Mua xổ số và tài trợ học phí, mới nghe qua thì tưởng đó là hành động của nhà hảo tâm, nhưng ẩn sau đó là sự suy đồi của tiền và nhục dục.
Do đã được mấy ông bạn “thổ địa” ở Tân An thông tin trước về trò “vé số xổ liền”, chúng tôi hỏi: “Vé số kiến thiết 10.000đ/vé” còn “vé số xổ liền” giá bao nhiêu 1 vé?. 1 em bán vế số tên T. nũng nịu nói: “Vé số xổ liền ở đây mỗi tờ 300K (300.000đ/lần đi khách). Đó là giá “sàn”, bảo đảm hàng xịn. Tiền phòng thì mấy anh lo dùm tụi em nhé”.
Theo lời T., ở TP. Tân An thì không riêng quán cà phê V., mà quán nào cũng có đội quân “Vé số xổ liền” hoạt động. Thoạt nhìn bề ngoài, mấy em chuyên bán “vé số xổ liền” chẳng khác gì những người bán vé số kiến thiết với xấp vé số dầy cộm trên tay. Nhưng đặc điểm của những em bán “vé số xổ liền” để dân chơi dễ nhận biết là đi xe… tay ga và quần áo là lượt mát mẻ khoe da thịt, phấn son thơm phức.
Em T. còn cho biết, mỗi ngày em nào khéo mời chào và chịu “tiếp thị thân xác” thì cũng bán được từ 1-2 “vé số xổ liền”, số tiền kiếm được ngang bằng tiền lời bán vài trăm tờ vé số trong ngày (bán 1 tờ vé số kiến thiết mệnh giá 10.000đ chỉ lời được 1.000đ).
Những “con mồi” của các em chuyên nghề “vé số xổ liền” là những người đàn ông lớn tuổi, giàu có và ham của lạ, còn đám trai choai choai mới lớn thì dân “vé số xổ liền” ít khi dòm ngó đến. Thùy L. – 1 em gái trong đội quân bán “vé số xổ liền” còn cho biết thêm: Ngoài tiền mua 300.000đ một “vé số xổ liền”, sau khi xong việc ở nhà trọ, khách sạn, nếu phục vụ hết mình thì các em còn được những gã đàn ông háo sắc mua thêm vài chục vé số kiến thiết, khỏi mất công chạy rã chân năn nỉ mời chào khách mua từng tờ.
Theo lời Thùy L., do những năm gần đây các nhà hàng, quán nhậu có dịch vụ đen ở Tân An cấm đội quân bán vé số vào quán (lý do là để đội ngũ tiếp viên của quán tự do hoạt động, không bị cạnh tranh) nên những cô gái bán “vé số xổ liền” đành chọn các quán cà phê đông khách làm lãnh địa hoạt động.
“Làm nghề này đỡ cực nhọc hơn tiếp viên nhà hàng, quán bia vì khỏi phải bưng bê phục vụ, khỏi phải uống bia rượu đến say ngất ngư để chiều khách, nhưng vẫn có thu nhập đủ sống và sắm xe tay ga. Ở Tân An, đội quân “vé số xổ liền” hầu hết là dân từ các tỉnh khác đến. Các em ở những tỉnh xa thường đưa khách về phòng trọ thuê tháng của mình để… “xổ số” nhằm tận thu khoản tiền thuê phòng khách sạn 50.000 – 60.000đ/giờ”, em L. cho biết.
Theo ông C.- 1 dân chơi ở TP.Tân An, hiện nay “vé số xổ liền” đã tràn ra các quán cà phê, quán nhậu ở nhiều địa phương trong tỉnh như thị xã Kiến Tường (Mộc Hóa), thị trấn Bến Lức, thị trấn biên giới Vĩnh Hưng… và đang được khách làng chơi rất ưa chuộng.
Đến phong trào “nuôi con nuôi”, lo học phí
Ông M. – người dân ở phường 3, TP. Tân An cho biết, hiện nay ngoài loại hình “vé số xổ liền”, dân chơi có máu mặt còn thi nhau chơi trò “nuôi con nuôi”. Thực chất trò “nuôi con nuôi” chỉ là một hình thức mua dâm trá hình không hơn không kém.
Ông M. kể: “Những người đàn ông lớn tuổi lắm tiền, nhiều của thường la cà ở các quán cà phê, quán ăn uống để săn “con nuôi”. Đối tượng mà họ nhận làm “con nuôi” thường là những nữ học sinh, sinh viên có hình thức nhưng gia cảnh nghèo khó, phải đi làm thêm ngoài giờ học hoặc trong những tháng nghỉ hè để kiếm tiền.
Sau khi chọn được “con mồi”, họ thường xuyên tới lui cưa cẩm, tặng quà đắt tiền như điện thoại di động, quần áo, son phấn… Sau đó họ rủ rê con mồi đi ăn uống, hát karaoke, đi du lịch ngắn ngày… và cho tiền để xoay xở học phí, mua dụng cụ học tập, thậm chí mua xe gắn máy. Với những chiêu trò đó, chỉ trong một thời gian ngắn các nữ học sinh, sinh viên rơi vào tay những gã đàn ông lắm tiền nhiều của”.
M.H – 1 nữ sinh viên quê ở huyện Vĩnh Hưng, từng làm “con nuôi” cho 1 đại gia lắm tiền nhiều của ở phường 1, TP.Tân An kể: “Sau khi mất đời con gái trong 1 chuyến du lịch với “cha nuôi”, em được ông ta cho một số tiền khá lớn để sắm sửa quần áo, xe máy.
Suốt thời gian sau đó, “cha nuôi” thuê nhà trọ khác cho em ở một mình và lo toàn bộ tiền ăn học, chỉ với một điều kiện duy nhất: Không để mang thai và bất cứ khi nào “cha nuôi” có nhu cầu giải quyết sinh lý thì em phải có mặt để phục vụ, dù lúc đó đang là giờ học. Ra đường, trước mặt mọi người thì em và “cha nuôi” luôn xưng hô cha con nhưng khi về nhà trọ thì sống như vợ chồng.
Nhưng sau một thời gian thì “cha nuôi” chán, nên cho em thêm một số tiền rồi nói lời chia tay. Sau đó em nghe nói “cha nuôi” đã tìm được 1 đứa “con nuôi” khác. Dù trong lòng rất buồn, nhưng em không thể làm gì hơn. Chỉ có điều an ủi là nhờ sự tài trợ về tiền bạc của “cha nuôi” mà em học xong khóa học”.
Theo lời ông M., sở dĩ các đại gia thích phong trào “nuôi con nuôi” vì cho rằng các nữ sinh là “rau sạch”, rất an toàn khi quan hệ sinh lý và… không bị phiền phức, đánh ghen tưng bừng như khi “lập phòng nhì, nuôi vợ bé” với cái mác cha nuôi. Tuy nhiên, không phải cuộc tình “cha nuôi, con nuôi” nào cũng an toàn. Như trường hợp cô học sinh Thu Đ. - ở 1 xã vùng sâu của huyện Thạnh Hòa lên TP. Tân An trọ học và trở thành “con nuôi” của 1 đại gia ở phường 6.
Hậu quả của những lần đi nhậu, đi chơi với “cha nuôi” đã khiến Đ. Có thai phải nghỉ học. Gia đình Đ. làm lớn chuyện, đòi kiện ra tòa và thông báo cho vợ con ông đại gia biết mọi chuyện. Kết quả là ông đại gia phải bỏ ra một khoản tiền khá lớn để bồi thường, giải quyết cái thai của Đ. và mua sự im lặng của gia đình cô bé mới thoát khỏi vòng kiện tụng, lao lý và gia đình vị đại gia mới không rơi vào cảnh tan cửa nát nhà.
Theo ông M., những trường hợp “bể hợp đồng” như cháu Đ. và vị đại gia ở phường 6 không hiếm. Tuy nhiên, khi xảy ra sự cố thì đa số những người “nuôi con nuôi” đều bỏ tiền ra để mua sự im lặng, nên hầu như không có vụ nào bị đưa đến cơ quan pháp luật. Nhưng hậu quả tai hại nhất là sau khi nạo phá thai ở tuổi vị thành niên thì các cháu gái sẽ mang di chứng nặng nề về cả thể xác lẫn tâm hồn.
Mới đây, Chi cục Dân số kế hoạch hóa gia đình thuộc Sở Y tế tỉnh Long An cho biết, mỗi năm tỉnh này có hơn 6.000 ca nạo phá thai, trong đó trên 10% là các em gái ở tuổi bị thành niên và nhiều em còn đang đi học. Theo ông Huỳnh Văn Hiệp – Trưởng Phòng giáo dục Trung học thuộc Sở GD&ĐT Long An, do địa bàn các huyện vùng Đồng Tháp Mười xa xôi rộng lớn nên có nhiều trường hợp nữ sinh phải ra trung tâm thị xã, thành phố thuê nhà ở trọ để đi học.
Do ở xa sự quản lý của cha mẹ và nhà trường, điều kiện ở nhà trọ thiếu hiểu biết, nên khi gặp những kẻ lòng dạ đen tối giăng bẫy tình, đưa tiền bạc ra làm mồi nhử, thì các nữ sinh không thể cầm lòng. Hậu quả cuối cùng là nhiều em phải nạo phá thai, nghỉ học, tương lai dang dở, mù mịt.
Theo TT&ĐS
Buổi sáng, quán cà phê V. - ở phường 1, TP.Tân An, tỉnh Long An, luôn đông khách và phần lớn là dân có máu mặt, đi xế hộp hoặc xe gắn máy đắt tiền. Tại quán cà phê này, khoảng 3 tháng gần đây có 1 đội quân đông đúc những em gái trẻ trung, ăn mặc mát mẻ, son phấn thơm phức, lượn lờ quanh các bàn cà phê để mời chào bán vé số.
Sau khi chọn được “con mồi”, những cô em bán vé số õng ẹo ngồi quay trên thành ghế của khách hoặc gần như sà vào lòng họ, giọng nhão nhoẹt, nũng nịu mời chào: “Anh ơi, mua vé số giúp em đi. Mua vé chiều xổ cũng được, mua vé xổ liền cũng có ngay”.
Những “con mồi” của các em chuyên nghề “vé số xổ liền” là những người đàn ông lớn tuổi, giàu có và ham của lạ, còn đám trai choai choai mới lớn thì dân “vé số xổ liền” ít khi dòm ngó đến. (Hình minh họa) |
Do đã được mấy ông bạn “thổ địa” ở Tân An thông tin trước về trò “vé số xổ liền”, chúng tôi hỏi: “Vé số kiến thiết 10.000đ/vé” còn “vé số xổ liền” giá bao nhiêu 1 vé?. 1 em bán vế số tên T. nũng nịu nói: “Vé số xổ liền ở đây mỗi tờ 300K (300.000đ/lần đi khách). Đó là giá “sàn”, bảo đảm hàng xịn. Tiền phòng thì mấy anh lo dùm tụi em nhé”.
Theo lời T., ở TP. Tân An thì không riêng quán cà phê V., mà quán nào cũng có đội quân “Vé số xổ liền” hoạt động. Thoạt nhìn bề ngoài, mấy em chuyên bán “vé số xổ liền” chẳng khác gì những người bán vé số kiến thiết với xấp vé số dầy cộm trên tay. Nhưng đặc điểm của những em bán “vé số xổ liền” để dân chơi dễ nhận biết là đi xe… tay ga và quần áo là lượt mát mẻ khoe da thịt, phấn son thơm phức.
Em T. còn cho biết, mỗi ngày em nào khéo mời chào và chịu “tiếp thị thân xác” thì cũng bán được từ 1-2 “vé số xổ liền”, số tiền kiếm được ngang bằng tiền lời bán vài trăm tờ vé số trong ngày (bán 1 tờ vé số kiến thiết mệnh giá 10.000đ chỉ lời được 1.000đ).
Những “con mồi” của các em chuyên nghề “vé số xổ liền” là những người đàn ông lớn tuổi, giàu có và ham của lạ, còn đám trai choai choai mới lớn thì dân “vé số xổ liền” ít khi dòm ngó đến. Thùy L. – 1 em gái trong đội quân bán “vé số xổ liền” còn cho biết thêm: Ngoài tiền mua 300.000đ một “vé số xổ liền”, sau khi xong việc ở nhà trọ, khách sạn, nếu phục vụ hết mình thì các em còn được những gã đàn ông háo sắc mua thêm vài chục vé số kiến thiết, khỏi mất công chạy rã chân năn nỉ mời chào khách mua từng tờ.
Theo lời Thùy L., do những năm gần đây các nhà hàng, quán nhậu có dịch vụ đen ở Tân An cấm đội quân bán vé số vào quán (lý do là để đội ngũ tiếp viên của quán tự do hoạt động, không bị cạnh tranh) nên những cô gái bán “vé số xổ liền” đành chọn các quán cà phê đông khách làm lãnh địa hoạt động.
“Làm nghề này đỡ cực nhọc hơn tiếp viên nhà hàng, quán bia vì khỏi phải bưng bê phục vụ, khỏi phải uống bia rượu đến say ngất ngư để chiều khách, nhưng vẫn có thu nhập đủ sống và sắm xe tay ga. Ở Tân An, đội quân “vé số xổ liền” hầu hết là dân từ các tỉnh khác đến. Các em ở những tỉnh xa thường đưa khách về phòng trọ thuê tháng của mình để… “xổ số” nhằm tận thu khoản tiền thuê phòng khách sạn 50.000 – 60.000đ/giờ”, em L. cho biết.
Theo ông C.- 1 dân chơi ở TP.Tân An, hiện nay “vé số xổ liền” đã tràn ra các quán cà phê, quán nhậu ở nhiều địa phương trong tỉnh như thị xã Kiến Tường (Mộc Hóa), thị trấn Bến Lức, thị trấn biên giới Vĩnh Hưng… và đang được khách làng chơi rất ưa chuộng.
Đến phong trào “nuôi con nuôi”, lo học phí
Ông M. – người dân ở phường 3, TP. Tân An cho biết, hiện nay ngoài loại hình “vé số xổ liền”, dân chơi có máu mặt còn thi nhau chơi trò “nuôi con nuôi”. Thực chất trò “nuôi con nuôi” chỉ là một hình thức mua dâm trá hình không hơn không kém.
Ông M. kể: “Những người đàn ông lớn tuổi lắm tiền, nhiều của thường la cà ở các quán cà phê, quán ăn uống để săn “con nuôi”. Đối tượng mà họ nhận làm “con nuôi” thường là những nữ học sinh, sinh viên có hình thức nhưng gia cảnh nghèo khó, phải đi làm thêm ngoài giờ học hoặc trong những tháng nghỉ hè để kiếm tiền.
Sau khi chọn được “con mồi”, họ thường xuyên tới lui cưa cẩm, tặng quà đắt tiền như điện thoại di động, quần áo, son phấn… Sau đó họ rủ rê con mồi đi ăn uống, hát karaoke, đi du lịch ngắn ngày… và cho tiền để xoay xở học phí, mua dụng cụ học tập, thậm chí mua xe gắn máy. Với những chiêu trò đó, chỉ trong một thời gian ngắn các nữ học sinh, sinh viên rơi vào tay những gã đàn ông lắm tiền nhiều của”.
M.H – 1 nữ sinh viên quê ở huyện Vĩnh Hưng, từng làm “con nuôi” cho 1 đại gia lắm tiền nhiều của ở phường 1, TP.Tân An kể: “Sau khi mất đời con gái trong 1 chuyến du lịch với “cha nuôi”, em được ông ta cho một số tiền khá lớn để sắm sửa quần áo, xe máy.
Suốt thời gian sau đó, “cha nuôi” thuê nhà trọ khác cho em ở một mình và lo toàn bộ tiền ăn học, chỉ với một điều kiện duy nhất: Không để mang thai và bất cứ khi nào “cha nuôi” có nhu cầu giải quyết sinh lý thì em phải có mặt để phục vụ, dù lúc đó đang là giờ học. Ra đường, trước mặt mọi người thì em và “cha nuôi” luôn xưng hô cha con nhưng khi về nhà trọ thì sống như vợ chồng.
Nhưng sau một thời gian thì “cha nuôi” chán, nên cho em thêm một số tiền rồi nói lời chia tay. Sau đó em nghe nói “cha nuôi” đã tìm được 1 đứa “con nuôi” khác. Dù trong lòng rất buồn, nhưng em không thể làm gì hơn. Chỉ có điều an ủi là nhờ sự tài trợ về tiền bạc của “cha nuôi” mà em học xong khóa học”.
Theo lời ông M., sở dĩ các đại gia thích phong trào “nuôi con nuôi” vì cho rằng các nữ sinh là “rau sạch”, rất an toàn khi quan hệ sinh lý và… không bị phiền phức, đánh ghen tưng bừng như khi “lập phòng nhì, nuôi vợ bé” với cái mác cha nuôi. Tuy nhiên, không phải cuộc tình “cha nuôi, con nuôi” nào cũng an toàn. Như trường hợp cô học sinh Thu Đ. - ở 1 xã vùng sâu của huyện Thạnh Hòa lên TP. Tân An trọ học và trở thành “con nuôi” của 1 đại gia ở phường 6.
Hậu quả của những lần đi nhậu, đi chơi với “cha nuôi” đã khiến Đ. Có thai phải nghỉ học. Gia đình Đ. làm lớn chuyện, đòi kiện ra tòa và thông báo cho vợ con ông đại gia biết mọi chuyện. Kết quả là ông đại gia phải bỏ ra một khoản tiền khá lớn để bồi thường, giải quyết cái thai của Đ. và mua sự im lặng của gia đình cô bé mới thoát khỏi vòng kiện tụng, lao lý và gia đình vị đại gia mới không rơi vào cảnh tan cửa nát nhà.
Theo ông M., những trường hợp “bể hợp đồng” như cháu Đ. và vị đại gia ở phường 6 không hiếm. Tuy nhiên, khi xảy ra sự cố thì đa số những người “nuôi con nuôi” đều bỏ tiền ra để mua sự im lặng, nên hầu như không có vụ nào bị đưa đến cơ quan pháp luật. Nhưng hậu quả tai hại nhất là sau khi nạo phá thai ở tuổi vị thành niên thì các cháu gái sẽ mang di chứng nặng nề về cả thể xác lẫn tâm hồn.
Mới đây, Chi cục Dân số kế hoạch hóa gia đình thuộc Sở Y tế tỉnh Long An cho biết, mỗi năm tỉnh này có hơn 6.000 ca nạo phá thai, trong đó trên 10% là các em gái ở tuổi bị thành niên và nhiều em còn đang đi học. Theo ông Huỳnh Văn Hiệp – Trưởng Phòng giáo dục Trung học thuộc Sở GD&ĐT Long An, do địa bàn các huyện vùng Đồng Tháp Mười xa xôi rộng lớn nên có nhiều trường hợp nữ sinh phải ra trung tâm thị xã, thành phố thuê nhà ở trọ để đi học.
Do ở xa sự quản lý của cha mẹ và nhà trường, điều kiện ở nhà trọ thiếu hiểu biết, nên khi gặp những kẻ lòng dạ đen tối giăng bẫy tình, đưa tiền bạc ra làm mồi nhử, thì các nữ sinh không thể cầm lòng. Hậu quả cuối cùng là nhiều em phải nạo phá thai, nghỉ học, tương lai dang dở, mù mịt.
Theo TT&ĐS
Bình luận