Bao đời nay, người dân tộc Thái ở một số nơi của huyện Con Cuông (Nghệ An) đã tồn tại một tục lệ rất đặc biệt, đó là trong ngày đám cưới, chú rể chỉ được rước cô dâu về nhà đúng vào thời khắc giao thoa giữa ngày cũ và ngày mới.
Người dân nơi đây tin rằng, buổi ngày ma quỷ nhiều và nếu rước dâu thì sẽ rước xui xẻo, cuộc sống sau này không hạnh phúc.
Phong tục độc đáo
Ở xã Môn Sơn, huyện Con Cuông, người dân tộc Thái chiếm đa số và tồn tại rất nhiều phong tục lạ kỳ. Trong số này, tục rước dâu đêm là độc đáo nhất. Khi nhắc tới, người dân nơi đây rất tự hào. Chúng tôi đã tìm gặp nhiều người, để hiểu hơn về phong tục truyền thống đó. Một người dân tên là Vừ Hai Ngoan (60 tuổi) cho biết, khi họ lớn lên thì đã thấy làng bản tồn tại phong tục đó. Cha ông họ kể lại, tục rước dâu đêm đã tồn tại từ hàng trăm năm nay và không hề mai một.
Một già làng tên là Vừ Xông Nỏ cho biết, tiếp cận với văn hóa của người Kinh, đồng bào dân tộc Thái ở miền Tây đã bị đồng hóa theo. Nhưng với một số phong tục, tập quán được coi là bản sắc thì không bao giờ mất đi, trong đó có tục rước dâu đêm trong đám cưới.
Người dân nơi đây có một quan niệm rất riêng rằng, ban ngày thường có nhiều linh hồn, quỷ dữ lang thang vất vưởng, nếu đám rước được tiến hành vào ban ngày thì những linh hồn này sẽ theo về phá hoại hạnh phúc của đôi tân lang, tân nương.
Theo tín ngưỡng của bà con, thời khắc chuyển giao giữa ngày cũ và ngày mới chính là lúc trong lành, may mắn và có nhiều lộc trời nhất. Đón dâu vào giờ khắc này sẽ quy tụ được những tinh túy hồn thiêng sông núi, cuộc sống vợ chồng gặp nhiều may mắn, hạnh phúc.
Tất nhiên, đám cưới ở đây không chỉ độc đáo ở chuyện rước dâu ban đêm mà còn vô số những nghi lễ khác rất lạ, nhưng cực kỳ độc đáo và nó lý giải vì sao, đám cưới với người nơi đây là một sự kiện quan trọng, có ý nghĩa hơn bất cứ sự kiện nào trong đời.
Già làng Vừ Xông Nỏ cho biết thêm: Trong đám cưới, người ta còn hát đối đáp giao duyên, làm lễ trừ tà, mời trầu, mời ngồi. Đặc biệt, đó là tục rửa chân cho cô dâu khi bước vào nhà chồng. Giống như ý nghĩa của rước dâu ban đêm, việc rửa chân cho cô dâu cũng mục đích là xua ma quỷ và những bụi trần trước đây để cô dâu bước vào ngôi nhà mới với sự trong sáng, thánh thiện, hướng đến một gia đình hạnh phúc.
Thử thách khắc nghiệt khi đón dâu
Theo phong tục này, cách 2 giờ trước khi đồng hồ điểm ngày mới (tức 22h), mọi lễ vật cũng như công việc chuẩn bị cho việc đón dâu từ phía nhà trai đã được chuẩn bị sẵn, đoàn rước bắt đầu lên đường. Lễ vật gồm: 1 con lợn quay nặng khoảng 30 kg, 1 mâm cỗ gồm xôi, gà và 10 lít rượu nếp, nhà trai còn phải chuẩn bị một cái chiêng để khi đón dâu về, vừa đi vừa gõ. Mục đích là để thông báo với mọi người về việc con nhà người đã thành con nhà mình, thứ nữa là xua đuổi tà ma, những điều xấu.
Bắt đầu chạm ngõ nhà gái, nhà trai không được đón tiếp tưng bừng như những đám cưới thông thường mà họ phải vượt qua một thử thách không hề nhỏ, đó là cửa nhà gái đóng kín, không gian tĩnh lặng. Để được vào nhà, đàng trai phải vượt qua một cuộc thi đối đáp với yêu cầu, phải làm vừa lòng nhà gái.
Thông thường, nghe tiếng nhà trai đến, nhà gái sẽ cất lời theo dạng đối và nhà trai phải đáp lại. Chủ đề là những tài sản của nhà gái và tất nhiên, nhà trai phải đáp làm sao đó để nhà gái thấy được sự thịnh vượng của họ. Chỉ khi nhà gái thấy vừa lòng, lúc ấy cửa mới được mở ra.
Xong thử thách đầu tiên, nhà trai ngay lập tức phải đối mặt với thử thách thứ 2. Vừa tiến qua cửa, chuẩn bị bước lên nhà thì sẽ có một người đàn bà đứng bên xô nước đã được chuẩn bị sẵn té nước tới tấp vào người chú rể. Được biết, đây là mợ hay thím của cô dâu, và việc té nước cũng tương tự như rửa tội cho chú rể.
Chính vì thế, việc chú rể càng bị té nước nhiều càng chứng tỏ được bản lĩnh cũng như mang lại nhiều sự may mắn cho cuộc sống của đôi trẻ sau này. Vẫn chưa hết thử thách vì trong quá trình đón dâu khi mà chú rể ướt lướt thướt bước lên nhà cùng với mọi người thì giữa hai gia đình lại tiếp tục màn mời ngồi.
Đây được coi là màn đối đáp hài hước và vui nhộn nhất của đám rước, khi nhà gái trải chiếu hoa giữa nhà mời phía nhà trai ngồi. Cứ sau mỗi câu hát khiêu khích của phía nhà trai, nhà gái lại đưa ra lý lẽ của mình để thuyết phục khách ngồi vào chiếu.
Sau nhiều lần hát đi hát lại, rốt cục nhà trai cũng phải chấp nhận ngồi vào chiếu. Và khi những vị khách khó tính đã an tọa, nhà gái lại giở chiêu bằng màn mời trầu. Cũng bằng lời hát ví von, khi cơi trầu được đặt ra giữa mâm thì nhà gái lại cất lời, kể về những gian lao, vất vả cũng như sự khéo léo trong cách têm trầu để có được cơi trầu thơm ngon đãi khách trong ngày trọng đại của đôi trẻ.
Thông qua điệu hát kể công, nhà trai được hiểu thêm sự nhọc nhằn trong việc băng rừng lội suối để hái lá trầu ngon, rồi quá trình chăm bón cho cây trầu tốt tươi, để lá trầu xanh không bị lũ sâu bọ tấn công. Cuối cùng là sự gian nan lên rừng đập đá mang về nung vôi để têm trầu. Theo những người am hiểu tập tục của địa phương, mục đích của việc than khó kể khổ này không phải nhằm kể công mà là để khoe tài đối đáp của mình.
Cũng không vừa, nhà trai đã đáp trả lại bằng màn từ chối khéo. Họ không chê trầu dở mà biện lý do, nhỡ trong lá trầu có con sâu, hạt bụi ăn vào sẽ không tốt cho sức khỏe. Cứ như thế đôi bên cứ hát đi đối lại làm cho cuộc rước dâu càng thêm tưng bừng. Ngoài việc giữ gìn phong tục của dân tộc mình trong ngày cưới, việc hát đối đáp còn có thêm mục đích khác là kéo dài cuộc nói chuyện để chờ thời khắc rước dâu.
Đám cưới là chốn hẹn hò
Với người Thái, giờ rước dâu cực kỳ quan trọng và nó phải gắn với một thời khắc đặc biệt nào trong đó trong ngày. Trước đây, mỗi khi nghe tiếng gà gáy báo hiệu ngày mới là đám rước sẽ khởi hành. Nhưng với nhiều trường hợp nhà gái và nhà trai cách nhau xa, khi cô dâu đến nhà chú rể thì trời đã sáng.
Nhiều năm trở lại đây, giờ rước dâu thường được thống nhất là đúng 0 giờ của ngày mới để nhà trai, nhà gái thoải mái thực hiện các nghi lễ trước khi trời sáng. Với người Thái, dù lấy người cùng bản hay khác bản, xa gần bao nhiêu cũng phải đi bộ, cô dâu và chú rể dẫn đầu, đoàn người cứ thế tưng bừng đi trong đêm sương lạnh nhưng ấm áp tình người.
Ngoài những ánh đèn, ngọn đuốc sáng bừng và tiếng hát, tiếng gọi nhau ầm ĩ trong đêm tĩnh mịch, đám cưới còn được báo hiệu bằng tiếng chiêng, cứ đều đặn sau một quãng đường ngắn là gõ lên ba tiếng, không chỉ xoa đuổi tà ma mà tiếng chiêng còn là báo hiệu cho nhà trai biết đoàn rước đang về tơi nơi để chuẩn bị đón tiếp.
Chú rể đưa cô dâu vào nhà, lúc vừa bước lên cầu thang thì mẹ chồng đã chờ sẵn cùng với một chậu đồng đựng nước suối trong suốt có ngâm một đồng xu bằng bạc. Trước khi vào làm lễ gia tiên, mẹ chồng đã kỳ công rửa chân cho con dâu và trao tặng một vòng bạc cầu may.
Tiếp theo, một người anh em nhà trai sẽ đưa cô dâu vào buồng, làm lễ ăn cơm, uống rượu chung với chồng. Tân lang và tân nương sẽ trao vòng bạc cho nhau (tương tự nhẫn cưới của người Kinh), thề non hẹn biển sẽ thủy chung đến cuối đời.
Nghi lễ tiếp theo, cô dâu được búi tóc để trình diện tổ tiên. Cũng từ đây, cô dâu chính thức trở thành gái đã có chồng và cũng là người nhà chú rể. Lúc này, bữa tiệc chính mới được coi là bắt đầu để chào mừng nhà trai có thêm con dâu hiền, nhà gái có thêm rể thảo.
Xen kẽ giữa bữa tiệc mừng liên hoan là những tiết mục múa hát đối đáp giao duyên giữa thanh nam nữ tú hai họ, nhằm chúc phúc cho đôi trẻ hạnh phúc bên nhau trọn đời. Và cũng chính từ những lần giao duyên trong ngày mừng hạnh phúc như thế này, nhiều bạn trẻ đã tìm được cho mình một nửa cuộc đời, ngày vui của họ lại trở thành nơi gặp gỡ, nên duyên phận cho những đôi uyên ương khác.
Vì lý do đó, người ta tập trung đến các đám cưới để không chỉ chúc phúc cho cô dâu, chú rể mà còn là nơi các nam thanh nữ tú mong muốn tìm nửa kia cho cuộc đời mình.
Người dân nơi đây tin rằng, buổi ngày ma quỷ nhiều và nếu rước dâu thì sẽ rước xui xẻo, cuộc sống sau này không hạnh phúc.
Phong tục độc đáo
Ở xã Môn Sơn, huyện Con Cuông, người dân tộc Thái chiếm đa số và tồn tại rất nhiều phong tục lạ kỳ. Trong số này, tục rước dâu đêm là độc đáo nhất. Khi nhắc tới, người dân nơi đây rất tự hào. Chúng tôi đã tìm gặp nhiều người, để hiểu hơn về phong tục truyền thống đó. Một người dân tên là Vừ Hai Ngoan (60 tuổi) cho biết, khi họ lớn lên thì đã thấy làng bản tồn tại phong tục đó. Cha ông họ kể lại, tục rước dâu đêm đã tồn tại từ hàng trăm năm nay và không hề mai một.
Một già làng tên là Vừ Xông Nỏ cho biết, tiếp cận với văn hóa của người Kinh, đồng bào dân tộc Thái ở miền Tây đã bị đồng hóa theo. Nhưng với một số phong tục, tập quán được coi là bản sắc thì không bao giờ mất đi, trong đó có tục rước dâu đêm trong đám cưới.
Một đám cưới người Thái ở xã Môn Sơn, huyện Con Cuông (Nghệ An) |
Người dân nơi đây có một quan niệm rất riêng rằng, ban ngày thường có nhiều linh hồn, quỷ dữ lang thang vất vưởng, nếu đám rước được tiến hành vào ban ngày thì những linh hồn này sẽ theo về phá hoại hạnh phúc của đôi tân lang, tân nương.
Theo tín ngưỡng của bà con, thời khắc chuyển giao giữa ngày cũ và ngày mới chính là lúc trong lành, may mắn và có nhiều lộc trời nhất. Đón dâu vào giờ khắc này sẽ quy tụ được những tinh túy hồn thiêng sông núi, cuộc sống vợ chồng gặp nhiều may mắn, hạnh phúc.
Tất nhiên, đám cưới ở đây không chỉ độc đáo ở chuyện rước dâu ban đêm mà còn vô số những nghi lễ khác rất lạ, nhưng cực kỳ độc đáo và nó lý giải vì sao, đám cưới với người nơi đây là một sự kiện quan trọng, có ý nghĩa hơn bất cứ sự kiện nào trong đời.
Già làng Vừ Xông Nỏ cho biết thêm: Trong đám cưới, người ta còn hát đối đáp giao duyên, làm lễ trừ tà, mời trầu, mời ngồi. Đặc biệt, đó là tục rửa chân cho cô dâu khi bước vào nhà chồng. Giống như ý nghĩa của rước dâu ban đêm, việc rửa chân cho cô dâu cũng mục đích là xua ma quỷ và những bụi trần trước đây để cô dâu bước vào ngôi nhà mới với sự trong sáng, thánh thiện, hướng đến một gia đình hạnh phúc.
Thử thách khắc nghiệt khi đón dâu
Theo phong tục này, cách 2 giờ trước khi đồng hồ điểm ngày mới (tức 22h), mọi lễ vật cũng như công việc chuẩn bị cho việc đón dâu từ phía nhà trai đã được chuẩn bị sẵn, đoàn rước bắt đầu lên đường. Lễ vật gồm: 1 con lợn quay nặng khoảng 30 kg, 1 mâm cỗ gồm xôi, gà và 10 lít rượu nếp, nhà trai còn phải chuẩn bị một cái chiêng để khi đón dâu về, vừa đi vừa gõ. Mục đích là để thông báo với mọi người về việc con nhà người đã thành con nhà mình, thứ nữa là xua đuổi tà ma, những điều xấu.
Bắt đầu chạm ngõ nhà gái, nhà trai không được đón tiếp tưng bừng như những đám cưới thông thường mà họ phải vượt qua một thử thách không hề nhỏ, đó là cửa nhà gái đóng kín, không gian tĩnh lặng. Để được vào nhà, đàng trai phải vượt qua một cuộc thi đối đáp với yêu cầu, phải làm vừa lòng nhà gái.
Chú rể và cô dâu trước nghi lễ rửa chân |
Thông thường, nghe tiếng nhà trai đến, nhà gái sẽ cất lời theo dạng đối và nhà trai phải đáp lại. Chủ đề là những tài sản của nhà gái và tất nhiên, nhà trai phải đáp làm sao đó để nhà gái thấy được sự thịnh vượng của họ. Chỉ khi nhà gái thấy vừa lòng, lúc ấy cửa mới được mở ra.
Xong thử thách đầu tiên, nhà trai ngay lập tức phải đối mặt với thử thách thứ 2. Vừa tiến qua cửa, chuẩn bị bước lên nhà thì sẽ có một người đàn bà đứng bên xô nước đã được chuẩn bị sẵn té nước tới tấp vào người chú rể. Được biết, đây là mợ hay thím của cô dâu, và việc té nước cũng tương tự như rửa tội cho chú rể.
Chính vì thế, việc chú rể càng bị té nước nhiều càng chứng tỏ được bản lĩnh cũng như mang lại nhiều sự may mắn cho cuộc sống của đôi trẻ sau này. Vẫn chưa hết thử thách vì trong quá trình đón dâu khi mà chú rể ướt lướt thướt bước lên nhà cùng với mọi người thì giữa hai gia đình lại tiếp tục màn mời ngồi.
Đây được coi là màn đối đáp hài hước và vui nhộn nhất của đám rước, khi nhà gái trải chiếu hoa giữa nhà mời phía nhà trai ngồi. Cứ sau mỗi câu hát khiêu khích của phía nhà trai, nhà gái lại đưa ra lý lẽ của mình để thuyết phục khách ngồi vào chiếu.
Sau nhiều lần hát đi hát lại, rốt cục nhà trai cũng phải chấp nhận ngồi vào chiếu. Và khi những vị khách khó tính đã an tọa, nhà gái lại giở chiêu bằng màn mời trầu. Cũng bằng lời hát ví von, khi cơi trầu được đặt ra giữa mâm thì nhà gái lại cất lời, kể về những gian lao, vất vả cũng như sự khéo léo trong cách têm trầu để có được cơi trầu thơm ngon đãi khách trong ngày trọng đại của đôi trẻ.
Thông qua điệu hát kể công, nhà trai được hiểu thêm sự nhọc nhằn trong việc băng rừng lội suối để hái lá trầu ngon, rồi quá trình chăm bón cho cây trầu tốt tươi, để lá trầu xanh không bị lũ sâu bọ tấn công. Cuối cùng là sự gian nan lên rừng đập đá mang về nung vôi để têm trầu. Theo những người am hiểu tập tục của địa phương, mục đích của việc than khó kể khổ này không phải nhằm kể công mà là để khoe tài đối đáp của mình.
Cũng không vừa, nhà trai đã đáp trả lại bằng màn từ chối khéo. Họ không chê trầu dở mà biện lý do, nhỡ trong lá trầu có con sâu, hạt bụi ăn vào sẽ không tốt cho sức khỏe. Cứ như thế đôi bên cứ hát đi đối lại làm cho cuộc rước dâu càng thêm tưng bừng. Ngoài việc giữ gìn phong tục của dân tộc mình trong ngày cưới, việc hát đối đáp còn có thêm mục đích khác là kéo dài cuộc nói chuyện để chờ thời khắc rước dâu.
Đám cưới là chốn hẹn hò
Với người Thái, giờ rước dâu cực kỳ quan trọng và nó phải gắn với một thời khắc đặc biệt nào trong đó trong ngày. Trước đây, mỗi khi nghe tiếng gà gáy báo hiệu ngày mới là đám rước sẽ khởi hành. Nhưng với nhiều trường hợp nhà gái và nhà trai cách nhau xa, khi cô dâu đến nhà chú rể thì trời đã sáng.
Nhiều năm trở lại đây, giờ rước dâu thường được thống nhất là đúng 0 giờ của ngày mới để nhà trai, nhà gái thoải mái thực hiện các nghi lễ trước khi trời sáng. Với người Thái, dù lấy người cùng bản hay khác bản, xa gần bao nhiêu cũng phải đi bộ, cô dâu và chú rể dẫn đầu, đoàn người cứ thế tưng bừng đi trong đêm sương lạnh nhưng ấm áp tình người.
Ngoài những ánh đèn, ngọn đuốc sáng bừng và tiếng hát, tiếng gọi nhau ầm ĩ trong đêm tĩnh mịch, đám cưới còn được báo hiệu bằng tiếng chiêng, cứ đều đặn sau một quãng đường ngắn là gõ lên ba tiếng, không chỉ xoa đuổi tà ma mà tiếng chiêng còn là báo hiệu cho nhà trai biết đoàn rước đang về tơi nơi để chuẩn bị đón tiếp.
Chú rể đưa cô dâu vào nhà, lúc vừa bước lên cầu thang thì mẹ chồng đã chờ sẵn cùng với một chậu đồng đựng nước suối trong suốt có ngâm một đồng xu bằng bạc. Trước khi vào làm lễ gia tiên, mẹ chồng đã kỳ công rửa chân cho con dâu và trao tặng một vòng bạc cầu may.
Tiếp theo, một người anh em nhà trai sẽ đưa cô dâu vào buồng, làm lễ ăn cơm, uống rượu chung với chồng. Tân lang và tân nương sẽ trao vòng bạc cho nhau (tương tự nhẫn cưới của người Kinh), thề non hẹn biển sẽ thủy chung đến cuối đời.
Nghi lễ tiếp theo, cô dâu được búi tóc để trình diện tổ tiên. Cũng từ đây, cô dâu chính thức trở thành gái đã có chồng và cũng là người nhà chú rể. Lúc này, bữa tiệc chính mới được coi là bắt đầu để chào mừng nhà trai có thêm con dâu hiền, nhà gái có thêm rể thảo.
Xen kẽ giữa bữa tiệc mừng liên hoan là những tiết mục múa hát đối đáp giao duyên giữa thanh nam nữ tú hai họ, nhằm chúc phúc cho đôi trẻ hạnh phúc bên nhau trọn đời. Và cũng chính từ những lần giao duyên trong ngày mừng hạnh phúc như thế này, nhiều bạn trẻ đã tìm được cho mình một nửa cuộc đời, ngày vui của họ lại trở thành nơi gặp gỡ, nên duyên phận cho những đôi uyên ương khác.
Vì lý do đó, người ta tập trung đến các đám cưới để không chỉ chúc phúc cho cô dâu, chú rể mà còn là nơi các nam thanh nữ tú mong muốn tìm nửa kia cho cuộc đời mình.
Kim Thoa - Phạm Phạm – ĐS&PL
Bình luận