Bản án sơ thẩm có nhiều mâu thuẫn, chưa đúng thực tế, thiếu khách quan, vi phạm nghiêm trọng Bộ Luật Tố tụng Hình sự… Đó là lý do HĐXX cấp phúc thẩm tuyên hủy án.
TAND tỉnh Thanh Hóa mới đây xét xử phúc thẩm đã tuyên hủy bản án sơ thẩm vụ Trần Văn Thống (SN 1964, ngụ huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa) cố ý gây thương tích để điều tra lại.
Trước đó, trong quá trình xét hỏi, bị cáo Thống kêu oan, cho rằng không đánh người. Trong khi đó, đại diện VKSND và luật sư cũng chỉ ra nhiều tình tiết thiếu thực tế và những vi phạm nghiêm trọng Bộ Luật Tố tụng Hình sự.
Theo hồ sơ vụ án, khoảng 14 giờ ngày 2-4, Thống đến nhà em trai là Trần Văn Thiệu để giúp đào móng làm ao thả cá. Do có sự tranh chấp đất đai giữa gia đình anh Thiệu với gia đình bà Nguyễn Thị Thanh (SN 1957, hàng xóm) nên bà Thanh ra ngăn cản và chửi anh em Thống.
Lúc này, Thống xúc đất hắt vào người bà Thanh để xua đuổi, bà này không đi, Thống dùng lưỡi xẻng đâm vào môi, dùng cán xẻng đánh nhiều cái vào người. Giám định pháp y kết luận bà Thanh bị tổn hại sức khỏe 15%.
Xét xử sơ thẩm, TAND huyện Tĩnh Gia tuyên phạt Thống 2 năm tù giam. Tại phiên tòa phúc thẩm, Thống kêu oan, cho rằng không hiểu biết pháp luật nên khi công an nói ký nhận vào bản khai sẽ không có tội, nên đã ký.
Theo luật sư Lê Hồng Nhu (Trung tâm Tư vấn pháp luật Hội Luật gia tỉnh Thanh Hóa, người bào chữa cho Thống), vụ án có rất nhiều tình tiết bất thường, thể hiện ngay ở cáo trạng và kết luận điều tra “không khớp nhau”.
“Cáo trạng miêu tả cụ thể thương tích trên người bà Thanh nhưng kết luận điều tra không có những tình tiết này. Điều không hợp lý là cùng một thời gian, bà Thanh cấp cứu ở 2 nơi khác nhau…” - luật sư Nhu viện dẫn.
Đại diện VKSND cấp phúc thẩm cho rằng các điều tra viên Công an huyện Tĩnh Gia đã vi phạm nghiêm trọng Bộ Luật Tố tụng Hình sự, như: Trong khi ra quyết định bắt tạm giam bị cáo, không triệu tập nhân chứng, bị cáo lấy lời khai để làm chứng cứ mà lại lấy những lời khai trước đó; nhiều tình tiết trong biên bản bàn giao hồ sơ và tang vật không được các điều tra viên đưa vào bản kết luật điều tra…
Ngoài ra, trong quá trình bà Thanh nằm bệnh viện, chủ yếu điều trị bệnh liên quan đến chấn động não, bị đánh vào đầu, cằm…, không thể hiện điều trị ở môi, trong khi Trung tâm Pháp y chỉ giám định căn cứ mỗi vết sẹo ở môi bà Thanh. Tại phiên phúc thẩm, HĐXX kiểm tra cũng không thấy có vết sẹo ở môi làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ như bản giám định pháp y kết luận
Theo NLĐ
Trước đó, trong quá trình xét hỏi, bị cáo Thống kêu oan, cho rằng không đánh người. Trong khi đó, đại diện VKSND và luật sư cũng chỉ ra nhiều tình tiết thiếu thực tế và những vi phạm nghiêm trọng Bộ Luật Tố tụng Hình sự.
Theo hồ sơ vụ án, khoảng 14 giờ ngày 2-4, Thống đến nhà em trai là Trần Văn Thiệu để giúp đào móng làm ao thả cá. Do có sự tranh chấp đất đai giữa gia đình anh Thiệu với gia đình bà Nguyễn Thị Thanh (SN 1957, hàng xóm) nên bà Thanh ra ngăn cản và chửi anh em Thống.
Lúc này, Thống xúc đất hắt vào người bà Thanh để xua đuổi, bà này không đi, Thống dùng lưỡi xẻng đâm vào môi, dùng cán xẻng đánh nhiều cái vào người. Giám định pháp y kết luận bà Thanh bị tổn hại sức khỏe 15%.
Xét xử sơ thẩm, TAND huyện Tĩnh Gia tuyên phạt Thống 2 năm tù giam. Tại phiên tòa phúc thẩm, Thống kêu oan, cho rằng không hiểu biết pháp luật nên khi công an nói ký nhận vào bản khai sẽ không có tội, nên đã ký.
Theo luật sư Lê Hồng Nhu (Trung tâm Tư vấn pháp luật Hội Luật gia tỉnh Thanh Hóa, người bào chữa cho Thống), vụ án có rất nhiều tình tiết bất thường, thể hiện ngay ở cáo trạng và kết luận điều tra “không khớp nhau”.
“Cáo trạng miêu tả cụ thể thương tích trên người bà Thanh nhưng kết luận điều tra không có những tình tiết này. Điều không hợp lý là cùng một thời gian, bà Thanh cấp cứu ở 2 nơi khác nhau…” - luật sư Nhu viện dẫn.
Đại diện VKSND cấp phúc thẩm cho rằng các điều tra viên Công an huyện Tĩnh Gia đã vi phạm nghiêm trọng Bộ Luật Tố tụng Hình sự, như: Trong khi ra quyết định bắt tạm giam bị cáo, không triệu tập nhân chứng, bị cáo lấy lời khai để làm chứng cứ mà lại lấy những lời khai trước đó; nhiều tình tiết trong biên bản bàn giao hồ sơ và tang vật không được các điều tra viên đưa vào bản kết luật điều tra…
Ngoài ra, trong quá trình bà Thanh nằm bệnh viện, chủ yếu điều trị bệnh liên quan đến chấn động não, bị đánh vào đầu, cằm…, không thể hiện điều trị ở môi, trong khi Trung tâm Pháp y chỉ giám định căn cứ mỗi vết sẹo ở môi bà Thanh. Tại phiên phúc thẩm, HĐXX kiểm tra cũng không thấy có vết sẹo ở môi làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ như bản giám định pháp y kết luận
Theo NLĐ
Bình luận