngày Tết vừa thơm ngon, mới mẻ, vừa đậm đà bản sắc dân tộc.
Bánh chưng ngũ sắc
Bánh chưng là linh hồn của ngày Tết cổ truyền, thể hiện tinh hoa đất trời qua bàn tay khéo léo của con người. Ngày nay, bên cạnh bánh chưng xanh, còn có nhiều loại bánh nhiều màu sắc khác nhưng mới mẻ, độc đáo và ý nghĩa nhất phải kể đến bánh chưng ngũ sắc.
Đúng như tên gọi, bánh có 5 màu: trắng, đỏ, tím, xanh, vàng tượng trưng cho ngũ hành Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ với quan niệm mang lại may mắn, bình an cho năm mới.
Đúng như tên gọi, bánh có 5 màu: trắng, đỏ, tím, xanh, vàng tượng trưng cho ngũ hành Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ với quan niệm mang lại may mắn, bình an cho năm mới.
Bánh chưng ngũ sắc |
Làm một chiếc bánh chưng ngũ sắc mất rất nhiều thời gian và yêu cầu kỹ thuật cầu kỳ. Gói một chiếc bánh dạng này mất hơn 30 phút, trong khi với loại thông thường chỉ vài phút. Gạo nếp phải được ngâm trong nước tạo màu tự nhiên từ 2 đến 3 tiếng rồi đồ đỗ chín, chuẩn bị nguyên liệu.
Màu sắc của bánh làm hoàn toàn bằng nguyên liệu tự nhiên. Gạo màu xanh sử dụng từ nước của lá riềng xay, màu vàng từ nghệ tươi, màu đỏ của gấc, màu tím từ nếp cẩm hoặc màu nước lá cẩm.
Tuy nhiên, để bánh có màu đẹp, người làm phải khéo léo trong quá trình pha nước màu, ngâm gạo. Người thợ làm bánh cũng phải khéo léo, đổ gạo vào khuôn sao cho các màu không bị lẫn.
Tuy nhiên, để bánh có màu đẹp, người làm phải khéo léo trong quá trình pha nước màu, ngâm gạo. Người thợ làm bánh cũng phải khéo léo, đổ gạo vào khuôn sao cho các màu không bị lẫn.
Thịt bò kho quế
Thông thường, món này được chuẩn bị từ ngày 29 Tết để kịp cúng trưa 30 và mấy ngày Tết. Khi thưởng thức, người ăn sẽ cảm nhận được độ mềm và vị ngọt của thịt bò và hương thơm cùng vị cay của quế. Thịt bò kho quế với hương vị độc đáo sẽ tô điểm cho mâm cơm Tết thêm phần hấp dẫn.
Thịt bò kho quế |
Tiếp theo, thả miếng thịt bò vào nồi nước sôi đã có sẵn nước tương, chút đường và một miếng quế nhỏ rang thơm, nấu cho đến khi thịt mềm thì vớt ra, để nguội rồi gỡ bỏ những cọng lạt và cắt thịt thành khoanh, miếng thịt bò mềm mà chắc chứ không nát, lẫn vào mầu nâu của thịt bò là màu trắng của mỡ heo.
Thịt bò kho quế ăn kèm với bánh chưng hoặc cơm nếp sẽ tạo nên hương vị thơm ngon không thể cưỡng lại được, làm cho bữa cơm sum vầy thêm vui vẻ và ấm cúng.
Canh sườn non nấu củ sen
Ngày Tết, mọi người thường thưởng thức nhiều món ăn có nhiều dầu mỡ, dễ gây cảm giác ngấy, nóng không tốt cho sức khỏe. Một bà nội trợ đảm đang sẽ khéo léo bổ sung thêm vào bữa ăn món canh sườn non nấu củ sen vừa ngon miệng vừa có tác dụng thanh nhiệt rất hiệu quả.
Canh sườn non nấu củ sen |
Cho sườn non vào nồi, đổ nước ngập mặt đun sôi, nhớ canh vớt sạch bọt cho nước trong. Sau đó, đun đến khi sườn chín thì cho củ sen vào đun tiếp. Khi củ sen chín, nêm vào một ít muối, hạt nêm cho vừa ăn thì tắt bếp. Múc canh ra bát, cho vào ít hành lá, ngò rí thái nhỏ và thưởng thức.
Rau nộm
Bên cạnh những món nem, giò chả dễ gây ngán trong ngày Tết mâm cỗ ngày Tết không thể thiếu món rau nộm. Nộm có nhiều khúc biến tấu khác nhau: nộm rau muống, hoa chuối, su hào…. nhưng tựu chung đều rất đơn giản, dễ làm và rất được ưa chuộng.
Rau nộm |
Canh bóng thập cẩm
Giống như canh sườn non hầm củ sen và rau nộm, canh bóng thập cẩm cũng rất bắt mắt và bổ dưỡng. Món ăn này có vị ngọt đặc biệt, vừa đậm đà vừa nhẹ nhàng.
Canh bóng thập cẩm |
Canh bóng gồm có su hào, cà rốt, đậu Hà Lan. Su hào, cà rốt được cắt tỉa hoa cho đẹp mắt và nấu vừa tới để không bị nát. Giò lụa và trứng tráng mỏng thái chỉ, tôm bông, mỗi thứ để một góc, bên trên trang trí mấy cọng rau mùi. Khi ăn, gắp mỗi thứ một ít, bỏ vào bát, phụ thêm với tôm nõn và thịt thăn. Hai thứ này cho vào nước dùng nấu trước cho ngọt.
Chân giò nấu măng khô
Gần như đã trở thành truyền thống, mỗi dịp tết về trong những mâm cỗ bát chân giò nấu măng khô là bát canh dường như không thể thiếu.
Chân giò nấu măng khô |
Canh mọc nấm hương
Canh mọc nấm hương là món ăn ngon, nhiều chất dinh dưỡng. Theo truyền thống, trên những mâm cỗ Tết thường luôn xuất hiện món canh mọc nấm hương nóng hổi đậm đà.
Canh mọc nấm hương |
Hương vị thanh của cà rốt, su hào kết hợp với những miếng mọc giòn đượm hương thơm của nấm khiến bất cứ ai cũng phải mê mẩn. Món canh này còn tạo ra hiệu quả cảm quan mạnh với màu cam đỏ của cà rốt, màu xanh nhạt của su hào, hồng nhạt của mọc và màu nâu nổi bật của mũ nấm.
Giò me xứ Nghệ
Tên giò me nhưng món giò này hoàn toàn không liên quan gì tới cây me hay loại cây gì chua chua như trong tượng tưởng. Thực chất đây là loại giò làm từ thịt bê nguyên tảng, hạt tiêu, mì chính, trứng gà cuộn, sau đó cuộn và bọc lại như giò rồi mang hấp cách thủy.
Giò me xứ Nghệ |
Thịt được hấp nên giữ nguyên được độ ngọt, có màu hồng hồng trông rất ngon mắt. Khi ăn miếng thịt ngọt, mềm, và hương vị rất thơm phần viền ngoài trong trong là nước của thịt và lòng trắng trứng gà khi hấp chảy ra, bao bọc lại xung quanh.
Đặc biệt hơn, có thể thái thành từng miếng vuông vắn như giò bình thường để bày trong mâm cỗ cúng Tết, hoặc có thể thái từng lát mòng làm mồi nhậu cho các đấng nam nhi, hoặc kẹp bánh mì cho trẻ con ăn chơi.
Hùng Phú (Tổng hợp)
Bình luận