(VTC News) – Sau khi đi học về, vì đi bộ giữa trời nắng nóng, N đã ngã xuống, người mê man và phải nhập viện cấp cứu trong tình trạng rất nặng do bị say nắng.
Cháu trai N.H.N., (10 tuổi, trú tại huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình) được người nhà nhập viện cấp cứu tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới trong tình trạng người lơ mơ, thở dốc, mạch nhanh và khó thở, thân nhiệt cao, nôn mửa.
Người nhà cháu cho biết, trong thời tiết nắng nóng, cháu cùng bạn đi học về, đang trên đường đi bộ về nhà thì cháu kêu đau đầu, chóng mặt và ngã xuống. May mắn là bạn của cháu nhanh chóng báo với bố mẹ nên đem cháu nhập viện cấp cứu kịp thời.
Các bác sỹ khoa Nhi cho biết, thời tiết nắng nóng như những ngày vừa qua khiến trẻ rất dễ bị say nắng. Trẻ bị say nắng với nhiều mức độ khác nhau, nếu không xử trí và cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến tử vong.
Vì sao trẻ dễ bị say nắng?
Trong thời tiết nóng làm cơ thể trẻ nhanh chóng mất nước nhưng lại không được bổ sung kịp thời, nhất là trong trường hợp cháu N đang đi bộ dưới trời nắng gắt. Khi đó tuyến mồ hôi có tác dụng góp phần điều tiết nhiệt độ cho cơ thể trẻ không thể diễn ra bình thường được khiến trẻ bị say nắng.
Người nhà cháu cho biết, trong thời tiết nắng nóng, cháu cùng bạn đi học về, đang trên đường đi bộ về nhà thì cháu kêu đau đầu, chóng mặt và ngã xuống. May mắn là bạn của cháu nhanh chóng báo với bố mẹ nên đem cháu nhập viện cấp cứu kịp thời.
Các bác sỹ khoa Nhi cho biết, thời tiết nắng nóng như những ngày vừa qua khiến trẻ rất dễ bị say nắng. Trẻ bị say nắng với nhiều mức độ khác nhau, nếu không xử trí và cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến tử vong.
Vì sao trẻ dễ bị say nắng?
Theo các bác sỹ, vì trẻ đang còn nhỏ nên cơ thể chưa hoàn thiện, lớp da mỏng nên dễ chịu tác động cua nhiệt độ môi trường xung quanh, khi nhiệt độ cao sẽ khiến cho việc điều hòa thân nhiệt trẻ có sự thay đổi.
Trong thời tiết nóng làm cơ thể trẻ nhanh chóng mất nước nhưng lại không được bổ sung kịp thời, nhất là trong trường hợp cháu N đang đi bộ dưới trời nắng gắt. Khi đó tuyến mồ hôi có tác dụng góp phần điều tiết nhiệt độ cho cơ thể trẻ không thể diễn ra bình thường được khiến trẻ bị say nắng.
Khác với dấu hiệu kiệt sức, say nắng có biểu hiện khác biệt và nguy hiểm hơn rất nhiều.
Hãy phòng ngừa say nắng cho trẻ
Các bác sỹ khoa Nhi - Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới cho biết đã tiếp nhận nhiều trường hợp trẻ nhập viện cấp cứu do bị say nắng, nhiều trẻ phải nằm điều trị trong thời gian dài và để lại di chứng về sau, chính vì vậy cách đơn giản nhất là hãy phòng ngừa đúng cách cho trẻ trước khi tiếp xúc với tiết trời nắng nóng.
Nếu chẳng may trẻ có các dấu hiệu của say nắng, cần phải bình tĩnh để xử trí đúng và kịp thời. Hãy cởi bỏ quần áo của trẻ, đặt trẻ nằm vào vị trí mát mẻ.
Nếu thân nhiệt của trẻ dưới 40 độ C thì hãy bật quạt hướng về trẻ, sau đó dùng nước ấm lau cơ thể cho trẻ ở nách, bẹn và khắp cơ thể. Khi trẻ chưa tỉnh hắn không nên cho trẻ uống nhiều nước và thuốc hạ nhiệt vì có thể gây tổn thương cho gan mà hãy chườm mát lên trán trẻ.
Nếu thân nhiệt trẻ lớn hơn 40 độ C cần nhanh chóng đem trẻ nhập viện cấp cứu.
Tránh cho trẻ tiếp xúc đột ngột với môi trường nắng nóng. Khi mặc quần áo cho trẻ cần chọn những bộ đồ thoáng, mát, màu nhạt để dễ thấm mồ hôi và dễ thoát nhiệt, tránh hấp thụ nhiệt từ môi trường bên ngoài.
Tâm Huyền
Bình luận