Không chỉ dạy toán, dạy giao tiếp, học sinh ở đây còn được học từ cách mặc quần áo, đánh răng đến cả việc nhận biết bộ phận của cây hay các loại hoa quả.
Một buổi sáng chúng tôi có mặt ở đây và được chứng kiến những tình cảm chân thành của cô trò nơi đây. Khi có cô giáo đến các em học sinh chạy ùa ra cổng đón trong sự vui mừng và gọi to tên cô. Đó là những tình cảm rất đỗi ngộ nghĩnh và đáng yêu của trẻ thơ.
Dạy những trẻ em có nhận thức bình thường đã có những khó khăn, vất vả, nhưng ở đây các cô giáo lại phải dạy những em nhận thức kém và cả chưa nhận thức được thì còn vất vả và khó khăn hơn gấp nhiều lần. Mặc dù nhiều khó khăn nhưng các cô vẫn luôn hết lòng, tận tụy dạy dỗ các em.
“Tôi làm giáo viên được hơn 30 năm rồi, sắp đến tuổi nghỉ hưu tôi về đây dạy. Các em học sinh ở đây đều rất thật lòng, tôi mong muốn giúp đỡ các em đỡ cô đơn trong cuộc sống”, cô Giang Thị Nhiên tâm sự.
Cô Nhiên chia sẻ thêm các em ở đây mỗi đứa mỗi tính, những đứa lớn rất cục tính, nên các em hay làm theo bản năng, không nhận thức được hành vi của mình.
Mặc dù có những khó khăn nhưng các cô giáo ở đây đều rất yêu thương các em, luôn hết lòng dạy dỗ, giúp các em hòa nhập với bạn bè và có cách cư xử đúng đắn với người lớn.
Các em học sinh ở đây hay có những hành động bộc phát rất ngộ nghĩnh nên luôn đem lại cho các cô cảm giác vui vẻ, thoải mái, xua tan những mệt mỏi đời thường. Ở đây có rất nhiều các cô giáo trẻ nhưng họ đã gắn bó với trung tâm đến hơn chục năm. Ở họ luôn cháy bỏng tâm huyết yêu nghề, yêu trẻ.
Phương pháp giáo dục đặc biệt
Những học sinh ở đây đều là trẻ khuyết tật, nhưng lại chia ra nhiều biểu hiện khác nhau. Trẻ em chậm khôn thì có cách giáo dục riêng, còn trẻ em tự kỷ lại phải có phương pháp dạy dỗ khác.
Các cô giáo ở đây cũng phải thường xuyên tham gia các lớp tập huấn giáo dục đặc biệt để có nhiều phương pháp, kỹ năng.
Như trong chương trình của môn toán, mỗi đối tượng lại phải sử dụng các phương thức khác nhau. Thường các cô tập trung dạy mô hình để cho học sinh dễ hiểu và tiếp thu được.
Còn đối với trẻ tự kỷ thì lại phải tập trung vào khả năng giao tiếp trước để các em sớm hòa nhập được với cuộc sống cùng bạn bè.
Không chỉ dạy toán, dạy giao tiếp, học sinh ở đây còn được học từ cách mặc quần áo, đánh răng đến cả việc nhận biết bộ phận của cây hay các loại hoa quả. Đây chính là một trường học rất đặc biệt của những học sinh đặc biệt.
Với những học sinh đặc biệt như vậy, các cô giáo ở đây cũng phải rất cố gắng. Họ thường xuyên trau dồi và thay đổi phương pháp dạy để tạo được kết quả tốt cho các em. Giám đốc trung tâm Bà Vũ Thị Minh Hương cũng có nhiều khen ngợi, đánh giá các tiết học, lớp học tốt.
Những kết quả của cô và trò trung tâm cũng đã được Hội cứu trợ trẻ em tàn tật thành phố đánh giá tốt và đưa lên Trung ương để khen tặng.
Theo Hải Duyên/ ĐSPL
Đây chính là một trường học rất đặc biệt của những học sinh đặc biệt.
Niềm vui bên những khó khăn
Phúc Tuệ nằm cạnh Hồ Tây (Hà Nội) là trung tâm dạy trẻ em khuyết tật chủ yếu là các em bị tự kỷ, chậm khôn... Trong khuôn viên nhỏ hẹp, trung tâm có gần 100 trẻ em đang học tập đủ mọi lứa tuổi.
Tình cảm cô trò thắm thiết |
Dạy những trẻ em có nhận thức bình thường đã có những khó khăn, vất vả, nhưng ở đây các cô giáo lại phải dạy những em nhận thức kém và cả chưa nhận thức được thì còn vất vả và khó khăn hơn gấp nhiều lần. Mặc dù nhiều khó khăn nhưng các cô vẫn luôn hết lòng, tận tụy dạy dỗ các em.
“Tôi làm giáo viên được hơn 30 năm rồi, sắp đến tuổi nghỉ hưu tôi về đây dạy. Các em học sinh ở đây đều rất thật lòng, tôi mong muốn giúp đỡ các em đỡ cô đơn trong cuộc sống”, cô Giang Thị Nhiên tâm sự.
Cô Nhiên chia sẻ thêm các em ở đây mỗi đứa mỗi tính, những đứa lớn rất cục tính, nên các em hay làm theo bản năng, không nhận thức được hành vi của mình.
Mặc dù có những khó khăn nhưng các cô giáo ở đây đều rất yêu thương các em, luôn hết lòng dạy dỗ, giúp các em hòa nhập với bạn bè và có cách cư xử đúng đắn với người lớn.
Các em học sinh ở đây hay có những hành động bộc phát rất ngộ nghĩnh nên luôn đem lại cho các cô cảm giác vui vẻ, thoải mái, xua tan những mệt mỏi đời thường. Ở đây có rất nhiều các cô giáo trẻ nhưng họ đã gắn bó với trung tâm đến hơn chục năm. Ở họ luôn cháy bỏng tâm huyết yêu nghề, yêu trẻ.
Phương pháp giáo dục đặc biệt
Những học sinh ở đây đều là trẻ khuyết tật, nhưng lại chia ra nhiều biểu hiện khác nhau. Trẻ em chậm khôn thì có cách giáo dục riêng, còn trẻ em tự kỷ lại phải có phương pháp dạy dỗ khác.
Các cô giáo ở đây cũng phải thường xuyên tham gia các lớp tập huấn giáo dục đặc biệt để có nhiều phương pháp, kỹ năng.
Như trong chương trình của môn toán, mỗi đối tượng lại phải sử dụng các phương thức khác nhau. Thường các cô tập trung dạy mô hình để cho học sinh dễ hiểu và tiếp thu được.
Các mô hình dạy học cho các em |
Không chỉ dạy toán, dạy giao tiếp, học sinh ở đây còn được học từ cách mặc quần áo, đánh răng đến cả việc nhận biết bộ phận của cây hay các loại hoa quả. Đây chính là một trường học rất đặc biệt của những học sinh đặc biệt.
Với những học sinh đặc biệt như vậy, các cô giáo ở đây cũng phải rất cố gắng. Họ thường xuyên trau dồi và thay đổi phương pháp dạy để tạo được kết quả tốt cho các em. Giám đốc trung tâm Bà Vũ Thị Minh Hương cũng có nhiều khen ngợi, đánh giá các tiết học, lớp học tốt.
Những kết quả của cô và trò trung tâm cũng đã được Hội cứu trợ trẻ em tàn tật thành phố đánh giá tốt và đưa lên Trung ương để khen tặng.
Theo Hải Duyên/ ĐSPL
Bình luận