Theo đại tá Nguyễn Văn Thỉnh, Phó cục trưởng Cục An ninh mạng, Bộ Công an, cơ quan an ninh phát hiện hacker nước ngoài đang mở chiến dịch gián điệp quy mô lớn nhằm vào Việt Nam.
Tại hội thảo “Tăng cường bảo mật và an toàn thông tin trong môi trường rủi ro” hôm qua, đại tá Thỉnh cho biết, Việt Nam đang trở thành mục tiêu chính trong hàng loạt hoạt động tình báo quy mô lớn, xuất phát từ các quốc gia có tiềm lực công nghệ như chiến dịch LURID, Operarion Shady RAT.
Thủ đoạn tấn công chủ yếu gài mã độc vào hệ thống thư điện tử của nhiều cơ quan Đảng, Nhà nước.
Người dùng bị dẫn dụ mở tập tin nhúng mã độc. Từ đó mã độc xâm nhập và kiểm soát máy tính, chiếm đoạt thông tin, tài liệu. Hacker đồng thời sử dụng các máy tính, tài khoản chiếm đoạt làm bàn đạp mở rộng tấn công, xâm nhập, kiểm soát toàn bộ hệ thống mạng máy tính của các cơ quan trọng yếu. Qua kiểm tra đánh giá tại các cơ quan bộ, ngành ở trung ương,
Bộ Công an phát hiện nhiều cơ quan bị nhiễm các loại virus gián điệp nguy hiểm. Các mã độc này được thiết kế rất tinh vi, được nhúng chủ yếu vào các tập tin văn bản.
Năm 2014, Bộ Công an phát hiện gần 6.000 trang tin, cổng thông tin điện tử, trong đó có 246 tên miền gov.vn bị tấn công, chiếm quyền quản trị, chỉnh sửa nội dung. Nhiều nhất là sau khi giàn khoan Hải Dương 981 hạ đặt trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và dịp Quốc khánh 2/9.
Theo đại tá Thỉnh, cơ quan an ninh còn phát hiện nhiều thiết bị phần cứng bị cài đặt mã độc gây nguy cơ bị khống chế từ xa và định vị người sử dụng thông qua trạm BTS. Một số điện thoại thông minh chứa mã độc trên hệ điều hành Android cho phép định vị, lấy trộm danh bạ, tin nhắn và ghi âm bí mật, một số thiết bị lưu trữ di động có chứa sẵn mã độc cho phép tin tặc lấy cắp dữ liệu.
Theo ông Vũ Quốc Khánh, Giám đốc Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam, chỉ trong quý I/2015, ghi nhận hơn 1,2 triệu mã độc tấn công máy tính, điện thoại. Điện thoại sử dụng Android nằm trong nhóm bị tấn công nhiều nhất.
Nguồn: Tiền Phong
Tại hội thảo “Tăng cường bảo mật và an toàn thông tin trong môi trường rủi ro” hôm qua, đại tá Thỉnh cho biết, Việt Nam đang trở thành mục tiêu chính trong hàng loạt hoạt động tình báo quy mô lớn, xuất phát từ các quốc gia có tiềm lực công nghệ như chiến dịch LURID, Operarion Shady RAT.
Thủ đoạn tấn công chủ yếu gài mã độc vào hệ thống thư điện tử của nhiều cơ quan Đảng, Nhà nước.
Nhiều máy tính của cơ quan nhà nước dính virus gián điệp |
Bộ Công an phát hiện nhiều cơ quan bị nhiễm các loại virus gián điệp nguy hiểm. Các mã độc này được thiết kế rất tinh vi, được nhúng chủ yếu vào các tập tin văn bản.
Năm 2014, Bộ Công an phát hiện gần 6.000 trang tin, cổng thông tin điện tử, trong đó có 246 tên miền gov.vn bị tấn công, chiếm quyền quản trị, chỉnh sửa nội dung. Nhiều nhất là sau khi giàn khoan Hải Dương 981 hạ đặt trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và dịp Quốc khánh 2/9.
Theo đại tá Thỉnh, cơ quan an ninh còn phát hiện nhiều thiết bị phần cứng bị cài đặt mã độc gây nguy cơ bị khống chế từ xa và định vị người sử dụng thông qua trạm BTS. Một số điện thoại thông minh chứa mã độc trên hệ điều hành Android cho phép định vị, lấy trộm danh bạ, tin nhắn và ghi âm bí mật, một số thiết bị lưu trữ di động có chứa sẵn mã độc cho phép tin tặc lấy cắp dữ liệu.
Theo ông Vũ Quốc Khánh, Giám đốc Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam, chỉ trong quý I/2015, ghi nhận hơn 1,2 triệu mã độc tấn công máy tính, điện thoại. Điện thoại sử dụng Android nằm trong nhóm bị tấn công nhiều nhất.
Nguồn: Tiền Phong
Bình luận