Tại điểm lẻ của Trường tiểu học Hưng Thạnh (huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang), nhà vệ sinh duy nhất bị hỏng và đóng cửa từ lâu nên 146 học sinh và 11 giáo viên phải nhịn đi vệ sinh hoặc đi ra bãi… cây cỏ xung quanh nhà trường.
Học sinh (HS) của trường cũng không có nước sinh hoạt, rửa tay hoặc vệ sinh cho dù các em ở trường cả ngày, mang cơm theo ăn.
Đó là một trong những kết quả khảo sát “Thực trạng vệ sinh môi trường” thuộc Dự án “Cộng đồng xanh cho trẻ em” do Tổ chức Cứu trợ trẻ em, Quỹ Alstom và tỉnh Đoàn Tiền Giang thực hiện. Cuộc khảo sát được thực hiện tại 4 trường trên địa bàn tỉnh đều cho thấy vấn đề vệ sinh tại trường học đều chưa được đảm bảo do xuống cấp, thiết kế không hợp lý…
Tại trường THCS Thạnh Mỹ (huyện Tân Phước) với 336 học sinh ở lứa tuổi 11 - 15 học sinh nam và nữ sử dụng chung nhà tiêu và khu vực tiểu. Chưa kể, máng tiểu cho HS nam để lộ thiên, cửa sổ bên ngoài nhìn thẳng vào, sau lưng không có tấm vách che. Do dùng chung nhà vệ sinh với HS nam nên các em HS nữ phải đi vệ sinh theo cặp để trông chừng cho nhau. Khi muốn dội nhà vệ sinh các em phải chạy ra hồ nước lấy nước.
Trường có máng rửa tay nhưng không dùng được 5 năm nay vì nước quá bẩn, phèn nặng nên HS cũng “ngán” rửa tay. Vòi nước đã bị hư nên đã tháo ra từ lâu.
Trường tiểu học Tân Phú (huyện Tân Phú Đông) với gần 400 HS có 2 nhà vệ sinh cho nam và nữ nhưng bị xuống cấp trầm trọng nên bốc mùi nồng nặc. Bức tường ngăn vách hai nhà vệ sinh bị nứt đường có nguy cơ sụp đổ bất kỳ lúc nào.
Hiện cả 4 điểm của Trường tiểu học Tân Phú đều không có hoặc không duy trì sử dụng hệ thống rửa tay có vòi nước cũng như không có sẵn xà bông cho HS thường xuyên. Do không có vòi nước rửa tay nên HS thường vọc tay vào hồ nước để rửa.
Bà Nguyễn Hoàng Khánh Tiên (Tổ chức Tổ chức Cứu trợ trẻ em) cho hay nhà vệ sinh và nguồn nước không đủ tiêu chuẩn là nguyên nhân gây ra nhiều loại bệnh cho học trò. Từ nay đến tháng 8/2013, dự án “Cộng đồng xanh cho trẻ em” sẽ được thực hiện tại hai huyện Tân Phước và Tân Phú Đông của Tiền Giang nhằm cải thiện sức khỏe của các em đang sinh sống tại đây, cải thiện hệ thống vệ sinh môi trường không đảm bảo và gây ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của trẻ.
Đồng thời hoạt động này để nâng cao năng lực của trẻ em, tạo điều kiện để các em có cơ hội nói lên tiếng nói và sự tham gia của mình vào quá trình xây dựng cộng đồng xanh tại địa phương.
Học sinh (HS) của trường cũng không có nước sinh hoạt, rửa tay hoặc vệ sinh cho dù các em ở trường cả ngày, mang cơm theo ăn.
Nhà vệ sinh hư hỏng, khóa cửa nên lâu nay thầy trò Trường tiểu học Hưng Thạnh (Tân Phước, Tiền Giang) nhịn tiểu hoặc đi... ở bãi cây cỏ quanh trường. |
Tại trường THCS Thạnh Mỹ (huyện Tân Phước) với 336 học sinh ở lứa tuổi 11 - 15 học sinh nam và nữ sử dụng chung nhà tiêu và khu vực tiểu. Chưa kể, máng tiểu cho HS nam để lộ thiên, cửa sổ bên ngoài nhìn thẳng vào, sau lưng không có tấm vách che. Do dùng chung nhà vệ sinh với HS nam nên các em HS nữ phải đi vệ sinh theo cặp để trông chừng cho nhau. Khi muốn dội nhà vệ sinh các em phải chạy ra hồ nước lấy nước.
336 học sinh Trường THCS Thạnh Mỹ (Tân Phước) dùng chung nhà vệ sinh nên các em nữ phải đi từng đôi để che cho nhau. |
Trường tiểu học Tân Phú (huyện Tân Phú Đông) với gần 400 HS có 2 nhà vệ sinh cho nam và nữ nhưng bị xuống cấp trầm trọng nên bốc mùi nồng nặc. Bức tường ngăn vách hai nhà vệ sinh bị nứt đường có nguy cơ sụp đổ bất kỳ lúc nào.
Vách ngăn hai nhà vệ sinh nam nữ tại Trường tiểu học Tân Phú (huyện Tân Phú Đông) chỉ chờ... sập. |
Bà Nguyễn Hoàng Khánh Tiên (Tổ chức Tổ chức Cứu trợ trẻ em) cho hay nhà vệ sinh và nguồn nước không đủ tiêu chuẩn là nguyên nhân gây ra nhiều loại bệnh cho học trò. Từ nay đến tháng 8/2013, dự án “Cộng đồng xanh cho trẻ em” sẽ được thực hiện tại hai huyện Tân Phước và Tân Phú Đông của Tiền Giang nhằm cải thiện sức khỏe của các em đang sinh sống tại đây, cải thiện hệ thống vệ sinh môi trường không đảm bảo và gây ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của trẻ.
Đồng thời hoạt động này để nâng cao năng lực của trẻ em, tạo điều kiện để các em có cơ hội nói lên tiếng nói và sự tham gia của mình vào quá trình xây dựng cộng đồng xanh tại địa phương.
Theo Dân trí
Bình luận