• Zalo

Kỳ thú cách tu thành 'Maradona Việt Nam'

Thể thaoThứ Bảy, 19/01/2013 06:00:00 +07:00Google News

(VTC News) – Mọi kỹ năng đều do rèn luyện mà nên. Ông Thế Anh (Ba Đẻn) có quái chiêu “phanh chân” và cái cách ông tu luyện nên quái chiêu này quả là kỳ thú.

(VTC News) – Mọi kỹ năng đều do rèn luyện mà nên. Ông Thế Anh (Ba Đẻn) có quái chiêu “phanh chân” và cái cách ông tu luyện nên quái chiêu này quả là kỳ thú và có lẽ chẳng ai làm giống ông!


Tiếp dẫn vào kỳ trước khi kết thúc bài viết với câu hỏi: “cái phanh”, “độ dừng” – theo cách gọi của chính Thế Anh, hay theo thuật ngữ chính quy – “sự khắc phục quán tính”, và theo cách gọi của người viết là quái chiêu làm nên một lối đi bóng Ba Đẻn trên sân đã hình thành như thế nào? Câu trả lời quả là rất bất ngờ!

Trò chơi Sôvê

Danh thThế Anh (tức Ba Đẻn)
Nhà thơ Anh Ngọc đã từng hỏi danh thủ Ba Đẻn rằng, quái chiêu “phanh chân” của anh được hình thành và tu luyện thế nào? Ba Đẻn khi đó đã trả lời bằng một sự hoài nghi và rồi gán cho cái trò chơi trẻ còn của mình là nguyên nhân sản sinh ra tài năng sân cỏ: Trò chơi Sôvê.

Sôvê giống như trò chơi u mà ở Hà Tĩnh, quê Nhà thơ Anh Ngọc gọi là trò “u muỗi” và khi chơi, mồm phải liên tục phát ra tiếng u u, hễ ngừng kêu là xem như “chết”; và để giữ hơi cho được lâu, người chơi phải kêu rất khẽ - cho nên gọi “u muỗi” là chính xác.

Trong tập truyện “Ba cuộc đời một trái bóng” Nhà thơ Anh Ngọc viết: “Trò chơi sôvê không giống hẳn với chơi u chơi âm. Nó diễn ra trên một diện rất rộng, có thể là hết cả một dãy phố. Người nào bị đối phương đập vào lưng là “chết” và bị tập trung vào một chỗ có “lính” canh gác. Nếu đồng đội đột nhập được vào, vỗ vào mình thì “sống lại”. Nội dung đại khái của trò chơi bất tận này là như vậy.

Đám trẻ con chơi rất say mê, hầu như không biết mệt. Đó là cả một cuộc đuổi bắt, săn lùng liên tục dọc theo vỉa hè, luồn vào các ngõ ngách và có khi là quanh các cột đèn, gốc cây… Trong cuộc đuổi bắt đó, ai nhanh hơn, khéo léo hơn, khôn ngoan hơn thì người ấy thắng.

Thế Anh đã có lý khi rút ra sự ảnh hưởng của trò chơi này với công việc đá bóng, nhất là cái “độ dừng” độc đáo của anh.

Trong khi chơi sôvê để tránh bị bắt được (tức là đập vào lưng) Anh thường phải trổ tài luồn lách, đánh lừa đối thủ, đang chạy rất nhanh bỗng nhiên dừng phắt lại, ngoặt ra sau hoặc rẽ vào hẻm… nghĩa là luôn luôn phải thay đổi tốc độ, hướng chạy – tức là cưỡng lại quán tính của việc chạy.

Đồng thời, việc thay đổi tốc độ và hướng chạy này còn yêu cầu có tốc độ xuất phát rất nhanh: Đang đứng bỗng vượt lên. Và đây cũng là một yêu cầu quan trọng trong kỹ thuật bóng đá.

Người thắng cuộc trong trò chơi sôvê trẻ con sẽ là người chiến thắng trên sân cỏ, trong một trò chơi sôvê người lớn với quả bóng trong chân, nhất là khi anh ta lại là cầu thủ tiền đạo. Cắt nghĩa có vẻ đơn giản quá, phải không các bạn?”

Để tăng tính thuyết phục về sự ảnh hưởng của trò sôvê trong việc hình thành nên phong cách chơi bóng của Thế Anh, Nhà thơ Anh Ngọc “theo” Thế Anh đến một bãi tập có “bắn đạn thật” hẳn hoi, gần với trận đánh thực hơn – đó là sân Long Biên, đấu trường của những cầu thủ tương lai, nơi dạo ấy, tức là đầu và giữa thập kỷ 60 của thế kỷ trước thường cuốn hút không chỉ đám trẻ mê bóng đá mà cả những huấn luyện viên các đội bóng tên tuổi.

Và đôi mắt ngầm dõi

Trong số những huấn luyện viên dó, có HLV Nguyễn Văn Tiền (tức Mười Tiền), HLV đội Thể Công trẻ.

“Mỗi lần ra xem bọn trẻ chơi bóng, anh Tiền lại bị cuốn hút vào những đôi chân dù còn lủn củn nhưng đã bắt đầu bộc lộ tài năng của những Cầu, Phú (mèo), Chi (cố), Đặng…v.v. Anh ngồi đốt hết điếu thuốc này đến điếu thuốc khác, mắt chăm chăm theo dõi đám trẻ. Tuy nhiên, anh luôn luôn khéo ẩn giấu mình giữa đám những người xem khác, không để lộ cho bọn trẻ biết có một đôi mắt huấn luyện viên đang theo dõi mình, để chúng chơi tự nhiên và bộc lộ hết khả năng. Đó là cách làm khéo léo của anh và dẫn đến những hiệu quả chính xác.

Trong số những đứa bé đang quần nhau không biết mệt trên sân Long Biên, Mười Tiền đặc biệt chú ý đến một cậu bé loắt choắt, trông người thì ra vẻ còi cọc, đôi chân lại vòng kiềng, nhưng cậu chơi rất linh hoạt, khéo léo và với một sự say mê thật đáng thèm khát. Cậu bé đó là Ba Đẻn và sau này anh biết tên thật là Thế Anh.

Ông Thìn A vàhai người con trai là danh thThế Anh và Cao Cường
Phải nói tuổi nhỏ của Thế Anh đã trôi qua một nửa ở nhà trường, một nửa ở sân bóng. Bố Anh mặc dù là một cầu thủ bóng đá và đã có lần dắt Anh theo vào sân để trông coi quần áo nhưng ông vẫn chưa muốn con mình vì quá ham chơi mà quên học hành.

Ở trường Thế Anh đặc biệt hứng thú với môn văn… Anh ham mê đọc sách đến nỗi cậu Anh, một thầy giáo dạy văn đã định hướng cháu đi vào con đường… văn nghiệp (Sự ham thích này còn theo Thế Anh mãi về sau và mặc dù thoạt nghe có vẻ trái khoáy nhưng lại rất phù hợp với tính cách của Anh).

Nhưng tất cả mọi thiên hướng cá nhân cũng như sự áp đặt của gia đình đã không sao kìm hãm nổi cái thiên hướng mạnh mẽ nhất ngỡ như đã có sẵn trong máu của Thế Anh: Lòng say mê đá bóng” – Nhà thơ Anh Ngọc kể.

* Còn nữa…Đón đọc “Ba Đẻn và bước chân đầu tiên đến huyền thoại”

Hà Thành
Bình luận
vtcnews.vn