Tổng công ty Đường sắt Việt Nam xin phép Bộ GTVT lập đề án nghiên cứu xây dựng thêm tuyến đường sắt khổ 1m, song song với tuyến hiện tại.
Theo Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR), tuyến đường sắt Bắc - Nam khổ 1m hiện nay, có tổng chiều dài 1.726km, được xây dựng từ thời Pháp thuộc, tiêu chuẩn kỹ thuật và vận tốc thấp nên chỉ đáp ứng năng lực chạy tàu tối đa 25 đôi/ngày đêm. Nhiều đoạn bán kính đường cong nhỏ, nền đường hẹp nên chỉ khai thác được tối đa 18 đôi tàu/ngày đêm.
Từ thực tế trên, để phục vụ nhu cầu vận tải trước mắt và trong tương lai, ĐSVN đề nghị Bộ GTVT cho phép lập đề án nghiên cứu xây dựng thêm 1 tuyến đường sắt khổ 1m chạy song song với tuyến đường sắt Hà Nội - TP.HCM hiện nay.
Trao đổi với báo chí, ông Trần Ngọc Thành - chủ tịch Hội đồng tư vấn ĐSVN, cho biết việc nghiên cứu xây dựng thêm 1 tuyến đường sắt khổ 1m song song với đường sắt Bắc - Nam hiện nay là nhằm đảm bảo nhu cầu vận tải trong thời gian chờ xây đường sắt tốc độ cao.
Cụ thể, phương án điều chỉnh chiến lược phát triển GTVT đường sắt Việt Nam đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2050 mà Bộ GTVT đang xây dựng để trình Chính phủ, mục tiêu giai đoạn đến năm 2020 là ưu tiên nâng cấp, hiện đại hóa đường sắt Bắc - Nam hiện tại lên tốc độ chạy tàu bình quân 80-90km/g với tàu khách và 50-60km/g với tàu hàng.
Giai đoạn 2020-2030 sẽ chuẩn bị các điều kiện để từng bước xây dựng mới đường sắt đôi, khổ 1,435m trên trục Bắc -Nam với tốc độ khai thác từ 160-200km/g. Đến năm 2050 sẽ phấn đấu hoàn thành tuyến đường sắt đôi, khổ 1,435m trên trục Bắc - Nam và nghiên cứu nâng cấp tốc độ thiết kế cho phù hợp để đáp ứng nhu cầu khai thác (dự kiến 300-350km/g). Lúc này tuyến đường cũ (khổ 1m) sẽ chuyển sang vận tải hàng hóa là chủ yếu và tàu khách địa phương.
Ông Thành cho biết đường sắt tốc độ cao dự kiến hoàn thành vào năm 2050, như vậy từ nay đến thời điểm đó còn 36 năm vẫn phải sử dụng đường sắt đơn (1 đường). Trong khi nhu cầu vận tải tăng lên từng ngày, đường bộ quá tải và đường sắt không đáp ứng đủ. Nếu có đường sắt đôi khổ 1 m thì sẽ khai thác được hơn 100 đôi tàu/ngày đêm thay vì 25 đôi tàu như đường đơn.
Như vậy sẽ làm giảm chi phí khai thác và đáp ứng được nhu cầu vận tải. “Việt Nam có thể tự mình làm được tuyến đường sắt khổ 1m với nội lực hoàn toàn và tận dụng những cái đang có sẵn để thi công đường, cầu.Như vậy chi phí sẽ rẻ và đảm bảo năng lực vận tải", ông Thành cho biết.
Góp ý điều chỉnh chiến lược này hồi tháng 4/2014, VNR nhấn mạnh: Nếu xác định đường sắt là phương tiện chủ đạo về vận tải hành khách trên trục Bắc - Nam, thì nên đồng thời cải tạo đường sắt hiện có và xây mới một tuyến cao tốc.
VNR cho rằng nên nghiên cứu xây mới đường khổ 1,435 m, điện khí hoá, tốc độ thiết kế 350 km/h và chỉ để chở khách chứ không dùng chung cho cả tàu hàng.
Trao đổi với báo chí, ngày 9/6, Bộ trưởng Đinh La Thăng cho biết, lập luận của ngành đường sắt là trong khi chờ có đường sắt cao tốc thì cần thêm một tuyến đường quy mô vừa phải, phù hợp điều kiện nguồn lực làm đường sắt cao tốc còn khó khăn.
“Tuy nhiên, đó mới là đề xuất của Tổng công ty, Bộ chưa chấp thuận ngay mà còn phải lắng nghe ý kiến từ nhiều cơ quan, nhất là các chuyên gia rồi mới đưa ra quyết định”, ông Thăng nói.
Trước đó, ngày 9/5, Bộ trưởng Thăng 'lệnh' thanh tra toàn diện Tổng Đường sắt VN. Ngoài việc Thanh tra toàn diện, Bộ trưởng cũng chỉ đạo, khi làm việc với đường sắt, Bộ sẽ không đôn đốc chung nữa mà "cầm tay chỉ việc", giải quyết thật rốt ráo và cụ thể, cho đến khi hoàn thành, có kết quả cụ thể mới xong.
Bộ trưởng khẳng định, đường sắt đổi mới là mong muốn của toàn Đảng, toàn dân chứ không chỉ là mong muốn của ngành GTVT. Đổi mới là để phát triển, để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dân, để nâng cao chất lượng dịch vụ đường sắt.
» Phải đổi tiền lẻ tại ga, khách nhắn tin 'mách' Bộ trưởng Thăng
» Nghi vấn hối lộ 80 triệu yên: Công an mời nguyên Tổng GĐ Đường sắt đến làm việc
» Cục trưởng đường sắt phát ngôn thiếu trách nhiệm được phục chức
Theo Đất Việt
Theo Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR), tuyến đường sắt Bắc - Nam khổ 1m hiện nay, có tổng chiều dài 1.726km, được xây dựng từ thời Pháp thuộc, tiêu chuẩn kỹ thuật và vận tốc thấp nên chỉ đáp ứng năng lực chạy tàu tối đa 25 đôi/ngày đêm. Nhiều đoạn bán kính đường cong nhỏ, nền đường hẹp nên chỉ khai thác được tối đa 18 đôi tàu/ngày đêm.
Theo VNR, đường sắt hiện tại chỉ khác thác tối đa 18 đôi tàu/ngày đêm |
Từ thực tế trên, để phục vụ nhu cầu vận tải trước mắt và trong tương lai, ĐSVN đề nghị Bộ GTVT cho phép lập đề án nghiên cứu xây dựng thêm 1 tuyến đường sắt khổ 1m chạy song song với tuyến đường sắt Hà Nội - TP.HCM hiện nay.
Trao đổi với báo chí, ông Trần Ngọc Thành - chủ tịch Hội đồng tư vấn ĐSVN, cho biết việc nghiên cứu xây dựng thêm 1 tuyến đường sắt khổ 1m song song với đường sắt Bắc - Nam hiện nay là nhằm đảm bảo nhu cầu vận tải trong thời gian chờ xây đường sắt tốc độ cao.
Cụ thể, phương án điều chỉnh chiến lược phát triển GTVT đường sắt Việt Nam đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2050 mà Bộ GTVT đang xây dựng để trình Chính phủ, mục tiêu giai đoạn đến năm 2020 là ưu tiên nâng cấp, hiện đại hóa đường sắt Bắc - Nam hiện tại lên tốc độ chạy tàu bình quân 80-90km/g với tàu khách và 50-60km/g với tàu hàng.
Giai đoạn 2020-2030 sẽ chuẩn bị các điều kiện để từng bước xây dựng mới đường sắt đôi, khổ 1,435m trên trục Bắc -Nam với tốc độ khai thác từ 160-200km/g. Đến năm 2050 sẽ phấn đấu hoàn thành tuyến đường sắt đôi, khổ 1,435m trên trục Bắc - Nam và nghiên cứu nâng cấp tốc độ thiết kế cho phù hợp để đáp ứng nhu cầu khai thác (dự kiến 300-350km/g). Lúc này tuyến đường cũ (khổ 1m) sẽ chuyển sang vận tải hàng hóa là chủ yếu và tàu khách địa phương.
Ông Thành cho biết đường sắt tốc độ cao dự kiến hoàn thành vào năm 2050, như vậy từ nay đến thời điểm đó còn 36 năm vẫn phải sử dụng đường sắt đơn (1 đường). Trong khi nhu cầu vận tải tăng lên từng ngày, đường bộ quá tải và đường sắt không đáp ứng đủ. Nếu có đường sắt đôi khổ 1 m thì sẽ khai thác được hơn 100 đôi tàu/ngày đêm thay vì 25 đôi tàu như đường đơn.
Như vậy sẽ làm giảm chi phí khai thác và đáp ứng được nhu cầu vận tải. “Việt Nam có thể tự mình làm được tuyến đường sắt khổ 1m với nội lực hoàn toàn và tận dụng những cái đang có sẵn để thi công đường, cầu.Như vậy chi phí sẽ rẻ và đảm bảo năng lực vận tải", ông Thành cho biết.
Góp ý điều chỉnh chiến lược này hồi tháng 4/2014, VNR nhấn mạnh: Nếu xác định đường sắt là phương tiện chủ đạo về vận tải hành khách trên trục Bắc - Nam, thì nên đồng thời cải tạo đường sắt hiện có và xây mới một tuyến cao tốc.
VNR cho rằng nên nghiên cứu xây mới đường khổ 1,435 m, điện khí hoá, tốc độ thiết kế 350 km/h và chỉ để chở khách chứ không dùng chung cho cả tàu hàng.
Trao đổi với báo chí, ngày 9/6, Bộ trưởng Đinh La Thăng cho biết, lập luận của ngành đường sắt là trong khi chờ có đường sắt cao tốc thì cần thêm một tuyến đường quy mô vừa phải, phù hợp điều kiện nguồn lực làm đường sắt cao tốc còn khó khăn.
“Tuy nhiên, đó mới là đề xuất của Tổng công ty, Bộ chưa chấp thuận ngay mà còn phải lắng nghe ý kiến từ nhiều cơ quan, nhất là các chuyên gia rồi mới đưa ra quyết định”, ông Thăng nói.
Trước đó, ngày 9/5, Bộ trưởng Thăng 'lệnh' thanh tra toàn diện Tổng Đường sắt VN. Ngoài việc Thanh tra toàn diện, Bộ trưởng cũng chỉ đạo, khi làm việc với đường sắt, Bộ sẽ không đôn đốc chung nữa mà "cầm tay chỉ việc", giải quyết thật rốt ráo và cụ thể, cho đến khi hoàn thành, có kết quả cụ thể mới xong.
Bộ trưởng khẳng định, đường sắt đổi mới là mong muốn của toàn Đảng, toàn dân chứ không chỉ là mong muốn của ngành GTVT. Đổi mới là để phát triển, để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dân, để nâng cao chất lượng dịch vụ đường sắt.
» Phải đổi tiền lẻ tại ga, khách nhắn tin 'mách' Bộ trưởng Thăng
» Nghi vấn hối lộ 80 triệu yên: Công an mời nguyên Tổng GĐ Đường sắt đến làm việc
» Cục trưởng đường sắt phát ngôn thiếu trách nhiệm được phục chức
Theo Đất Việt
Bình luận