Nếu như phụ huynh học sinh phổ thông mới đóng 300 nghìn đồng tiền quỹ lớp đã thấy nhiều, thì với không ít học viên cao học, số tiền này không đủ nộp “phí” cho một môn thi.
Có lớp còn chơi sang, dùng tiền quỹ lớp để mua 1 máy scan để scan tài liệu học tập (giá khoảng 40-50 USD) với lý do để tiện cho việc thông báo cập nhật thông tin.
Ban cán sự một lớp cao học Trường ĐH Kinh tế Quốc dân ban hành cả quy chế hoạt động của lớp, trong đó liệt kê cụ thể các hoạt động sẽ sử dụng quỹ lớp như: Chi cho nước uống hàng ngày của giáo viên; phô tô tài liệu học tập cho lớp; chi cho hoạt động phong trào; chi cho hiếu - hỉ...
Quy chế này không quên theo câu “Các khoản chi có tính chất thời điểm (kinh phí sẽ huy động riêng)”.
Cái giá để thi cử trót lọt
“Các thầy cô ở trường này hay lắm, đúng như tên trường. Cuối môn học thường cả lớp chỉ đưa quà kèm phong bì cảm ơn thầy cô, mỗi phong bì chỉ 1 triệu đồng. Có thầy nổi tiếng liêm khiết nhận quà thấy phong bì còn đưa trả lại lớp” – M. một học viên tại trường NV tỏ ra rất hài lòng với lớp cao học mà cô đang tham dự. M cho biết học gần xong khóa học mới phải đóng quỹ 2, 3 lần, mỗi lần 500.000 đồng.
Tuy nhiên, không phải ai cũng “may mắn” như M. Học viên cao học trường TM ước tính chi phí cho một khóa cao học gần 22 triệu đồng cho các khoản: Ôn + thi đầu ra tiếng anh B1 khoảng 4 triệu đồng; các khoản đóng góp hỗ trợ khoa sau ĐH làm luận văn 2 triệu đồng, quỹ lớp (tùy theo lớp) khoảng 2 triệu đồng. Và, chi phí cho việc làm luận văn sẽ hết trên 20 triệu đồng.
Đa số mức đóng góp quỹ lớp cao học hiện nay là khoảng 1 triệu đồng khi mới vào nhận lớp. Nhưng đối với nhiều học viên, chính việc “huy động riêng” ngoài đóng quỹ lớp ban đầu mới là khoản chi chính ngoài tiền học phí.
Chị H.T học viên đang cao học tại một học viện ở Hà Nội nhẩm tính: Học theo tín chỉ, trước ngày thi kết thúc học phần mỗi môn là cả lớp bảo nhau đóng tiền, mỗi người 500.000 đồng. Lớp có gần 40 người.
“Lớp này 500.000 đồng/ môn là còn thấp so với các lớp khác trong trường đấy, vì ban cán sự lớp này còn “bôn”. Chứ nhiều lớp cán sự lớp là người có điều kiện kinh tế, cả lớp cứ gọi là bở hơi tai" - chị H.T cho biết.
Chính vì đóng quỹ lớp chỉ có thế nên lớp của chị H.T thiệt thòi. “Đóng tiền thế mà vẫn có người bị trượt vì giáo viên không giới hạn ôn tập. Không loại trừ có lớp, học xong thầy cho luôn giới hạn ôn tập, thậm chí là đáp án. Tất nhiên quan hệ với thầy phải khác”. Đã học được hơn chục môn, chị H.T nhẩm tính chi phí kiểu này cho cả khóa học vào khoảng chục triệu đồng.
Anh L.S, học viên ở “lớp khác” cho biết cái giá để thi cử trót lọt tất nhiên không rẻ. Trung bình mỗi tháng đi học anh phải đóng thêm 1 triệu đồng, có tháng đóng 2 lần, tùy số môn học. “Giáo viên đến nhận lớp là một lần phong bì, kết thúc môn là một lần nữa. Lớp này “chu đáo” lắm, có giáo viên đến dạy ké một, hai buổi cũng có “quà”.… Thế nên việc học hành thi cử coi như ổn”.
Nộp quỹ trễ sẽ bị phạt
Nếu như ở phổ thông phụ huynh đôi khi còn có quyền từ chối (dù chả mấy người dám sử dụng cái quyền này) thì ở lớp cao học - “người lớn” với nhau, thậm chí còn không có. Có lớp còn đặt ra quy định học viên đóng trễ hạn sẽ bị phạt 20%.
Để thuận tiện và linh động cho quá trình hoạt động của lớp, nhiều lớp thống nhất triển khai phương án thu quỹ lớp thông qua nhóm trưởng. Thủ quỹ chỉ thu quỹ lớp thông qua nhóm trưởng (số lượng thu tương ứng với thành viên của từng nhóm) và nhiệm vụ của nhóm trưởng là nộp đủ số lượng quỹ lớp của nhóm mình cho thủ quỹ vào ngày học đầu tiên. Với kiểu “quản lý” chặt chẽ này, học viên khó lòng mà “trốn” hay lần khân với việc nộp quỹ.
Với một “tâm thư” như thế này, liệu có học viên nào trốn nộp được quỹ lớp: “Ban cán sự đã họp với các Tổ trưởng và Tổ phó thống nhất tặng quà cho các thầy cô nhân dịp kết thúc môn học để bày tỏ lòng biết ơn với những gì thầy cô truyền đạt kiến thức cho lớp. Ban cán sự sẽ kết hợp và trực tiếp đến nhà các cô để bày tỏ tình cảm của lớp. Mức quà tặng không quá 4 triệu đồng/ 1 người.
Theo Chi Mai/ Vietnamnet
Trăm khoản chi từ quỹ lớp
Một lớp cao học kinh tế tại TP.HCM liệt kê các khoản chi quỹ lớp như sau: Photo tài liệu học tập, tiếp khách, bảo trì và thuê tên miền cho forum của lớp, quà tặng cho thầy cô vào các dịp lễ tết...
Ảnh minh họa |
Ban cán sự một lớp cao học Trường ĐH Kinh tế Quốc dân ban hành cả quy chế hoạt động của lớp, trong đó liệt kê cụ thể các hoạt động sẽ sử dụng quỹ lớp như: Chi cho nước uống hàng ngày của giáo viên; phô tô tài liệu học tập cho lớp; chi cho hoạt động phong trào; chi cho hiếu - hỉ...
Quy chế này không quên theo câu “Các khoản chi có tính chất thời điểm (kinh phí sẽ huy động riêng)”.
Cái giá để thi cử trót lọt
“Các thầy cô ở trường này hay lắm, đúng như tên trường. Cuối môn học thường cả lớp chỉ đưa quà kèm phong bì cảm ơn thầy cô, mỗi phong bì chỉ 1 triệu đồng. Có thầy nổi tiếng liêm khiết nhận quà thấy phong bì còn đưa trả lại lớp” – M. một học viên tại trường NV tỏ ra rất hài lòng với lớp cao học mà cô đang tham dự. M cho biết học gần xong khóa học mới phải đóng quỹ 2, 3 lần, mỗi lần 500.000 đồng.
Tuy nhiên, không phải ai cũng “may mắn” như M. Học viên cao học trường TM ước tính chi phí cho một khóa cao học gần 22 triệu đồng cho các khoản: Ôn + thi đầu ra tiếng anh B1 khoảng 4 triệu đồng; các khoản đóng góp hỗ trợ khoa sau ĐH làm luận văn 2 triệu đồng, quỹ lớp (tùy theo lớp) khoảng 2 triệu đồng. Và, chi phí cho việc làm luận văn sẽ hết trên 20 triệu đồng.
Đa số mức đóng góp quỹ lớp cao học hiện nay là khoảng 1 triệu đồng khi mới vào nhận lớp. Nhưng đối với nhiều học viên, chính việc “huy động riêng” ngoài đóng quỹ lớp ban đầu mới là khoản chi chính ngoài tiền học phí.
Chị H.T học viên đang cao học tại một học viện ở Hà Nội nhẩm tính: Học theo tín chỉ, trước ngày thi kết thúc học phần mỗi môn là cả lớp bảo nhau đóng tiền, mỗi người 500.000 đồng. Lớp có gần 40 người.
“Lớp này 500.000 đồng/ môn là còn thấp so với các lớp khác trong trường đấy, vì ban cán sự lớp này còn “bôn”. Chứ nhiều lớp cán sự lớp là người có điều kiện kinh tế, cả lớp cứ gọi là bở hơi tai" - chị H.T cho biết.
Chính vì đóng quỹ lớp chỉ có thế nên lớp của chị H.T thiệt thòi. “Đóng tiền thế mà vẫn có người bị trượt vì giáo viên không giới hạn ôn tập. Không loại trừ có lớp, học xong thầy cho luôn giới hạn ôn tập, thậm chí là đáp án. Tất nhiên quan hệ với thầy phải khác”. Đã học được hơn chục môn, chị H.T nhẩm tính chi phí kiểu này cho cả khóa học vào khoảng chục triệu đồng.
Anh L.S, học viên ở “lớp khác” cho biết cái giá để thi cử trót lọt tất nhiên không rẻ. Trung bình mỗi tháng đi học anh phải đóng thêm 1 triệu đồng, có tháng đóng 2 lần, tùy số môn học. “Giáo viên đến nhận lớp là một lần phong bì, kết thúc môn là một lần nữa. Lớp này “chu đáo” lắm, có giáo viên đến dạy ké một, hai buổi cũng có “quà”.… Thế nên việc học hành thi cử coi như ổn”.
Nộp quỹ trễ sẽ bị phạt
Nếu như ở phổ thông phụ huynh đôi khi còn có quyền từ chối (dù chả mấy người dám sử dụng cái quyền này) thì ở lớp cao học - “người lớn” với nhau, thậm chí còn không có. Có lớp còn đặt ra quy định học viên đóng trễ hạn sẽ bị phạt 20%.
Để thuận tiện và linh động cho quá trình hoạt động của lớp, nhiều lớp thống nhất triển khai phương án thu quỹ lớp thông qua nhóm trưởng. Thủ quỹ chỉ thu quỹ lớp thông qua nhóm trưởng (số lượng thu tương ứng với thành viên của từng nhóm) và nhiệm vụ của nhóm trưởng là nộp đủ số lượng quỹ lớp của nhóm mình cho thủ quỹ vào ngày học đầu tiên. Với kiểu “quản lý” chặt chẽ này, học viên khó lòng mà “trốn” hay lần khân với việc nộp quỹ.
Với một “tâm thư” như thế này, liệu có học viên nào trốn nộp được quỹ lớp: “Ban cán sự đã họp với các Tổ trưởng và Tổ phó thống nhất tặng quà cho các thầy cô nhân dịp kết thúc môn học để bày tỏ lòng biết ơn với những gì thầy cô truyền đạt kiến thức cho lớp. Ban cán sự sẽ kết hợp và trực tiếp đến nhà các cô để bày tỏ tình cảm của lớp. Mức quà tặng không quá 4 triệu đồng/ 1 người.
Theo Chi Mai/ Vietnamnet
Bình luận