(VTC News) - Nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ nói về việc thành lập căn cứ và lực lượng Hải quân mới gần khu vực tranh chấp với Trung Quốc của Malaysia.
Việc một quốc gia ven biển thành lập căn cứ, lực lượng Hải quân trên lãnh thổ của mình để bảo vệ chủ quyền biển đảo là hoàn toàn bình thường.
Tuy nhiên, xét trong bối cảnh Trung Quốc liên tục có những hoạt động thực tế trên các khu vực tranh chấp ở Biển Đông như tập trận đổ bộ, thả cọc bê tông xuống bãi James nhưng lại có các hoạt động ngoại giao mềm mỏng với các nước Đông Nam Á, có thể thấy việc Malaysia thành lập căn cứ và lực lượng Hải quân mới không hề ngẫu nhiên.
- Theo ông, việc Malaysia thành lập lực lượng và căn cứ mới gần bãi James tranh chấp với Trung Quốc sẽ khiến tình hình Biển Đông diễn biến như thế nào trong thời gian tới?
Theo tôi, chúng ta cần làm rõ bản chất động thái này của Malaysia. Với tình hình hiện nay, động thái của Malaysia có thể khiến diễn biến tiếp theo trên Biển Đông tiến triển theo 2 khả năng.
Đầu tiên, việc thành lập căn cứ và lực lượng mới sẽ tác động tích cực vào tình hình Biển Đông. Trước đây, có những dư luận nói phản ứng của Malaysia trước sự hiện diện của Trung Quốc ở khu vực sát vùng đặc quyền kinh tế của nước này còn rất hạn chế, thậm chí làm ngơ. Kể cả khi Trung Quốc tổ chức tập trận ở bãi ngầm James, thuộc thềm lục địa Malaysia.
Nhưng giờ đây, phải chăng đã đến lúc Malaysia không thể kiềm chế được nữa và đây là lời cảnh báo dành cho Trung Quốc, rằng nếu còn tiếp tục lấn tới, gây sức ép bằng các hoạt động trên thực tế sẽ gặp phải sự phản ứng mạnh mẽ hơn.
Bên cạnh đó, hoạt động này của Malaysia cũng thể hiện sự cứng rắn của họ khi ảnh hưởng đến các lợi ích kinh tế trực tiếp của mình. Nếu như Trung Quốc vẫn tiếp tục các hoạt động của mình thì không thể loại trừ khả năng tình hình Biển Đông sẽ phức tạp hơn trong thời gian tới.
Tình hình sẽ phụ thuộc rất nhiều vào phản ứng của Trung Quốc sau hoạt động này của Malaysia.
- Hơn nửa năm kể từ khi Trung Quốc rầm rộ đem quân và khí tài tập trận ở bãi James Malaysia mới có đông thái được cho là phản ứng, liệu có quá chậm trễ không thưa ông?
Xét theo các phản ứng của các quốc gia khi lực lượng quân sự nước ngoài xuất hiện trên vùng thềm lục địa của mình thì phản ứng của Malaysia không bình thường. Theo tôi, họ đã có những vấn đề bên trong nội bộ, xem xét các lợi ích của mình liên quan đến Trung Quốc.
Để có thể đưa ra phản ứng, họ cần nhìn nhận vấn đề một cách cầu thị và khách quan. Có thể nói là Malaysia phản ứng chậm, vì đã gần 1 năm kể từ khi Trung Quốc đổ bộ quân lên bãi James.
Tuy nhiên, có thể đây là khoảng thời gian họ nhìn nhận vấn đề và đưa ra những động thái cụ thể, quy mô chứ không chỉ mua thêm tàu hay phản ứng trên mặt ngoại giao.
- Tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia nói căn cứ mới sẽ bảo vệ vùng nước quanh đó – cách bãi James chỉ 60 hải lý - và kiểm soát các chiến binh Sulu. Vậy theo ông, mục đích nào sẽ được chú trọng hơn trong thời điểm này? Các chiến binh Sulu liệu có phải chỉ là cái cớ khi mà các lần ‘quấy rối’ trước, họ đều bị ngăn chặn nhanh chóng?
Sự kiện này cho thấy đối sách của Malaysia với Trung Quốc đã có biến chuyển.
Việc họ đưa ra 2 lí do để thành lập căn cứ và lực lượng mới là hoàn toàn phù hợp.
Đây là những sự kiện có thật, cả các chiến binh Sulu và các mỏ dầu khí trên biển.
Tuy nhiên, đằng sau đó đương nhiên là kèm theo những sách lược của họ để phòng vệ lợi ích của mình, không chỉ ở các khu vực nội địa như thông báo của Bộ trưởng Quốc phòng.
- Trung Quốc liệu có phản ứng gì với động thái này của Malaysia, thưa ông?
Theo tôi, chiến lược độc chiếm Biển Đông, tìm mọi cách hợp thức hóa cái gọi là ‘đường biên giới lưỡi bò’ sẽ không thay đổi. Tuy nhiên, trong tương lai gần, họ sẽ có những thay đổi nào đó để tình hình không trở nên quá căng thẳng.
Có thể trước mắt Trung Quốc sẽ tìm cách xoa dịu các nước Đông Nam Á và cả quốc tế, họ sẽ không có các hành động ‘ngang ngược’ trên Biển Đông.
Nhưng điều đó không có nghĩa là vì chuyện Malayasia thành lập căn cứ mà họ dừng lại. Trung Quốc sẽ tìm cách để thực hiện được mục đích của mình, cho dù có thể tốn nhiều thời gian hơn.
- Theo ông, liệu việc thành lập căn cứ và lực lượng Hải quân mới lần này sẽ là bước khởi đầu cho sự thay đổi của Malaysia về Biển Đông?
Đây là tín hiệu tốt, trước đây Malaysia ít có phản ứng, thậm chí vì tính toán nào đó mà họ làm ngơ trước các hoạt động của Trung Quốc, ngay cả khi ở thềm lục địa của mình. Nhưng hiện nay, họ đã có động thái cụ thể, tăng cường sức mạnh cho lực lượng Hải quân.
Chúng ta thường nói ‘Con giun xéo lắm cũng quằn’, phải chăng Malaysia đã bị xâm phạm vào lợi ích trực tiếp và họ phải phản ứng lại.
- Nhân chuyện này, ông có thể chia sẻ đánh giá của mình về việc Trung Quốc ngang ngược tuyên bố cực Nam của họ là bãi James trên Biển Đông, khu vực chỉ cách lãnh hải Malaysia 80km?
Việc Trung Quốc tuyên bố bãi James – Tăng Mẫu thuộc cái gọi là quần đảo Nam Sa của mình thực chất là để tìm cách hợp thức hóa cái gọi là ‘đường biên giới lưỡi bò’ vô lý của mình.
Không những tuyên bố, họ còn kết hợp với các hành động thực tế như tổ chức tập trận, đổ cọc bê tông lên các khu vực tranh chấp, đây là chiến lược của Trung Quốc để dần dần lấn chiếm các khu vực này.
Ngoài ra, khi làm như vậy Trung Quốc đang hi vọng về việc sẽ tìm được lợi thế với các nước Đông Nam Á một khi bước vào bàn đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).
Theo tôi, đây là những hành động nằm trong chiến lược lâu dài của Trung Quốc nhằm từng bước một độc chiếm Biển Đông.
Hôm 20/10, Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia Hishammuddin Tun Hussein tuyên bố Hải quân Hoàng gia nước này sẽ xây dựng căn cứ mới ở Bintulu thuộc Biển Đông với mục đích công khai nhằm bảo vệ vùng nước xung quanh, được cho là có trữ lượng dầu lớn.
VTC News phỏng vấn Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới chính phủ về vấn đề này, ông Trục nói:
Tiến sĩ Trần Công Trục, Nguyên Trưởng ban biên giới Chính phủ - Ảnh: Giải Nhi |
Tuy nhiên, xét trong bối cảnh Trung Quốc liên tục có những hoạt động thực tế trên các khu vực tranh chấp ở Biển Đông như tập trận đổ bộ, thả cọc bê tông xuống bãi James nhưng lại có các hoạt động ngoại giao mềm mỏng với các nước Đông Nam Á, có thể thấy việc Malaysia thành lập căn cứ và lực lượng Hải quân mới không hề ngẫu nhiên.
- Theo ông, việc Malaysia thành lập lực lượng và căn cứ mới gần bãi James tranh chấp với Trung Quốc sẽ khiến tình hình Biển Đông diễn biến như thế nào trong thời gian tới?
Theo tôi, chúng ta cần làm rõ bản chất động thái này của Malaysia. Với tình hình hiện nay, động thái của Malaysia có thể khiến diễn biến tiếp theo trên Biển Đông tiến triển theo 2 khả năng.
Đầu tiên, việc thành lập căn cứ và lực lượng mới sẽ tác động tích cực vào tình hình Biển Đông. Trước đây, có những dư luận nói phản ứng của Malaysia trước sự hiện diện của Trung Quốc ở khu vực sát vùng đặc quyền kinh tế của nước này còn rất hạn chế, thậm chí làm ngơ. Kể cả khi Trung Quốc tổ chức tập trận ở bãi ngầm James, thuộc thềm lục địa Malaysia.
Nhưng giờ đây, phải chăng đã đến lúc Malaysia không thể kiềm chế được nữa và đây là lời cảnh báo dành cho Trung Quốc, rằng nếu còn tiếp tục lấn tới, gây sức ép bằng các hoạt động trên thực tế sẽ gặp phải sự phản ứng mạnh mẽ hơn.
Tàu đổ bộ KD Sri Indera sakti của Hải quân Hoàng gia Malaysia |
Bên cạnh đó, hoạt động này của Malaysia cũng thể hiện sự cứng rắn của họ khi ảnh hưởng đến các lợi ích kinh tế trực tiếp của mình. Nếu như Trung Quốc vẫn tiếp tục các hoạt động của mình thì không thể loại trừ khả năng tình hình Biển Đông sẽ phức tạp hơn trong thời gian tới.
Tình hình sẽ phụ thuộc rất nhiều vào phản ứng của Trung Quốc sau hoạt động này của Malaysia.
- Hơn nửa năm kể từ khi Trung Quốc rầm rộ đem quân và khí tài tập trận ở bãi James Malaysia mới có đông thái được cho là phản ứng, liệu có quá chậm trễ không thưa ông?
Xét theo các phản ứng của các quốc gia khi lực lượng quân sự nước ngoài xuất hiện trên vùng thềm lục địa của mình thì phản ứng của Malaysia không bình thường. Theo tôi, họ đã có những vấn đề bên trong nội bộ, xem xét các lợi ích của mình liên quan đến Trung Quốc.
Để có thể đưa ra phản ứng, họ cần nhìn nhận vấn đề một cách cầu thị và khách quan. Có thể nói là Malaysia phản ứng chậm, vì đã gần 1 năm kể từ khi Trung Quốc đổ bộ quân lên bãi James.
Tàu đổ bộ KD Sri Inderapura đã bị cháy năm 2009 của Hải quân Hoàng gia Malaysia |
Tuy nhiên, có thể đây là khoảng thời gian họ nhìn nhận vấn đề và đưa ra những động thái cụ thể, quy mô chứ không chỉ mua thêm tàu hay phản ứng trên mặt ngoại giao.
- Tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia nói căn cứ mới sẽ bảo vệ vùng nước quanh đó – cách bãi James chỉ 60 hải lý - và kiểm soát các chiến binh Sulu. Vậy theo ông, mục đích nào sẽ được chú trọng hơn trong thời điểm này? Các chiến binh Sulu liệu có phải chỉ là cái cớ khi mà các lần ‘quấy rối’ trước, họ đều bị ngăn chặn nhanh chóng?
|
Việc họ đưa ra 2 lí do để thành lập căn cứ và lực lượng mới là hoàn toàn phù hợp.
Đây là những sự kiện có thật, cả các chiến binh Sulu và các mỏ dầu khí trên biển.
Tuy nhiên, đằng sau đó đương nhiên là kèm theo những sách lược của họ để phòng vệ lợi ích của mình, không chỉ ở các khu vực nội địa như thông báo của Bộ trưởng Quốc phòng.
- Trung Quốc liệu có phản ứng gì với động thái này của Malaysia, thưa ông?
Theo tôi, chiến lược độc chiếm Biển Đông, tìm mọi cách hợp thức hóa cái gọi là ‘đường biên giới lưỡi bò’ sẽ không thay đổi. Tuy nhiên, trong tương lai gần, họ sẽ có những thay đổi nào đó để tình hình không trở nên quá căng thẳng.
Tàu chiến của Hải quân Hoàng gia Malaysia |
Có thể trước mắt Trung Quốc sẽ tìm cách xoa dịu các nước Đông Nam Á và cả quốc tế, họ sẽ không có các hành động ‘ngang ngược’ trên Biển Đông.
Nhưng điều đó không có nghĩa là vì chuyện Malayasia thành lập căn cứ mà họ dừng lại. Trung Quốc sẽ tìm cách để thực hiện được mục đích của mình, cho dù có thể tốn nhiều thời gian hơn.
- Theo ông, liệu việc thành lập căn cứ và lực lượng Hải quân mới lần này sẽ là bước khởi đầu cho sự thay đổi của Malaysia về Biển Đông?
Đây là tín hiệu tốt, trước đây Malaysia ít có phản ứng, thậm chí vì tính toán nào đó mà họ làm ngơ trước các hoạt động của Trung Quốc, ngay cả khi ở thềm lục địa của mình. Nhưng hiện nay, họ đã có động thái cụ thể, tăng cường sức mạnh cho lực lượng Hải quân.
Chúng ta thường nói ‘Con giun xéo lắm cũng quằn’, phải chăng Malaysia đã bị xâm phạm vào lợi ích trực tiếp và họ phải phản ứng lại.
Tàu đổ bộ USS Denver Mỹ đang đàm phán để bán lại cho Malaysia sau khi dừng hoạt động vào năm 2014 |
- Nhân chuyện này, ông có thể chia sẻ đánh giá của mình về việc Trung Quốc ngang ngược tuyên bố cực Nam của họ là bãi James trên Biển Đông, khu vực chỉ cách lãnh hải Malaysia 80km?
Việc Trung Quốc tuyên bố bãi James – Tăng Mẫu thuộc cái gọi là quần đảo Nam Sa của mình thực chất là để tìm cách hợp thức hóa cái gọi là ‘đường biên giới lưỡi bò’ vô lý của mình.
Không những tuyên bố, họ còn kết hợp với các hành động thực tế như tổ chức tập trận, đổ cọc bê tông lên các khu vực tranh chấp, đây là chiến lược của Trung Quốc để dần dần lấn chiếm các khu vực này.
Ngoài ra, khi làm như vậy Trung Quốc đang hi vọng về việc sẽ tìm được lợi thế với các nước Đông Nam Á một khi bước vào bàn đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).
Theo tôi, đây là những hành động nằm trong chiến lược lâu dài của Trung Quốc nhằm từng bước một độc chiếm Biển Đông.
Xin cảm ơn ông!
Tùng Đinh(Thực hiện)
Bình luận