Hơn 20km quốc lộ 5 nham nhở, lằn đường sâu hoắm như những con mương kéo dài bẫy các phương tiện lưu thông.
Xe quá tải, mật độ xe lớn
Báo Dân trí miêu tả chi tiết, mặt đường trải nhựa xô thành những lằn rãnh sâu như "ruộng bậc thang" kéo dài hàng chục km gây nguy hiểm cho các phương tiện tham gia giao thông.
Sau khi nhận được phản ánh, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Hồng Trường cùng các bộ phận liên quan đã có buổi kiểm tra thực tế trên quốc lộ 5.
Thứ trưởng nhận định: "Chúng tôi đã nghiên cứu rất kỹ tại sao lại có hiện tượng như vậy thì có những nguyên nhân cơ bản như sau: Thứ nhất là trong quá trình khai thác các vị trí ngã tư đèn đỏ, tại đó xe phanh lại để dừng chờ đèn, tạo ra sự trùng phục rất lớn gây lún đường.
Bên cạnh đó, mật độ xe quá lớn chứng tỏ nền nhựa chưa đáp ứng được lưu lượng xe hiện nay. Vì thế mỗi ngày đường bị bào mòn và lún thêm một ít theo hằn bánh xe.
Hiện nay Bộ GTVT đang phân tích hiện tượng này trên lập luận khoa học hoàn toàn không phải do chất lượng thi công".
Trả lời câu hỏi của PV về nghi ngại của dư luận: Xe quá tải có phải là nguyên nhân chính gây lún đường? Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường khẳng định, nếu không có xe quá tải thì đường này chẳng cần nâng cấp.
Đường sắt, thủy nội địa, hàng hải, hàng không dư thừa năng lực
Trong lúc vận tải đường bộ quá tải vì xe đông, xe quá tải lưu thông thường xuyên khiến đường xá hư hỏng nặng thì các loại hình vận tải khác như đường sắt, đường thủy nội địa, đường hàng hải, hàng không đều trong tình trạng dư thừa năng lực vận tải và sẵn sàng chia tải với đường bộ.
Tại cuộc họp bàn Nâng cao năng lực và chất lượng vận tải đối với đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải và hàng không diễn ra hôm qua 18/4 vừa qua, ông Lê Anh Sơn - Tổng Giám đốc Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) cho biết, đơn vị này đang dư thừa năng lực cho vận tải nội địa. Hiện hàng hóa vận chuyển theo đường biển từ Bắc vào Nam là 50-60%, từ Nam ra Bắc là 70-80%.
“Các chủ hàng ít có thói quen vận chuyển hàng rời theo đường biển mà dồn vào đường bộ đang quá tải, trong khi đó Vinalines thừa 40% năng lực cho việc này. Vận tải đường bộ chi phí trung bình cao gấp 2-3 lần đường biển, nhưng hạn chế của đường biển là thời gian vận chuyển kéo dài hơn đường bộ nên khách hàng ngại.
Giải pháp Vinalines đang hướng tới là sẽ tăng cường công tác quản trị, áp dụng công nghệ thông tin trong điều hành hàng hóa, giảm thời gian vận tải, giảm chi phí trung gian để thu hút khách hàng”, ông Lê Anh Sơn nói.
Với loại hình vận tải đường sắt, tính toán trong 10 năm trở lại đây doanh thu vận tải hàng hóa của ngành đường sắt đều tăng bình quân từ 11- 15%/năm, nhưng thị phần vận tải hàng hóa của đường sắt lại giảm từ 2,56%, xuống còn 0,8%.
Trong khi lãnh đạo các ngành đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải, hàng không đều lần lượt báo cáo tình hình và cho biết năng lực vận tải của ngành mình là dư thừa, sẵn sàng chia tải với đường bộ. Duy chỉ có ngành đường sắt là nêu hết khó khăn nọ đến vướng mắc kia. Các doanh nghiệp và chủ hàng có nhu cầu qua lại với đường sắt cũng phàn nàn không ít về sự bao cấp, độc quyền của ngành này.
Tại cuộc họp bàn, Thứ trưởng Nguyễn Văn Công cho rằng đã đến lúc các doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy, hàng hải phải ngồi lại với nhau để bàn bạc và đưa ra các phương án chia tải tối ưu nhất. Tuy nhiên, Bộ trưởng Đinh La Thăng khẳng định các tư tưởng lớn phải ngồi lại với nhau chứ "doanh nghiệp lớn mà tư tưởng nhỏ thì giải quyết cái gì?".
Bộ trưởng Đinh La Thăng cương quyết: “Trong năm nay, nếu hoạt động vận tải không chuyển biến, không tích cực hơn thì các Thứ trưởng cũng không thể được bình xét xếp loại là hoàn thành tốt nhiệm vụ. Đừng để như những năm trước, đọc con số 97,5% hoàn thành xuất sắc và tốt nhiệm vụ mà xấu hổ”.
» Cầu vượt thép 'vĩnh cửu' vừa sử dụng đã sụt lún nghiêm trọng
» Đường nghìn tỷ lún, nứt: Có phải 'tất cả đều đúng'?
» Đường xấu dừng thu phí: Chờ Bộ trưởng Thăng hành động
Theo Đất Việt
Báo Dân trí miêu tả chi tiết, mặt đường trải nhựa xô thành những lằn rãnh sâu như "ruộng bậc thang" kéo dài hàng chục km gây nguy hiểm cho các phương tiện tham gia giao thông.
Sau khi nhận được phản ánh, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Hồng Trường cùng các bộ phận liên quan đã có buổi kiểm tra thực tế trên quốc lộ 5.
Đường 5 và vệt lún kéo dài tạo nhiều tầng bậc như... ruộng bậc thang (hình ảnh ghi nhận ngày 13/6) - Ảnh Dân trí |
Thứ trưởng nhận định: "Chúng tôi đã nghiên cứu rất kỹ tại sao lại có hiện tượng như vậy thì có những nguyên nhân cơ bản như sau: Thứ nhất là trong quá trình khai thác các vị trí ngã tư đèn đỏ, tại đó xe phanh lại để dừng chờ đèn, tạo ra sự trùng phục rất lớn gây lún đường.
Bên cạnh đó, mật độ xe quá lớn chứng tỏ nền nhựa chưa đáp ứng được lưu lượng xe hiện nay. Vì thế mỗi ngày đường bị bào mòn và lún thêm một ít theo hằn bánh xe.
Hiện nay Bộ GTVT đang phân tích hiện tượng này trên lập luận khoa học hoàn toàn không phải do chất lượng thi công".
Trả lời câu hỏi của PV về nghi ngại của dư luận: Xe quá tải có phải là nguyên nhân chính gây lún đường? Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường khẳng định, nếu không có xe quá tải thì đường này chẳng cần nâng cấp.
Đường sắt, thủy nội địa, hàng hải, hàng không dư thừa năng lực
Trong lúc vận tải đường bộ quá tải vì xe đông, xe quá tải lưu thông thường xuyên khiến đường xá hư hỏng nặng thì các loại hình vận tải khác như đường sắt, đường thủy nội địa, đường hàng hải, hàng không đều trong tình trạng dư thừa năng lực vận tải và sẵn sàng chia tải với đường bộ.
Tại cuộc họp bàn Nâng cao năng lực và chất lượng vận tải đối với đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải và hàng không diễn ra hôm qua 18/4 vừa qua, ông Lê Anh Sơn - Tổng Giám đốc Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) cho biết, đơn vị này đang dư thừa năng lực cho vận tải nội địa. Hiện hàng hóa vận chuyển theo đường biển từ Bắc vào Nam là 50-60%, từ Nam ra Bắc là 70-80%.
“Các chủ hàng ít có thói quen vận chuyển hàng rời theo đường biển mà dồn vào đường bộ đang quá tải, trong khi đó Vinalines thừa 40% năng lực cho việc này. Vận tải đường bộ chi phí trung bình cao gấp 2-3 lần đường biển, nhưng hạn chế của đường biển là thời gian vận chuyển kéo dài hơn đường bộ nên khách hàng ngại.
Giải pháp Vinalines đang hướng tới là sẽ tăng cường công tác quản trị, áp dụng công nghệ thông tin trong điều hành hàng hóa, giảm thời gian vận tải, giảm chi phí trung gian để thu hút khách hàng”, ông Lê Anh Sơn nói.
Với loại hình vận tải đường sắt, tính toán trong 10 năm trở lại đây doanh thu vận tải hàng hóa của ngành đường sắt đều tăng bình quân từ 11- 15%/năm, nhưng thị phần vận tải hàng hóa của đường sắt lại giảm từ 2,56%, xuống còn 0,8%.
Thị phần vận tải hàng hóa của đường sắt lại giảm từ 2,56%, xuống còn 0,8% sau 10 năm |
Trong khi lãnh đạo các ngành đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải, hàng không đều lần lượt báo cáo tình hình và cho biết năng lực vận tải của ngành mình là dư thừa, sẵn sàng chia tải với đường bộ. Duy chỉ có ngành đường sắt là nêu hết khó khăn nọ đến vướng mắc kia. Các doanh nghiệp và chủ hàng có nhu cầu qua lại với đường sắt cũng phàn nàn không ít về sự bao cấp, độc quyền của ngành này.
Tại cuộc họp bàn, Thứ trưởng Nguyễn Văn Công cho rằng đã đến lúc các doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy, hàng hải phải ngồi lại với nhau để bàn bạc và đưa ra các phương án chia tải tối ưu nhất. Tuy nhiên, Bộ trưởng Đinh La Thăng khẳng định các tư tưởng lớn phải ngồi lại với nhau chứ "doanh nghiệp lớn mà tư tưởng nhỏ thì giải quyết cái gì?".
Bộ trưởng Đinh La Thăng cương quyết: “Trong năm nay, nếu hoạt động vận tải không chuyển biến, không tích cực hơn thì các Thứ trưởng cũng không thể được bình xét xếp loại là hoàn thành tốt nhiệm vụ. Đừng để như những năm trước, đọc con số 97,5% hoàn thành xuất sắc và tốt nhiệm vụ mà xấu hổ”.
» Cầu vượt thép 'vĩnh cửu' vừa sử dụng đã sụt lún nghiêm trọng
» Đường nghìn tỷ lún, nứt: Có phải 'tất cả đều đúng'?
» Đường xấu dừng thu phí: Chờ Bộ trưởng Thăng hành động
Theo Đất Việt
Bổ ích
Xúc động
Sáng tạo
Độc đáo
Phẫn nộ
Bình luận