(VTC News) - Vừa qua, tại Thị xã La Gi (tỉnh Bình Thuận), Công ty TNHH Dioxit Titan đã long trọng tổ chức lễ khánh thành và đưa vào hoạt động Nhà máy Dioxit Titan. Đây là nhà máy đầu tiên có dây chuyền chế biến sâu Titan tại Bình Thuận với vốn đầu tư ban đầu trên 5 triệu USD.
Theo kế hoạch, trong giai đoạn 1, nhà máy sẽ nhập khẩu máy nghiền zircon siêu mịn để có thể chế biến quặng Titan thô thành zircon siêu mịn khô, Ilmetite (từ 50 đến 53%), Rutin (từ 82 đến 93%), Mozite (từ 56 đến 65%).
Trong giai đoạn 2, nhà máy sẽ nhập khẩu máy nghiền zircon siêu mịn ướt, máy nấu xỉ Titan, máy luyện Titan hoàn nguyên, que hàn Titan cũng được sản xuất trong giai đoạn này. Giai đoạn 3 là giai đoạn hoàn thiện, khi nhà máy có thể sản xuất bột màu Titan.
Nhân dịp khánh thành nhà máy, đại diện Công ty TNHH Dioxit Titan đã tặng 1 tỷ đồng cho người dân xã Tân Phước (nơi đặt trụ sở nhà máy) để hoàn thiện hệ thống đèn đường nơi đây.
Nghiên cứu cho thấy trữ lượng quặng Titan ở Ninh Thuận - Bình Thuận lên tới hàng trăm triệu tấn, đây là cơ hội để ngành khai thác, chế biến Titan ở nước ta có thể phát triển mạnh.
Tuy vậy hàng năm Việt Nam vẫn phải nhập khẩu số lượng rất lớn chế phẩm sâu từ quặng Titan, chủ yếu do doanh nghiệp trong nước không có đủ vốn để trang bị dây chuyền chế biến sâu titan, hoặc gặp khó khăn trong việc tiếp cận công nghệ tiên tiến của nước ngoài, hoặc vì tâm lý muốn chế biến thô quặng Titan rồi bán cho nhanh gọn.
Theo kế hoạch, trong giai đoạn 1, nhà máy sẽ nhập khẩu máy nghiền zircon siêu mịn để có thể chế biến quặng Titan thô thành zircon siêu mịn khô, Ilmetite (từ 50 đến 53%), Rutin (từ 82 đến 93%), Mozite (từ 56 đến 65%).
Hình ảnh trong buổi khánh thành nhà máy chế biến sâu Titan. |
Trong giai đoạn 2, nhà máy sẽ nhập khẩu máy nghiền zircon siêu mịn ướt, máy nấu xỉ Titan, máy luyện Titan hoàn nguyên, que hàn Titan cũng được sản xuất trong giai đoạn này. Giai đoạn 3 là giai đoạn hoàn thiện, khi nhà máy có thể sản xuất bột màu Titan.
Nhân dịp khánh thành nhà máy, đại diện Công ty TNHH Dioxit Titan đã tặng 1 tỷ đồng cho người dân xã Tân Phước (nơi đặt trụ sở nhà máy) để hoàn thiện hệ thống đèn đường nơi đây.
Nghiên cứu cho thấy trữ lượng quặng Titan ở Ninh Thuận - Bình Thuận lên tới hàng trăm triệu tấn, đây là cơ hội để ngành khai thác, chế biến Titan ở nước ta có thể phát triển mạnh.
Tuy vậy hàng năm Việt Nam vẫn phải nhập khẩu số lượng rất lớn chế phẩm sâu từ quặng Titan, chủ yếu do doanh nghiệp trong nước không có đủ vốn để trang bị dây chuyền chế biến sâu titan, hoặc gặp khó khăn trong việc tiếp cận công nghệ tiên tiến của nước ngoài, hoặc vì tâm lý muốn chế biến thô quặng Titan rồi bán cho nhanh gọn.
Bình Nghĩa
Bình luận