Chỉ cần nửa tháng, với “phí lót tay” 70 triệu, người “chạy việc” đảm bảo là sẽ xin được một suất biên chế ngạch tư pháp tỉnh Nghệ An.
N. làm việc đã được 1 năm, có lương thưởng nhưng khá hạn hẹp. Tìm hiểu thông tin từ người quen, N. biết được ở Diễn Hạnh, Diễn Châu (Nghệ An) có “mối” chạy biên chế khá dễ dàng nên cất công về quê chạy việc.
N. cho biết: “Hai người bạn đồng hương cùng lớp đại học của tôi đã chạy được vào biên chế, làm việc tại các văn phòng công chứng. Nhờ họ bắt mối, tôi được giới thiệu về gặp mặt để chạy việc, ban đầu được biết chi phí hết 70 triệu”.
Đến xóm 4 xã Diễn Hạnh, Diễn Châu hỏi nhà ông V.T.Đ rất nhiều người biết đến. Thông tin người dân cung cấp, ông Đ. vốn là cán bộ nhà nước về hưu, quan hệ rộng.
Thực ra, trước đây vài ba tháng N. đã từng liên hệ với ông V.T.Đ nhằm tìm kiếm một suất biên chế, tuy nhiên lúc đó vẫn chưa nghỉ hẳn công việc trong Huế nên lại thôi. Qua liên lạc, N. được dặn mang sẵn một bộ hồ sơ xin việc và 10 triệu tiền mặt để “đặt cọc”, còn tổng tiền chạy là 70 triệu.
Sau khi N. trình bày các lý do và nguyện vọng, ông Đ. cho biết: “Sắp tới các văn phòng công chứng ở TP. Vinh sẽ sáp nhập, do Sở Tư pháp quản lý nên xin vào đây chắc chắn 100% là vào biên chế, cháu cứ yên tâm”.
Sau khi nhất trí các “điều khoản”, N. đồng ý giao 10 triệu đồng tiền cọc. Ông Đ. đưa ra một mẩu giấy in sẵn đề “kính gửi quý ông” với nội dung đương sự cam kết tự nguyện giao tiền chạy việc, hứa tuân thủ các “nguyên tắc” theo yêu cầu.
Sau đó ông T. còn tự tay viết “Giấy biên nhận” ghi rõ đã nhận 10 triệu tiền cọc, hứa đến ngày 17/4 nếu không xong việc sẽ hoàn lại số tiền. Mẩu giấy viết tay này giao cho N. giữ lại.
Tiền mất, tật mang!
Ngày 2/4, ông V.T.Đ liên lạc báo N. xuống nhận quyết định. Hai bố con N. mừng rỡ đáp xe xuống ngã 3 thị trấn Diễn Châu để “giao dịch” như đã hẹn.
quý ông, chạy công chức, 70 triệu
Tuy nhiên, ông Đ. lại trưng ra Quyết định có dấu của một văn phòng công chứng tư nhân ở TP. Vinh, không thuộc Sở Tư pháp quản lý như đã hứa hẹn.
Không đồng ý với việc này, bố con N. yêu cầu trả lại số tiền cọc. Tuy nhiên “Quý ông” chạy việc tìm cách chữa cháy và xin “khất”, hẹn sẽ trả tiền vào dịp khác.
Đến ngày 15/4, sau nhiều lần dây dưa, N. và bố tiếp tục khăn gói xuống Diễn Châu đòi tiền. Đến lúc này, ông Đ. xuống nước trả lại tiền nhưng chỉ đưa cho N. 7 triệu đồng, kèm theo lời giải thích: “Số tiền còn lại là chi phí xăng xe và các khoản khác!”.
Xót ruột vì mất tiền oan, 2 bố con gắng gượng nuốt nghẹn rồi khăn gói về lại Anh Sơn.
Lúc này, N. mới vỡ lẽ, 2 người bạn chạy việc theo đường dây này cũng đang sống bấp bênh bằng đồng lương hợp đồng, không phải vào biên chế như đã được hứa hẹn trước.
Do đã nghỉ việc tại Huế, M.Đ.N hiện lâm vào cảnh thất nghiệp!
Theo VNN
Bỏ việc tư đi… chạy biên chế!
Thời gian qua, người dân tại Nghệ An xôn xao với thông tin có thể chạy vào biên chế với giá cả “phải chăng”. Do cả tin, nhiều người đã phải nhận “quả đắng”.
Theo chân anh M.Đ.N (25 tuổi, Anh Sơn, Nghệ An, phóng viên nhập cuộc “chạy” biên chế trong vai người nhà của cử nhân nhà quê, tha thiết cần một vị trí thuộc cơ quan nhà nước ở Nghệ An.
quý ông, chạy công chức, 70 triệu
M.Đ.N tốt nghiệp khoa Xã hội học, ĐHKH Huế từ 2 năm trước, và kiếm được việc làm ở một trung tâm Khoa học xã hội ở TP. Huế.
“Quý ông” lừa đảo, hứa chạy biên chế giá 70 triệu. |
N. làm việc đã được 1 năm, có lương thưởng nhưng khá hạn hẹp. Tìm hiểu thông tin từ người quen, N. biết được ở Diễn Hạnh, Diễn Châu (Nghệ An) có “mối” chạy biên chế khá dễ dàng nên cất công về quê chạy việc.
N. cho biết: “Hai người bạn đồng hương cùng lớp đại học của tôi đã chạy được vào biên chế, làm việc tại các văn phòng công chứng. Nhờ họ bắt mối, tôi được giới thiệu về gặp mặt để chạy việc, ban đầu được biết chi phí hết 70 triệu”.
Đến xóm 4 xã Diễn Hạnh, Diễn Châu hỏi nhà ông V.T.Đ rất nhiều người biết đến. Thông tin người dân cung cấp, ông Đ. vốn là cán bộ nhà nước về hưu, quan hệ rộng.
Thực ra, trước đây vài ba tháng N. đã từng liên hệ với ông V.T.Đ nhằm tìm kiếm một suất biên chế, tuy nhiên lúc đó vẫn chưa nghỉ hẳn công việc trong Huế nên lại thôi. Qua liên lạc, N. được dặn mang sẵn một bộ hồ sơ xin việc và 10 triệu tiền mặt để “đặt cọc”, còn tổng tiền chạy là 70 triệu.
Sau khi N. trình bày các lý do và nguyện vọng, ông Đ. cho biết: “Sắp tới các văn phòng công chứng ở TP. Vinh sẽ sáp nhập, do Sở Tư pháp quản lý nên xin vào đây chắc chắn 100% là vào biên chế, cháu cứ yên tâm”.
Sau khi nhất trí các “điều khoản”, N. đồng ý giao 10 triệu đồng tiền cọc. Ông Đ. đưa ra một mẩu giấy in sẵn đề “kính gửi quý ông” với nội dung đương sự cam kết tự nguyện giao tiền chạy việc, hứa tuân thủ các “nguyên tắc” theo yêu cầu.
Sau đó ông T. còn tự tay viết “Giấy biên nhận” ghi rõ đã nhận 10 triệu tiền cọc, hứa đến ngày 17/4 nếu không xong việc sẽ hoàn lại số tiền. Mẩu giấy viết tay này giao cho N. giữ lại.
Tiền mất, tật mang!
Ngày 2/4, ông V.T.Đ liên lạc báo N. xuống nhận quyết định. Hai bố con N. mừng rỡ đáp xe xuống ngã 3 thị trấn Diễn Châu để “giao dịch” như đã hẹn.
quý ông, chạy công chức, 70 triệu
Bản “Cam kết tự nguyện” của ‘quý ông’ được in sẵn, người có nhu cầu chạy việc chỉ cần điền vào chỗ trống. |
Tuy nhiên, ông Đ. lại trưng ra Quyết định có dấu của một văn phòng công chứng tư nhân ở TP. Vinh, không thuộc Sở Tư pháp quản lý như đã hứa hẹn.
Không đồng ý với việc này, bố con N. yêu cầu trả lại số tiền cọc. Tuy nhiên “Quý ông” chạy việc tìm cách chữa cháy và xin “khất”, hẹn sẽ trả tiền vào dịp khác.
Đến ngày 15/4, sau nhiều lần dây dưa, N. và bố tiếp tục khăn gói xuống Diễn Châu đòi tiền. Đến lúc này, ông Đ. xuống nước trả lại tiền nhưng chỉ đưa cho N. 7 triệu đồng, kèm theo lời giải thích: “Số tiền còn lại là chi phí xăng xe và các khoản khác!”.
Xót ruột vì mất tiền oan, 2 bố con gắng gượng nuốt nghẹn rồi khăn gói về lại Anh Sơn.
Lúc này, N. mới vỡ lẽ, 2 người bạn chạy việc theo đường dây này cũng đang sống bấp bênh bằng đồng lương hợp đồng, không phải vào biên chế như đã được hứa hẹn trước.
Do đã nghỉ việc tại Huế, M.Đ.N hiện lâm vào cảnh thất nghiệp!
Bình luận