Điều này đồng nghĩa với việc, trong tương lai không xa những chiếc máy cao cấp chạy CDMA sẽ chính thức trở thành 'cục gạch', đây đều không phải là những chiếc máy do S-Fone phân phối mà được nhập về dưới dạng hàng xách tay. Do vậy, những chiếc máy giá hàng triệu đến cả chục triệu này khó có thể được đền bù một khi S-Fone chuyển công nghệ.
S-Fone nghe đã không còn thấy
Hiện tại, thế hệ 9x từ năm 1995 đến giờ có thể rất ngơ ngác khi nhắc đến tên S-Fone, trong khi năm 2006 - 2008, gói cước Couple đã từng là 'mốt' trong giới trẻ các thành phố lớn - nơi mà S-Fone phủ sóng như Hà Nội hay TP.HCM.
Tuy nhiên, có một điều 'không mê được' là thiết bị đầu cuối của S-Fone quá hiếm hoi, ngoài chiếc máy được S-Fone tặng không 'gập và to như cục gạch và một vài máy mang nhãn Eco do Motorola và Samsung hợp tác sản xuất, S-Fone không đưa được ra thêm lựa chọn nào cho người dùng. Nhất là khi đó, Nokia được coi là 'Honda trong dòng điện thoại'. Nếu đi xe máy, người Việt chuộng Honda, còn dùng điện thoại thì Nokia vẫn là nhất.
iPhone 4 CDMA từ lâu đã trở thành 'cục gạch' cao cấp tại Việt Nam |
'Khi tình yêu của em không còn nữa, đôi máy dùng sim Couple cũng ra đi và em không dùng S-Fone nữa... ', Nguyễn Ngọc Anh (Đống Đa - Hà Nội) hóm hỉnh nói thêm, 'để tán được cô bạn gái tiếp theo, mỗi lần tiếp cận là em dùng Nokia... và trung thành với GSM đến nay'.
Việc thiếu trầm trọng handset (thiết bị cầm tay đầu - cuối) khiến S-Fone bị người dùng chối bỏ, trong khi đa số người dân ngoại tỉnh với khả năng tài chính kém hơn, có thể dễ dàng tiếp nhận những chiếc máy được trợ giá có phần xấu xí của S-Fone thì lại không có sóng S-Fone để mà dùng.
Máy xịn CDMA giờ... đắp chiếu
Mặc dù S-Fone đã gần như 'hấp hối' tại Việt Nam, SPT (đơn vị chủ quản của S-Fone) đã xin được giấy phép lên 3G trong tương lai, nhưng trên thực tế hiện nay mạng CDMA vẫn hoạt động, mặc dù có thể bạn phải nâng chiếc điện thoại lên cao, hoặc di chuyển để có thể 'vợt được sóng'.
Có hai loại điện thoại S-Fone cao cấp 'đắp chiếu' tại Việt Nam và dĩ nhiên đây là những chiếc máy được mua theo dạng 'xách tay', do chẳng hãng di động nào tại Việt Nam giờ phân phối điện thoại này, trong khi những chiếc máy do S-Fone bán, hoặc tặng kèm chỉ là những chiếc điện thoại tối thiểu và ở mức thấp nhất có thể.
Chiếc HTC Evo 4G chạy CDMA này được chủ nhân rao bán với giá rẻ mạt là 3 triệu đồng tại Việt Nam nhưng vẫn chưa giao dịch thành công, nếu dùng mạng GSM thì một chiếc máy tương tự có thể bán được với giá là gấp đôi |
Nhân viên S-Fone tại 38 Nguyễn Du (Hà Nội) cho biết, nhiều máy CDMA do nước ngoài nhập về Việt Nam vẫn vẫn chạy được nếu biết SPC code để Unlock (mở khoá), nhưng iPhone 4 hoặc nhiều chiếc điện thoại khác có xuất xứ tứ Nhật Bản không thể naming (nhập kho số) và... đắp chiếu.
'Có chiếc HTC EVO 4G chạy CDMA, rao 3,2 triệu rạc cả miệng mà vẫn chưa thấy ai hỏi mua', Tuấn Anh (Từ Liêm - Hà Nội) cho biết, hiện rao vặt này cũng có thể dễ dàng tìm thấy trên mạng. Ngoài ra, có thể định giá luôn nhưngc chiếc Galaxy S II hay Galaxy Nexus chạy CDMA hiện nay chỉ có giá 3 - 3,5 triệu/chiếc, trong khi giá bán 'hàng lướt' của những chiếc máy này chạy GSM là khoảng 7 triệu đồng.
Chiếc máy CDMA có thể bán cao giá nhất tại Việt Nam là iPhone 4 (khoảng 4 - 5 triệu/chiếc) nhưng chỉ được dùng làm... iPod do không thể chạy được CDMA tại Việt Nam. Đã có thông tin một người trong TP.HCM mở khoá được chiếc điện thoại, nhưng chưa thể kiểm chứng được nguồn tin này.
Sau thời điểm S-Fone công bố xin được giấy phép chuyển từ nền tảng CDMA sang nền tảng 3G và đến nay là việc S-Fone tuyên bố rằng cuối năm 2012, chậm nhất là năm 2013 nhà mạng này sẽ thực hiện việc chuyển đổi thì những chiếc máy CDMA tại Việt Nam đời cao càng khó bán, bởi khách hàng sợ mình sở hữu một chiếc 'chặn giấy' cao cấp trong một tương lai không xa.
Thành Lương
Bình luận