(VTC News)- Nhiều phụ huynh cho rằng, vào học tại trường Thực nghiệm các con sẽ có những điều kiện giáo dục tốt nhất nhưng cũng không ít phụ huynh lại tỏ ra thất vọng với mô hình này.
“Chào hỏi” bị xem nhẹ?
Điều dễ dàng cảm nhận khi bước vào ngôi trường Thực nghiệm đó là hình ảnh của những đứa trẻ thoải mái đùa vui trong sân trường hay trước hành lang cửa lớp.
Tuy nhiên, nếu “lỡ” có va vào khách thì cũng rất nhanh chóng các em vụt chạy rất nhanh mà quên đi một câu nói quen thuộc: “Con xin lỗi cô, xin lỗi chú”. Các em vẫn tự nhiên chơi đùa vui dù lần đầu chạm mặt những người khách lạ mà quên đi mất lời chào hỏi lễ phép “Cháu chào cô, chào chú ạ!”
Tận mắt được tham gia vào một tiết học theo Công nghệ giáo dục mới thấy cũng còn có rất nhiều điều đáng bàn.
Có lẽ ít có nơi đâu khi cô giáo bước vào lớp các em học sinh vẫn nhốn nháo như giờ ra chơi và dường như không xác định rằng đã bắt đầu bước vào giờ học.
Thậm chí, chỉ khi cô giáo yêu cầu lớp trưởng đứng dậy hô các bạn chào cô giáo thì đồng loạt các em học sinh trong lớp mới đứng dậy. Điều đáng buồn hơn, nếu không có sự yêu cầu cầu cô giáo thì chắc hẳn các em học sinh này cũng quên chào hỏi ngay cả những “vị khách lạ mặt” đang ngồi ở cuối lớp.
Nếu “vị khách lạ mặt” lỡ có bỏ ra ngoài, để chiếc máy ảnh đời mới hay một cuốn sổ ghi chép nhiều màu sắc thì các em học sinh xung quanh vẫn “hồn nhiên” lấy ra nghịch ngợm mà không hề có một lời xin phép.
Thậm chí, hàng chục học sinh nếu có vây quanh "vị khách lạ" thì cũng rất khó có thể nghe thấy một lời “Chú ơi cháu xin phép xem cái máy ảnh hay Chú ơi cái máy ảnh hay máy quay đây ạ”. Tất cả chỉ là những hành động tự tiện một cách rất “tự nhiên”.
Thậm chí, nếu là một người khó tính thì chắc hẳn sẽ cảm thấy rất khó chịu khi đã vào giờ học nhưng nhiều cô cậu học trò vẫn tự nhiên quay ngang quay dọc, ngồi gác chân lên ghế trông rất khó coi.
Trong lớp, tiếng nói chuyện của học sinh có lẽ còn to hơn tiếng cô giáo giảng bài. Khi được hỏi ý kiến phát biểu, nhiều em học sinh cứ nhao nhao xung phong trả lời một cách quá “tự nhiên”.
Điều đáng nói là học sinh học tại đây chưa hẳn đã rèn luyện được sự sáng tạo như đúng những gì nhà trường thường hay tự hào.
Khi “vị khách lạ” chào các học sinh ra khỏi lớp thì cũng không thấy mấy em đáp lại một cách nhiệt tình và ý thức khiến vị khách kia cũng cảm thấy lạc lõng khi đứng trong lớp cùng các em. Khi có sự nhắc nhở của giáo viên trong lớp và dưới sự điều hành của lớp trưởng các em mới bắt đầu hô to “Em chào chú ạ” kèm theo đó là những câu tiếng Anh lạc lõng : “Bye bye. See you again”.
Ở trường các em học sinh được dạy là "Em" xưng với "cô" nhưng không hiểu ở đâu các em lại nghĩ ra cách chào khá lạ lùng "Em chào chú ạ".
Khi chúng tôi hỏi một phụ huynh đang có con học tập tại trường Thực nghiệm, liệu ở nhà cháu có lễ phép với ông bà cha mẹ hay không, thì chị trả lời “Có” nhưng rất nhỏ. Tuy nhiên, sau đấy chị lại ghé tai nói rằng: “Nhìn chung cháu cũng rất ngoan nhưng nhiều khi vẫn chưa ý thức được nên gia đình mình phải nhắc nhở cháu rất nhiều”.
Một phụ huynh khi đến thăm trường và trực tiếp chứng kiến một buổi học của học sinh trường Thực nghiệm đã phải thốt lên rằng: "Có cho anh tiền anh cũng không cho con vào học Thực nghiệm vì ngay cả sự lễ phép tối thiểu nhất thì học sinh ở đây cũng không thể hiện được điều đó. Như vậy, sau này lớn lên thì các em đó sẽ phát triển như thế nào?"
Dẫu biết rằng phương châm giáo dục của Trường Thực nghiệm là lấy học sinh làm trung tâm, tất cả hoạt động đều gắn với lợi ích của học sinh để các em “Mỗi ngày đến trường náo nức một ngày vui”, nhưng phải chăng ở đây học sinh đang được rèn luyện để “vui quá đà”?
Đánh giá không đúng liệu có tốt?
Có lẽ điểm khác biệt so với tiết học ở các trường bình thường khác là ở đây mối quan hệ thầy trò dường như được đưa lại gần gũi hơn. Dễ dàng cảm nhận được sự cởi mở trong giao tiếp giữa học trò và các thầy cô giáo.
Không bắt đầu bài học một cách khô cứng, cô giáo gợi mở lại cho học sinh về bài học tiết trước thông qua những câu đố dân gian thú vị. Các con được khuyến khích phát biểu ý kiến của mình dù chỉ là một chút kiến thức nhỏ bé nhất của bài học.
Học sinh nếu có lỡ quên đi bài học hôm trước cũng sẽ được đồng ý cho mở vở để đọc lại bài giảng rồi trả lời cho cô giáo chứ không hề phải “lén lút” nhìn trộm bài học trong cuốn vở dưới ngăn bàn.
Ở trường Thực nghiệm, không có chuyện học sinh bị “chê” mà sẽ được “khen và động viên” nhiều hơn để các em không chịu một tâm lý nặng nề trong học tập.
Nếu chẳng may các em có viết sai nhiều chính tả hay chữ còn xấu thì các cô vẫn nhận xét: “Chữ viết khá đẹp nhưng bài làm còn sai nhiều. Em cần tập đọc nhiều hơn”.
Thậm chí, chia sẻ trên cách diễn đàn mạng ngay cả các bậc phụ huynh cũng thừa nhận với nhau rằng: “Các cô chẳng chú trọng học viết chữ gì cả. Chữ con xấu kinh khủng”…
“Chào hỏi” bị xem nhẹ?
Điều dễ dàng cảm nhận khi bước vào ngôi trường Thực nghiệm đó là hình ảnh của những đứa trẻ thoải mái đùa vui trong sân trường hay trước hành lang cửa lớp.
Mặc dù cô giáo đã vào lớp nhưng có em thì nằm, có em vẫn đang chạy chạy, có em lại cười nói với bạn bè (Ảnh: Khởi Nguyên) |
Tuy nhiên, nếu “lỡ” có va vào khách thì cũng rất nhanh chóng các em vụt chạy rất nhanh mà quên đi một câu nói quen thuộc: “Con xin lỗi cô, xin lỗi chú”. Các em vẫn tự nhiên chơi đùa vui dù lần đầu chạm mặt những người khách lạ mà quên đi mất lời chào hỏi lễ phép “Cháu chào cô, chào chú ạ!”
Tận mắt được tham gia vào một tiết học theo Công nghệ giáo dục mới thấy cũng còn có rất nhiều điều đáng bàn.
Có lẽ ít có nơi đâu khi cô giáo bước vào lớp các em học sinh vẫn nhốn nháo như giờ ra chơi và dường như không xác định rằng đã bắt đầu bước vào giờ học.
Thậm chí, chỉ khi cô giáo yêu cầu lớp trưởng đứng dậy hô các bạn chào cô giáo thì đồng loạt các em học sinh trong lớp mới đứng dậy. Điều đáng buồn hơn, nếu không có sự yêu cầu cầu cô giáo thì chắc hẳn các em học sinh này cũng quên chào hỏi ngay cả những “vị khách lạ mặt” đang ngồi ở cuối lớp.
Nếu “vị khách lạ mặt” lỡ có bỏ ra ngoài, để chiếc máy ảnh đời mới hay một cuốn sổ ghi chép nhiều màu sắc thì các em học sinh xung quanh vẫn “hồn nhiên” lấy ra nghịch ngợm mà không hề có một lời xin phép.
Thậm chí, hàng chục học sinh nếu có vây quanh "vị khách lạ" thì cũng rất khó có thể nghe thấy một lời “Chú ơi cháu xin phép xem cái máy ảnh hay Chú ơi cái máy ảnh hay máy quay đây ạ”. Tất cả chỉ là những hành động tự tiện một cách rất “tự nhiên”.
Thậm chí, nếu là một người khó tính thì chắc hẳn sẽ cảm thấy rất khó chịu khi đã vào giờ học nhưng nhiều cô cậu học trò vẫn tự nhiên quay ngang quay dọc, ngồi gác chân lên ghế trông rất khó coi.
Trong lớp, tiếng nói chuyện của học sinh có lẽ còn to hơn tiếng cô giáo giảng bài. Khi được hỏi ý kiến phát biểu, nhiều em học sinh cứ nhao nhao xung phong trả lời một cách quá “tự nhiên”.
Điều đáng nói là học sinh học tại đây chưa hẳn đã rèn luyện được sự sáng tạo như đúng những gì nhà trường thường hay tự hào.
Môi trường học tập và điều kiện cơ sở vật chất và giáo viên của trường Thực nghiệm khiến nhiều phụ huynh "mơ ước" |
Khi “vị khách lạ” chào các học sinh ra khỏi lớp thì cũng không thấy mấy em đáp lại một cách nhiệt tình và ý thức khiến vị khách kia cũng cảm thấy lạc lõng khi đứng trong lớp cùng các em. Khi có sự nhắc nhở của giáo viên trong lớp và dưới sự điều hành của lớp trưởng các em mới bắt đầu hô to “Em chào chú ạ” kèm theo đó là những câu tiếng Anh lạc lõng : “Bye bye. See you again”.
Ở trường các em học sinh được dạy là "Em" xưng với "cô" nhưng không hiểu ở đâu các em lại nghĩ ra cách chào khá lạ lùng "Em chào chú ạ".
Khi chúng tôi hỏi một phụ huynh đang có con học tập tại trường Thực nghiệm, liệu ở nhà cháu có lễ phép với ông bà cha mẹ hay không, thì chị trả lời “Có” nhưng rất nhỏ. Tuy nhiên, sau đấy chị lại ghé tai nói rằng: “Nhìn chung cháu cũng rất ngoan nhưng nhiều khi vẫn chưa ý thức được nên gia đình mình phải nhắc nhở cháu rất nhiều”.
Một phụ huynh khi đến thăm trường và trực tiếp chứng kiến một buổi học của học sinh trường Thực nghiệm đã phải thốt lên rằng: "Có cho anh tiền anh cũng không cho con vào học Thực nghiệm vì ngay cả sự lễ phép tối thiểu nhất thì học sinh ở đây cũng không thể hiện được điều đó. Như vậy, sau này lớn lên thì các em đó sẽ phát triển như thế nào?"
Dẫu biết rằng phương châm giáo dục của Trường Thực nghiệm là lấy học sinh làm trung tâm, tất cả hoạt động đều gắn với lợi ích của học sinh để các em “Mỗi ngày đến trường náo nức một ngày vui”, nhưng phải chăng ở đây học sinh đang được rèn luyện để “vui quá đà”?
Đánh giá không đúng liệu có tốt?
Có lẽ điểm khác biệt so với tiết học ở các trường bình thường khác là ở đây mối quan hệ thầy trò dường như được đưa lại gần gũi hơn. Dễ dàng cảm nhận được sự cởi mở trong giao tiếp giữa học trò và các thầy cô giáo.
Không bắt đầu bài học một cách khô cứng, cô giáo gợi mở lại cho học sinh về bài học tiết trước thông qua những câu đố dân gian thú vị. Các con được khuyến khích phát biểu ý kiến của mình dù chỉ là một chút kiến thức nhỏ bé nhất của bài học.
Học sinh nếu có lỡ quên đi bài học hôm trước cũng sẽ được đồng ý cho mở vở để đọc lại bài giảng rồi trả lời cho cô giáo chứ không hề phải “lén lút” nhìn trộm bài học trong cuốn vở dưới ngăn bàn.
Ở trường Thực nghiệm, không có chuyện học sinh bị “chê” mà sẽ được “khen và động viên” nhiều hơn để các em không chịu một tâm lý nặng nề trong học tập.
Nếu chẳng may các em có viết sai nhiều chính tả hay chữ còn xấu thì các cô vẫn nhận xét: “Chữ viết khá đẹp nhưng bài làm còn sai nhiều. Em cần tập đọc nhiều hơn”.
Phải chăng vì không coi trọng điểm số nên các cô giáo có phần thiếu trách nhiệm khi chấm bài để sót rất nhiều lỗi của học sinh (Trong ảnh: học sinh viết sai: "Vếnh thay vì vểnh", "Thá thay vì thả" |
Thậm chí, chia sẻ trên cách diễn đàn mạng ngay cả các bậc phụ huynh cũng thừa nhận với nhau rằng: “Các cô chẳng chú trọng học viết chữ gì cả. Chữ con xấu kinh khủng”…
Nếu như ở trường Thực nghiệm con được điểm 10 môn Tiếng Việt thì khi vào một trường khác chắc chắn chỉ được tối đa là 8 điểm.
Thậm chí, khi bài viết của con dẫu còn thiếu sót nhưng các cô giáo vẫn “động viên” cho điểm 10 một cách tròn trĩnh.
Là một giáo viên đã từng tham dạy cả chương trình Giáo dục đại trà và Giáo dục công nghệ, cô Nguyễn Bạch Yến, giáo viên lớp 1 chia sẻ: “Tôi thấy dạy cả hai chương trình không có gì là khó, quan trọng vẫn là cách truyền đạt tới HS cũng như không gây áp lực học hành cho trẻ”.
Trao đổi với báo chí, cô Lê Thị Mai Hương cũng gửi lời khuyên các bậc phụ huynh: "Phụ huynh cho con vào Trường Thực Nghiệm cần quan tâm đến con nhiều hơn, một cách tích cực. Phụ huynh cũng nên có trách nhiệm trong việc làm bài của con ở nhà và khuyến khích con đặt câu hỏi nếu con chưa hiểu. Không nên sốt ruột hay ép con phải nhanh chóng đạt kết quả tốt hay mang các bạn ra để so sánh, tạo áp lực cho con".
Khởi Nguyên(ghi)
Bình luận