Nhiều đại gia Việt thể hiện đẳng cấp bằng việc sở hữu những đồ nội thất bằng gỗ siêu đắt đỏ, có khi lên đến hàng tỷ đồng.
Bàn ghế bằng gỗ ngọc am, giá “khủng”
Gỗ ngọc am là thứ gỗ xưa kia chỉ dành cho các bậc vua chúa. Ngày nay loại gỗ này gần như không còn nữa nên giá trị của bộ bàn ghế càng cao hơn. Bộ bàn ghế có giá đắt nhất (10 tỷ đồng) được làm bằng gỗ ngọc am ở Tuyên Quang, thuộc sở hữu của một đại gia trong ngành lâm sản, khoáng sản.
Bộ bàn ghế được làm bằng gỗ ngọc am này có hình dáng rất kỳ dị. 4 chiếc ghế được chạm trổ rồng phượng một cách cực kỳ tinh xảo.
Mỗi con rồng khổng lồ với những dáng uốn lượn, trạng thái hoàn toàn khác nhau. Những hoa văn họa tiết của tứ linh gồm "long - ly - quy - phượng" cũng được sắp đặt một cách tự nhiên, hài hoà và đầy sang trọng.
Bộ bàn ghế tứ linh "độc"
Bộ bàn ghế gồm đầy đủ hình dáng long, lân, quy, phụng, được làm từ gốc cây cẩm lai (chi gỗ quý còn có tên khác là sưa, trắc, là loài quý hiếm, thể hiện màu sắc lạ kỳ tạo nên bởi các vân thớ) thuộc sở hữu của một đại gia ở Nghệ An...
Theo chủ nhân, gốc rễ gỗ quý khổng lồ để làm bộ bàn ghế này được mua về từ Campuchia vào thập niên 90 của thế kỷ trước.
Ước tính, lượng gỗ để tạo ra những sản phẩm độc đáo này lên tới 7 khối.
Vung tiền tỷ sắm bàn ghế ngọc nghiến
Ngọc nghiến được coi là biểu tượng của sự giàu sang phú quý, thể hiện đẳng cấp của người sở hữu, đem lại nhiều may mắn, tài lộc. Vì thế, nhiều nhà giàu đã bỏ ra cả chục, thậm chí vài chục tỷ đồng để săn bằng được món hàng đẳng cấp đó.
Theo thời giá thị trường, ngay trên đất nghiến nổi tiếng vùng hạ lưu sông Đà ở Quỳnh Nhai (Sơn La), Tủa Chùa (Điện Biên), thì giá bộ bàn ghế ngọc nghiến bèo nhất cũng phải nửa tỷ đồng.
Các bộ sập bằng ngọc nghiến có giá từ 800 triệu đến 1,8 tỷ đồng, bàn ghế (tùy từng loại 6 món hay 9 món) có giá từ 300 triệu đến trên dưới 1 tỷ đồng, tùy từng chất ngọc.
Tấm phản nửa tỷ
Chủ nhân của tấm phản đắt đỏ này là ông Tân ở quận Tân Bình, TP.HCM. Tấm phản bằng gỗ gõ màu đỏ lừ, mỗi tấm dài 3m, dày 10cm.
Ông Tân đã mua tấm phản này với giá 500 triệu đồng qua nhiều mối. Theo gia chủ, đây là giá của cách đây 5 năm, còn bây giờ, trị giá của tấm phản phải gấp đôi con số ấy.
Để có tấm phản này, cây gỗ phải thuộc hàng sư tổ trong rừng, và phải là cây mọc thẳng tắp, thớ vân gỗ đẹp và dày, không khuyết điểm, mỗi cây chỉ ngả ra được 1-2 bộ phản.
Bộ sập gỗ bạc tỷ của "tỷ phú chơi ngông"
Chủ nhân của chiếc sập bạc tỷ này là anh Trần Đức Thuấn (một đại gia trong làng sản xuất gỗ Hà thành). Anh vẫn được bạn bè hài hước gọi bằng biệt danh "tỷ phú chơi ngông", bởi những đam mê sáng tạo những tác phẩm gỗ lạ và độc.
Để sở hữu chiếc sập có giá lên tới 2 tỷ đồng, anh phải mất hơn 2 năm để đi khắp Bắc - Nam sưu tầm gỗ quý và thêm ròng rã mấy tháng trời để hoàn thiện.
Chiếc sập dài 2m, cao 80cm, không cầu kỳ, kiểu cách nhưng lại toát lên vẻ sang trọng với màu vàng óng đẹp mắt. Nhưng điều hút mắt người xem nhất đó chính là vô vàn những họa tiết đan xen ngay trên một mặt cắt nhỏ.
Giường ngủ nửa tỷ của ông trùm
Ông trùm ma túy Tàng "Keangnam" không tiếc tiền trang trí các loại gỗ quý với họa tiết tinh xảo như biệt phủ của vua chúa.
Riêng chiếc giường ngủ của vợ chồng ông trùm này có giá tới nửa tỷ đồng.
Chiếc giường được cho là đặt tại Trung Quốc. Thân giường được làm bằng gỗ sưa bọc đá quý và nạm bạc với những họa tiết tinh xảo.
Chiếc giường này có giá được cho là khoảng 500 triệu đồng.
Bộ trường kỷ cổ bạc tỷ bị trộm
Dư luận đang xôn xao về vụ trộm đột nhập ngôi nhà cổ ở Vĩnh Long lấy đi một bộ bàn nghế trường kỷ trị giá hơn 1 tỷ đồng và nhiều tài sản giá trị khác.
Bộ trường kỷ bao gồm 2 chiếc ghế ngồi dài khoảng 1,8m, rộng 60cm và một chiếc bàn dài 1,7 và cao hơn 1m và phải cần đến 6 người đàn ông bình thường khiêng mới nổi.
Riêng chiếc bàn ở giữa thì cần ít nhất 4 người. Phía trên mặt bộ trường kỷ được ghép bằng đá cẩm thạch, gỗ màu mun đen và có niên đại hơn 100 năm trước.
Năm 2012, bộ trường kỷ được cho là quý hiếm nhất miền Nam trị giá bạc tỷ của gia đình ông Nguyễn Văn Thưa (ngụ xã Vĩnh Bình, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre) cũng bị trộm.
Bộ trường kỷ được làm toàn bộ bằng gỗ sừng. Trên mặt và lưng dựa của nó bằng cẩm thạch mát lạnh. Khi nhìn vào mỗi hướng có một màu sắc lung linh khác nhau trông rất lạ.
Bàn ghế bằng gỗ ngọc am, giá “khủng”
Gỗ ngọc am là thứ gỗ xưa kia chỉ dành cho các bậc vua chúa. Ngày nay loại gỗ này gần như không còn nữa nên giá trị của bộ bàn ghế càng cao hơn. Bộ bàn ghế có giá đắt nhất (10 tỷ đồng) được làm bằng gỗ ngọc am ở Tuyên Quang, thuộc sở hữu của một đại gia trong ngành lâm sản, khoáng sản.
Bộ bàn ghế được làm bằng gỗ ngọc am này có hình dáng rất kỳ dị. 4 chiếc ghế được chạm trổ rồng phượng một cách cực kỳ tinh xảo.
Mỗi con rồng khổng lồ với những dáng uốn lượn, trạng thái hoàn toàn khác nhau. Những hoa văn họa tiết của tứ linh gồm "long - ly - quy - phượng" cũng được sắp đặt một cách tự nhiên, hài hoà và đầy sang trọng.
Bộ bàn ghế tứ linh "độc"
Bộ bàn ghế gồm đầy đủ hình dáng long, lân, quy, phụng, được làm từ gốc cây cẩm lai (chi gỗ quý còn có tên khác là sưa, trắc, là loài quý hiếm, thể hiện màu sắc lạ kỳ tạo nên bởi các vân thớ) thuộc sở hữu của một đại gia ở Nghệ An...
Theo chủ nhân, gốc rễ gỗ quý khổng lồ để làm bộ bàn ghế này được mua về từ Campuchia vào thập niên 90 của thế kỷ trước.
Ước tính, lượng gỗ để tạo ra những sản phẩm độc đáo này lên tới 7 khối.
Vung tiền tỷ sắm bàn ghế ngọc nghiến
Ngọc nghiến được coi là biểu tượng của sự giàu sang phú quý, thể hiện đẳng cấp của người sở hữu, đem lại nhiều may mắn, tài lộc. Vì thế, nhiều nhà giàu đã bỏ ra cả chục, thậm chí vài chục tỷ đồng để săn bằng được món hàng đẳng cấp đó.
Theo thời giá thị trường, ngay trên đất nghiến nổi tiếng vùng hạ lưu sông Đà ở Quỳnh Nhai (Sơn La), Tủa Chùa (Điện Biên), thì giá bộ bàn ghế ngọc nghiến bèo nhất cũng phải nửa tỷ đồng.
Các bộ sập bằng ngọc nghiến có giá từ 800 triệu đến 1,8 tỷ đồng, bàn ghế (tùy từng loại 6 món hay 9 món) có giá từ 300 triệu đến trên dưới 1 tỷ đồng, tùy từng chất ngọc.
Tấm phản nửa tỷ
Chủ nhân của tấm phản đắt đỏ này là ông Tân ở quận Tân Bình, TP.HCM. Tấm phản bằng gỗ gõ màu đỏ lừ, mỗi tấm dài 3m, dày 10cm.
Ông Tân đã mua tấm phản này với giá 500 triệu đồng qua nhiều mối. Theo gia chủ, đây là giá của cách đây 5 năm, còn bây giờ, trị giá của tấm phản phải gấp đôi con số ấy.
Để có tấm phản này, cây gỗ phải thuộc hàng sư tổ trong rừng, và phải là cây mọc thẳng tắp, thớ vân gỗ đẹp và dày, không khuyết điểm, mỗi cây chỉ ngả ra được 1-2 bộ phản.
Bộ sập gỗ bạc tỷ của "tỷ phú chơi ngông"
Chủ nhân của chiếc sập bạc tỷ này là anh Trần Đức Thuấn (một đại gia trong làng sản xuất gỗ Hà thành). Anh vẫn được bạn bè hài hước gọi bằng biệt danh "tỷ phú chơi ngông", bởi những đam mê sáng tạo những tác phẩm gỗ lạ và độc.
Chiếc sập dài 2m, cao 80cm, không cầu kỳ, kiểu cách nhưng lại toát lên vẻ sang trọng với màu vàng óng đẹp mắt. Nhưng điều hút mắt người xem nhất đó chính là vô vàn những họa tiết đan xen ngay trên một mặt cắt nhỏ.
Giường ngủ nửa tỷ của ông trùm
Ông trùm ma túy Tàng "Keangnam" không tiếc tiền trang trí các loại gỗ quý với họa tiết tinh xảo như biệt phủ của vua chúa.
Riêng chiếc giường ngủ của vợ chồng ông trùm này có giá tới nửa tỷ đồng.
Chiếc giường được cho là đặt tại Trung Quốc. Thân giường được làm bằng gỗ sưa bọc đá quý và nạm bạc với những họa tiết tinh xảo.
Chiếc giường này có giá được cho là khoảng 500 triệu đồng.
Bộ trường kỷ cổ bạc tỷ bị trộm
Dư luận đang xôn xao về vụ trộm đột nhập ngôi nhà cổ ở Vĩnh Long lấy đi một bộ bàn nghế trường kỷ trị giá hơn 1 tỷ đồng và nhiều tài sản giá trị khác.
Bộ trường kỷ bao gồm 2 chiếc ghế ngồi dài khoảng 1,8m, rộng 60cm và một chiếc bàn dài 1,7 và cao hơn 1m và phải cần đến 6 người đàn ông bình thường khiêng mới nổi.
Riêng chiếc bàn ở giữa thì cần ít nhất 4 người. Phía trên mặt bộ trường kỷ được ghép bằng đá cẩm thạch, gỗ màu mun đen và có niên đại hơn 100 năm trước.
Năm 2012, bộ trường kỷ được cho là quý hiếm nhất miền Nam trị giá bạc tỷ của gia đình ông Nguyễn Văn Thưa (ngụ xã Vĩnh Bình, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre) cũng bị trộm.
Bộ trường kỷ được làm toàn bộ bằng gỗ sừng. Trên mặt và lưng dựa của nó bằng cẩm thạch mát lạnh. Khi nhìn vào mỗi hướng có một màu sắc lung linh khác nhau trông rất lạ.
Theo Vietnamnet
Bình luận