(VTC News) - Việc Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước đề nghị Sở Tư pháp tham mưu thu hồi và hủy bỏ 2 quyết định xác định lại giới tính, thay đổi hộ tịch của anh Phạm Văn Hiệp từ nam sang nữ, vì cho rằng trái pháp luật là sai.
Quỳnh Trâm có thể khiếu nại
Hôm qua (21/1), UBND tỉnh Bình Phước đề nghị Sở Tư pháp tham mưu thu hồi và hủy bỏ hai quyết định của UBND huyện Chơn Thành về việc xác định lại giới tính, thay đổi hộ tịch của anh Phạm Văn Hiệp (39 tuổi, thị trấn Chơn Thành, huyện Chơn Thành) từ nam sang nữ và đổi tên là Phạm Lê Quỳnh Trâm.
Lý do đưa ra quyết định trên vì lãnh đạo tỉnh cho rằng đây là quyết định trái quy định của pháp luật.UBND tỉnh này cũng yêu cầu xử lý theo quy định những cán bộ, công chức đã trực tiếp tham mưu và giải quyết vụ việc trên.
Sinh ra với nhân diện con trai nhưng mang những đặc điểm giới tính nữ, Phạm Văn Hiệp sang Thái Lan giải phẫu chuyển đổi từ nam sang nữ. Về nước, cô mất một năm trời đi khắp nơi làm các thủ tục xin xác định lại giới tính, từ xét nghiệm y khoa, dịch thuật hồ sơ giấy tờ phẫu thuật chuyển đổi giới tính ở Thái Lan, xin giấy xác nhận của cơ quan tư pháp, công an, UBND tỉnh, thị trấn…
Đến đầu năm 2009, Trâm đã được chính quyền địa phương cấp giấy quyết định "Thay đổi cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính". Giấy này ghi rõ: cho phép Phạm Văn Hiệp được xác định lại giới tính từ nam sang nữ. Cô cũng đổi tên thành Phạm Lê Quỳnh Trâm.
Với quyết định này của chính quyền địa phương, Quỳnh Trâm trở thành người chuyển giới đầu tiên tại Việt Nam được công nhận xác định lại giới tính. Quỳnh Trâm là một cô giáo dạy luyện thi đại học cho học sinh, đang ấp ủ dự định trở thành ca sĩ.
Nhận được tin UBND tỉnh Bình Phước muốn hủy công nhận chuyển giới, Quỳnh Trâm cho biết, cô cũng trả lại quyết định nhưng sẽ tiến hành khởi kiện cơ quan chức năng.
Quỳnh Trâm sẽ thắng
Nếu khiếu nại lên cấp trên, cô hoàn toàn có thể thắng.
Trao đổi với phóng viên VTC News, Tiến sĩ, Luật sư Trần Đình Triển, trưởng văn phòng Luật sư Vì dân cho biết: Công dân sống, làm việc theo hiến pháp và pháp luật. Trong hiến pháp quy định quyền tự do của công dân. Công dân được phép làm những gì mà luật pháp không cấm.
Việc Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước đề nghị Sở Tư pháp tham mưu thu hồi và hủy bỏ 2 quyết định xác định lại giới tính, thay đổi hộ tịch của anh Phạm Văn Hiệp từ nam sang nữ là sai. Khi đó, Phạm Thị Quỳnh Trâm có quyền kiếu nại lên Bộ Tư pháp.
Trong quá trình viết loạt bài về chuyển giới, phóng viên VTC News đã được gặp rất nhiều người có khai sinh là đàn ông nhưng sang Thái Lan chuyển giới. Hiện, họ đang có khát khao được xã hội công nhận bằng việc xác định lại giới tính trên giấy tờ của mình.
Trao đổi vấn đề này, PGS.TS Trần Ngọc Bích, Trưởng khoa phẫu thuật Nhi, bệnh viện hữu nghị Việt Đức phân tích,ông đã từng phẫu thuật cơ quan sinh dục cho những trường hợp nam lưỡng giới giả nữ, nữ lưỡng giới giả nam hay lưỡng giới thật.
Ông cũng là người tham gia trong ban soạn thảo Nghị định số 88/2008/NĐ-CP ngày 05/8/2008 của Chính phủ Về xác định lại giới tính.
Tuy nhiên, theo Nghị định số 88/2008/NĐ-CP ngày 05/8/2008 của Chính phủ về xác định lại giới tính thì tại Việt Nam, việc xác định lại giới tính được áp dụng cho người có khuyết tật bẩm sinh về giới tính hoặc giới tính chưa được định hình chính xác.
Khuyết tật bẩm sinh về giới tính là những bất thường ở bộ phận sinh dục của một người ngay từ khi mới sinh ra, biểu hiện ở một trong các dạng như nữ lưỡng giới giả nam, nam lưỡng giới giả nữ hoặc lưỡng giới thật.
Nghị định số 88/2008/NĐ-CP quy định rõ thuật ngữ lưỡng giới gồm có lưỡng giới thật và lưỡng giới giả. Người lưỡng giới thật khi có bộ phận sinh dục không xác định được là nam hay nữ. Tuyến sinh dục có cả tổ chức tinh hoàn, buồng trứng. Nhiễm sắc thể giới tính có thể là một trong các dạng XX/XY; XXX/XY; XX/XXXY hoặc các dạng nhiễm sắc thể khác được xác định là lưỡng giới thật.
Còn người lưỡng giới giả lại chia làm 2 loại. Nam lưỡng giới giả nữ là người đó có bộ phận sinh dục với dương vật nhỏ, có thể sờ thấy tinh hoàn hoặc không, siêu âm hoặc nội soi thấy tinh hoàn, không có tử cung và buồng trứng. Nhiễm sắc thể giới tính là XY hoặc gen biệt hóa tinh hoàn dương tính hoặc kết hợp cả hai trường hợp trên.
Nữ lưỡng giới giả nam là người có bộ phận sinh dục với âm vật phát triển như dương vật nhưng không sờ thấy tinh hoàn, siêu âm hoặc nội soi thấy có tử cung, buồng trứng, không thấy tinh hoàn. Nhiễm sắc thể giới tính là XX.
Với Quỳnh Trâm trước đây được mọi người biết đến với cái tên Phạm Văn Hiệp và mang hình hài bên ngoài là một người đàn ông. Sinh ra trong một gia đình nghèo khó nên gia đình Trâm đã rời thành phố về vùng kinh tế mới ở tỉnh Bình Phước, từ nhỏ Quỳnh Trâm sớm đã nhận ra bản năng của người con gái trong cơ thể nam giới của mình.
Như vậy, Quỳnh Trâm có thể đưa ra những bằng chứng chứng minh mình khuyết tật bẩm sinh về giới tính.Và nếu Quỳnh Trâm không có khuyết tật bẩm sinh về giới tính thì cô vẫn đúng.
Theo Quỳnh Trâm thì cô bắt đầu đến Thái Lan từ năm 2006 và đến cuối tháng 4/2008 Trâm đã thực hiện xong cuộc phẫu thuật.
Sau đó, cô tiến hành các thủ tục xin xác định lại giới tính. Suốt 1 năm ròng kiên trì và cố gắng đi hết cơ quan này đến cơ quan khác, từ trung ương tới địa phương để xin xác nhận lại giới tính thật của mình. Cuối cùng vào tháng 1/2009, Quỳnh Trâm đã được pháp luật công nhận giới tính nữ với cái tên Phạm Lê Quỳnh Trâm trên giấy tờ.
Với Nghị định số 88/2008/NĐ-CP ngày 05/8/2008 của Chính phủ Về xác định lại giới tính quy định tại Điều 4, “cấm thực hiện việc chuyển đổi giới tính đối với những người đã hoàn thiện về giới tính” thì Trâm vẫn đúng.
Bởi nghị định này cũng quy định rõ: “Cấp Giấy chứng nhận y tế cho các trường hợp đã xác định lại giới tính ở nước ngoài hoặc đã thực hiện ở Việt Nam trước ngày Nghị định này có hiệu lực.
Các trường hợp đã xác định lại giới tính ở nước ngoài hoặc đã thực hiện ở Việt Nam trước ngày Nghị định này có hiệu lực, nếu muốn đăng ký lại hộ tịch thì phải có giấy xác nhận đã xác định lại giới tính của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trước đó và đến các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Điều 8 Nghị định này để được khám kiểm tra và cấp giấy chứng nhận y tế” (Điều 12).
Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm giải quyết việc đăng ký hộ tịch cho người đã được xác định lại giới tính theo quy định của pháp luật về đăng ký hộ tịch. Thẩm quyền, thủ tục đăng ký hộ tịch cho người đã được xác định lại giới tính được thực hiện theo quy định của pháp luật về đăng ký hộ tịch.
Như vậy, Nghị định ký ngày 5/8/2008 và có hiệu lực 15 ngày kể từ ngày đăng công báo. Còn Trâm đã thực hiện chuyển đổi giới tính trước đó. Vậy, cô có quyền được xác định lại giới tính.
Quỳnh Trâm có thể khiếu nại
Hôm qua (21/1), UBND tỉnh Bình Phước đề nghị Sở Tư pháp tham mưu thu hồi và hủy bỏ hai quyết định của UBND huyện Chơn Thành về việc xác định lại giới tính, thay đổi hộ tịch của anh Phạm Văn Hiệp (39 tuổi, thị trấn Chơn Thành, huyện Chơn Thành) từ nam sang nữ và đổi tên là Phạm Lê Quỳnh Trâm.
Lý do đưa ra quyết định trên vì lãnh đạo tỉnh cho rằng đây là quyết định trái quy định của pháp luật.UBND tỉnh này cũng yêu cầu xử lý theo quy định những cán bộ, công chức đã trực tiếp tham mưu và giải quyết vụ việc trên.
Quỳnh Trâm sau chuyển giới. |
Đến đầu năm 2009, Trâm đã được chính quyền địa phương cấp giấy quyết định "Thay đổi cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính". Giấy này ghi rõ: cho phép Phạm Văn Hiệp được xác định lại giới tính từ nam sang nữ. Cô cũng đổi tên thành Phạm Lê Quỳnh Trâm.
Với quyết định này của chính quyền địa phương, Quỳnh Trâm trở thành người chuyển giới đầu tiên tại Việt Nam được công nhận xác định lại giới tính. Quỳnh Trâm là một cô giáo dạy luyện thi đại học cho học sinh, đang ấp ủ dự định trở thành ca sĩ.
Nhận được tin UBND tỉnh Bình Phước muốn hủy công nhận chuyển giới, Quỳnh Trâm cho biết, cô cũng trả lại quyết định nhưng sẽ tiến hành khởi kiện cơ quan chức năng.
Quỳnh Trâm sẽ thắng
Nếu khiếu nại lên cấp trên, cô hoàn toàn có thể thắng.
Quyết định xác định lại giới tính. |
Việc Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước đề nghị Sở Tư pháp tham mưu thu hồi và hủy bỏ 2 quyết định xác định lại giới tính, thay đổi hộ tịch của anh Phạm Văn Hiệp từ nam sang nữ là sai. Khi đó, Phạm Thị Quỳnh Trâm có quyền kiếu nại lên Bộ Tư pháp.
Trong quá trình viết loạt bài về chuyển giới, phóng viên VTC News đã được gặp rất nhiều người có khai sinh là đàn ông nhưng sang Thái Lan chuyển giới. Hiện, họ đang có khát khao được xã hội công nhận bằng việc xác định lại giới tính trên giấy tờ của mình.
|
Ông cũng là người tham gia trong ban soạn thảo Nghị định số 88/2008/NĐ-CP ngày 05/8/2008 của Chính phủ Về xác định lại giới tính.
Tuy nhiên, theo Nghị định số 88/2008/NĐ-CP ngày 05/8/2008 của Chính phủ về xác định lại giới tính thì tại Việt Nam, việc xác định lại giới tính được áp dụng cho người có khuyết tật bẩm sinh về giới tính hoặc giới tính chưa được định hình chính xác.
Khuyết tật bẩm sinh về giới tính là những bất thường ở bộ phận sinh dục của một người ngay từ khi mới sinh ra, biểu hiện ở một trong các dạng như nữ lưỡng giới giả nam, nam lưỡng giới giả nữ hoặc lưỡng giới thật.
Nghị định số 88/2008/NĐ-CP quy định rõ thuật ngữ lưỡng giới gồm có lưỡng giới thật và lưỡng giới giả. Người lưỡng giới thật khi có bộ phận sinh dục không xác định được là nam hay nữ. Tuyến sinh dục có cả tổ chức tinh hoàn, buồng trứng. Nhiễm sắc thể giới tính có thể là một trong các dạng XX/XY; XXX/XY; XX/XXXY hoặc các dạng nhiễm sắc thể khác được xác định là lưỡng giới thật.
Nữ lưỡng giới giả nam là người có bộ phận sinh dục với âm vật phát triển như dương vật nhưng không sờ thấy tinh hoàn, siêu âm hoặc nội soi thấy có tử cung, buồng trứng, không thấy tinh hoàn. Nhiễm sắc thể giới tính là XX.
Với Quỳnh Trâm trước đây được mọi người biết đến với cái tên Phạm Văn Hiệp và mang hình hài bên ngoài là một người đàn ông. Sinh ra trong một gia đình nghèo khó nên gia đình Trâm đã rời thành phố về vùng kinh tế mới ở tỉnh Bình Phước, từ nhỏ Quỳnh Trâm sớm đã nhận ra bản năng của người con gái trong cơ thể nam giới của mình.
Như vậy, Quỳnh Trâm có thể đưa ra những bằng chứng chứng minh mình khuyết tật bẩm sinh về giới tính.Và nếu Quỳnh Trâm không có khuyết tật bẩm sinh về giới tính thì cô vẫn đúng.
Theo Quỳnh Trâm thì cô bắt đầu đến Thái Lan từ năm 2006 và đến cuối tháng 4/2008 Trâm đã thực hiện xong cuộc phẫu thuật.
Với Nghị định số 88/2008/NĐ-CP ngày 05/8/2008 của Chính phủ Về xác định lại giới tính quy định tại Điều 4, “cấm thực hiện việc chuyển đổi giới tính đối với những người đã hoàn thiện về giới tính” thì Trâm vẫn đúng.
Bởi nghị định này cũng quy định rõ: “Cấp Giấy chứng nhận y tế cho các trường hợp đã xác định lại giới tính ở nước ngoài hoặc đã thực hiện ở Việt Nam trước ngày Nghị định này có hiệu lực.
Các trường hợp đã xác định lại giới tính ở nước ngoài hoặc đã thực hiện ở Việt Nam trước ngày Nghị định này có hiệu lực, nếu muốn đăng ký lại hộ tịch thì phải có giấy xác nhận đã xác định lại giới tính của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trước đó và đến các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Điều 8 Nghị định này để được khám kiểm tra và cấp giấy chứng nhận y tế” (Điều 12).
Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm giải quyết việc đăng ký hộ tịch cho người đã được xác định lại giới tính theo quy định của pháp luật về đăng ký hộ tịch. Thẩm quyền, thủ tục đăng ký hộ tịch cho người đã được xác định lại giới tính được thực hiện theo quy định của pháp luật về đăng ký hộ tịch.
Như vậy, Nghị định ký ngày 5/8/2008 và có hiệu lực 15 ngày kể từ ngày đăng công báo. Còn Trâm đã thực hiện chuyển đổi giới tính trước đó. Vậy, cô có quyền được xác định lại giới tính.
Nguyễn Tâm
Bình luận