Ngoài việc nộp học phí theo mức quy định, mỗi sinh viên ĐH Nội vụ còn phải nộp thêm khoản được gọi là “Hỗ trợ đào tạo” với mức 3 triệu đồng/năm.
Được sự ủy quyền của hiệu trưởng nhà trường, ông Trần Xuân Hòa - Trưởng phòng KH-TC trao đổi với chúng tôi, thừa nhận, đúng như sinh viên phản ánh, trường có quy định khoản thu “Hỗ trợ đào tạo”.
Lý do được ông Hòa nêu ra là, khoản thu này được trường bổ sung cho nguồn đào tạo và tăng cường cơ sở vật chất cho trường nhằm đảm bảo chất lượng giảng dạy...
Tuy nhiên, khi đề nghị trả lời vào câu hỏi, những khoản thu như vậy có đúng không? Ông Hòa thừa nhận: Đây là “sự vận dụng” của từng trường và cho biết, hằng năm các khoản thu này đều có báo cáo Bộ GD-ĐT và báo cáo định kỳ với bộ chủ quản (Bộ Nội vụ).
Vậy khi kiểm toán họ có nói gì về khoản thu này không? Trước câu hỏi này của chúng tôi, ông Hòa cho biết, kiểm toán có nhắc nhở: Thu khoản đó làm mục đích gì thì ghi cái đó một cách chung chung, nhưng không được ghi là học phí, phí, lệ phí...
Ông Hòa cũng nêu những bất cập của cơ chế hiện tại khiến trường gặp không ít khó khăn về kinh phí. Nhưng, điều mà cả xã hội đều biết, đa số sinh viên và gia đình họ còn khó khăn hơn nhiều.
Chỉ riêng khoản học phí đã là gánh nặng của nhiều nhà, nay lại nộp thêm khoản “hỗ trợ” gần bằng cả học phí thì quả là quá sức với không ít gia đình.
Mặt khác, nếu so sánh với các trường đại học dân lập thì thấy rõ hơn sự phi lý của khoản thu được gọi là “hỗ trợ...” này.
Cụ thể, các trường dân lập phải hoàn toàn lo về cơ sở vật chất, không được Nhà nước hỗ trợ tiền, trong khi học phí cũng chỉ tương đương mức tổng thu ấy (cùng ngành nghề đào tạo), nhưng tại sao vẫn có thể tồn tại được và sống khỏe nếu cũng tuyển sinh được lượng sinh viên như vậy.
Do đó, dư luận khó có thể chấp nhận về khoản thu “hỗ trợ...” không đúng nguyên tắc này. Dư luận mong rằng Bộ Nội vụ, Bộ GD- ĐT cần sớm cho dừng những khoản thu kiểu như thế này dưới tên gọi mỹ miều: Xã hội hóa.
Chính vì vậy, sinh viên (SV) trường này bức xúc “trường công gì mà hệ đại học thu gần 8 triệu đồng, hệ cao đẳng gần 7 triệu đồng, cao hơn cả trường tư”. Vậy lãnh đạo Trường ĐH Nội vụ lý giải gì về vụ việc này?
Theo nội dung đơn, ngoài học phí phải nộp theo quy định của Bộ GD-ĐT (hệ ĐH: 450.000 đồng/tháng, hệ CĐ: 390.000 đồng/tháng) cũng như các khoản bảo hiểm, vệ sinh, an ninh, đồng phục thể thao, chỗ ở ký túc xá... thì nhà trường còn quy định khoản thu “Hỗ trợ đào tạo” với mức 3 triệu đồng/năm cho hệ đại học và 2,5 triệu đồng/năm cho hệ cao đẳng. Chỉ riêng hai khoản học phí và “hỗ trợ đào tạo” hệ đại học, SV đã nộp xấp xỉ 8 triệu đồng/10 tháng học (một năm học).
Biên lai thu tiền |
Lý do được ông Hòa nêu ra là, khoản thu này được trường bổ sung cho nguồn đào tạo và tăng cường cơ sở vật chất cho trường nhằm đảm bảo chất lượng giảng dạy...
Tuy nhiên, khi đề nghị trả lời vào câu hỏi, những khoản thu như vậy có đúng không? Ông Hòa thừa nhận: Đây là “sự vận dụng” của từng trường và cho biết, hằng năm các khoản thu này đều có báo cáo Bộ GD-ĐT và báo cáo định kỳ với bộ chủ quản (Bộ Nội vụ).
Vậy khi kiểm toán họ có nói gì về khoản thu này không? Trước câu hỏi này của chúng tôi, ông Hòa cho biết, kiểm toán có nhắc nhở: Thu khoản đó làm mục đích gì thì ghi cái đó một cách chung chung, nhưng không được ghi là học phí, phí, lệ phí...
Ông Hòa cũng nêu những bất cập của cơ chế hiện tại khiến trường gặp không ít khó khăn về kinh phí. Nhưng, điều mà cả xã hội đều biết, đa số sinh viên và gia đình họ còn khó khăn hơn nhiều.
Chỉ riêng khoản học phí đã là gánh nặng của nhiều nhà, nay lại nộp thêm khoản “hỗ trợ” gần bằng cả học phí thì quả là quá sức với không ít gia đình.
Mặt khác, nếu so sánh với các trường đại học dân lập thì thấy rõ hơn sự phi lý của khoản thu được gọi là “hỗ trợ...” này.
Cụ thể, các trường dân lập phải hoàn toàn lo về cơ sở vật chất, không được Nhà nước hỗ trợ tiền, trong khi học phí cũng chỉ tương đương mức tổng thu ấy (cùng ngành nghề đào tạo), nhưng tại sao vẫn có thể tồn tại được và sống khỏe nếu cũng tuyển sinh được lượng sinh viên như vậy.
Do đó, dư luận khó có thể chấp nhận về khoản thu “hỗ trợ...” không đúng nguyên tắc này. Dư luận mong rằng Bộ Nội vụ, Bộ GD- ĐT cần sớm cho dừng những khoản thu kiểu như thế này dưới tên gọi mỹ miều: Xã hội hóa.
Theo Lao động
Bình luận