(VTC News) - Với nhạc sỹ Hồ Hoài Anh và vợ anh, ca sỹ Lưu Hương Giang thay đổi hình ảnh là sự đầu tư đúng chỗ.
Không thích ‘bóc mác’ giá cả
- Gần đây, vợ chồng anh nhận được nhiều lời khen về gu thời trang thay đổi, anh có thể nói gì về sự thay đổi này?
Để đẹp trong mắt một người cũng đã tốt rồi, nữa là mình là người của showbiz, thường xuất hiện trước công chúng. Đây là nhu cầu tất yếu của nghệ sỹ trong thời đại ngày nay.
Hơn thế nữa, một cặp nghệ sỹ như chúng tôi, thì thay đổi này là sự đầu tư nghiêm túc. Nó thể hiện một phần chuyên nghiệp khi đến với khán giả.
- Sự chuyên nghiệp này liệu có tốn kém với anh chị?
Đã gọi là đầu tư thì cái gì chẳng tốn kém (cười). Có những thứ tốn kém là vô ích nhưng có những sự đầu tư là đáng giá. Tôi nghĩ chúng tôi đang đầu tư đúng chỗ.
- Vậy ‘lợi nhuận’ của sự đầu tư này là gì, thưa anh?
Hiện tại tôi cũng chưa biết mình sẽ nhận lại được gì. Nhưng trước nhất, mình cảm thấy tự tin hơn, được đẹp trong mắt mọi người, thế đã là ‘lợi nhuận’ đáng để đầu tư rồi.
- Công chúng rất thích nghệ sỹ với những hình ảnh chỉn chu, đẹp đẽ. Thế nhưng có những nghệ sỹ, hoặc những người tự nhận mình là nghệ sỹ vin vào đó để được lên mặt báo qua những trang phục cầu kỳ, diêm dúa?
Tôi không quan tâm lắm đến những chuyện ngoài nghệ thuật. Tâm trí của tôi nghĩ đến công việc của bản thân là quá đủ rồi. Đôi khi đọc báo thấy thông tin gì vui vui thì cười thôi chứ tôi không có thói quen đào sâu hơn để đưa ra những nhận định cá nhân.
- Anh nghĩ gì về những cái tít như: ‘Nghệ sỹ A diện đồ hiệu 200 triệu’?
Bản thân tôi vẫn có một phần lăn tăn khi lên báo vì ăn mặc đẹp chứ chưa cần nói đến đồ hiệu hay không, tôi vẫn chưa thấy hoàn toàn thoải mái về vấn đề này.
Từ trước đến nay, hình ảnh mình trong mắt mọi người là làm việc nghiêm túc với những dự án đàng hoàng, tử tế chứ không phải vì những thứ như vậy. Nhưng phần còn lại, khi mình có sự đầu tư về hình ảnh, xuất hiện chỉn chu thì thấy vui chứ không thích thú lắm chuyện ‘bóc mác’ giá cả trang phục, phụ kiện.
- Anh có nghĩ chính vì từ trước đến nay, anh làm việc uy tín nên việc xuất hiện với đồ hiệu sẽ làm công chúng thích thú hơn?
Tôi cũng không biết được có hay không chuyện này, nhưng nếu như thế thì cũng có phần thú vị đó chứ (cười).
- Anh có góp ý về hình ảnh của mình không hay hoàn toàn do stylist phụ trách?
Giang và stylist làm thôi chứ tôi toàn toàn ‘đứng ngoài cuộc chơi’.
Các bé đi diễn mới phát huy được khả năng
- Với vai trò là huấn luyện viên của ‘Giọng hát Việt nhí’, anh có gặp khó khăn gì để định hướng thí sinh?
Ở mùa thứ hai, các thí sinh sẽ có tư duy muốn được nổi tiếng và thể hiện mình hơn để được như các anh chị mùa trước. Trẻ con không mong giàu có, nhiều tiền mà chúng chỉ muốn được mọi người biết đến nhiều hơn.
Nhưng sở thích đó là một việc đúng và đáng khích lệ. Để được mọi người biết đến, các bé phải tập luyện và học hành nhiều hơn. Quan điểm của tôi là khi làm huấn luyện viên, luôn cho phụ huynh và thí sinh thấy sự công bằng, đối xử với ai cũng như ai và cố gắng khai thác tiềm năng của từng người.
Thêm một điều nữa, mình phải định hướng được rằng đây chỉ là một cuộc chơi, giống như sinh hoạt hè thôi. Còn nếu đam mê thì phải tính toán để làm sao đi được con đường rất dài phía trước, phải được học tập, đào tạo bài bản chứ không chỉ cứ đứng lên sân khấu hát là xong.
Chính bản thân các bé năm trước cũng được tôi cho đi học để đảm bảo được con đường đúng đắn các em sẽ đi sau này.
- Anh có nghĩ hào quang nổi tiếng dễ làm các bé và phụ huynh lơ là việc học chính quy?
Ngày xưa tôi đi học cũng vẫn đi diễn ầm ầm đấy thôi. Lớp 6, lớp 7 tôi thường đạp xe đi diễn kiếm vài chục ngàn mỗi ngày. Nghề này khác các nghề khác bởi diễn là thực hành, nếu học mà không có hành thì sẽ không làm được trò trống gì cả.
Có đi diễn mới phát triển được khả năng của mình. Nhưng quan trọng hơn cả, là cân đối việc học chính quy với việc đi diễn như thế nào, diễn cái gì, diễn ở đâu. Nếu show nào cũng nhận, ai mời cũng đi thì rõ ràng là bất ổn.
Chua xót cho giá trị truyền thống
- Là một giảng viên ngành nhạc cụ truyền thống, anh tìm được sự thích thú gì với việc dạy học?
Ngành của tôi là một ngành đặc biệt mà nếu không có người đam mê, yêu và gìn giữ nó thì những giá trị truyền thống sẽ dễ dàng mai một. Tôi sinh ra, lớn lên và sống với nó nên không thể bỏ được.
Có thể trong thời đại hiện nay, mọi người thích những thứ hiện đại, thích ăn fastfood hơn nhưng đến một thời điểm nào đó, giá trị truyền thống sẽ được trả về đúng vị trí của nó. Tôi là người đang cố gắng giữ lửa cho những giá trị đích thực.
- Anh hy vọng đến khi nào, những giá trị truyền thống mới được về với vị trí vốn có của nó, 5 hay 10 năm nữa?
Chắc phải lâu hơn nữa cơ (cười). Mình phài nhìn đến tình hình xã hội thời điểm này, nó chưa đủ lớn để nuôi được nền văn hoá dân tộc, chưa giúp những giá trị truyền thống được quảng bá và phát triển rộng rãi được.
Nó là sự quay vòng khi thời đại này qua thì thời khác mới lên. Có lẽ phải đến năm 2040, giá trị dân tộc mới có thể quay lại thời hoàng kim. Khi đó già rồi, nhìn lại sẽ thấy những cố gắng của cả đời mình cuối cũng cũng có ích.
- Khi đang cố gắng giữ ngọn lửa âm ỉ, anh có sợ lửa tắt?
Không chỉ một mình tôi mà có rất nhiều người khác đang cố gắng giữ lửa. Tôi may mắn hơn nhiều người vì còn có thể làm nghề khác để kiếm sống.
Có nhiều nghệ sỹ khác còn sống trong nghèo khổ mà vẫn đang cố gắng gìn giữ những giá trị dân tộc, nữa là mình đang đầy đủ như thế này. Chính vì thế nên mình càng phải cố gắng hơn nữa.
- Anh nhìn nhận thực tế này bằng sự chấp nhận, bằng sự kẻ cả hay bằng nỗi chua xót?
Ai cũng chua xót thôi, tôi chua xót bao nhiêu năm nay rồi đấy tôi. Không có gì làm lạ với tình hình này cả, nhưng mình vẫn luôn hy vọng bởi truyền thống là những giá trị không thể nào thay đổi.
- Có là ngược đời không khi ít sinh viên được đào tạo bài bản trở thành sao trong khi một số bạn trẻ có những thứ nổi trội không phải giọng hát lại nổi tiếng?
Những bạn trẻ không được đào tạo bài bản, không phải họ không có tài năng, chỉ là họ không được học tập chính quy, nhưng họ lại có những thứ khác để đến gần công chúng hơn. Tài năng là thiên phú, nhưng tài năng có đi theo đúng đường không thì cần sự rèn giũa. Và ở đây, mình đang thiếu các khuôn mẫu cho những tài năng đó.
Những người trẻ nôm na là ngoại đạo đó đang đốt cháy giai đoạn, muốn gần gũi với công chúng ngay trong khi chưa được trang bị đầy đủ hành trang để đi theo con đường này một cách đúng đắn và lâu dài. Họ chưa thấy được cần phải học hành, nhưng sẽ đến lúc họ giác ngộ được việc đó.
Không chỉ ở Việt Nam mà ở trên thế giới cũng có rất nhiều trường hợp như vậy, bởi nghệ thuật là nghề của tài năng. Phải nhìn nhận rằng văn hoá sàn của Việt Nam quá thấp, không thể đòi hỏi một ông đi cày ruộng, không có kiến thức nền lại ký, xướng âm được.
- Bất cập này liệu có một phần trách nhiệm của việc đào tạo không, thưa anh?
Nó là thực tế mà mình cần phải suy ngẫm và thay đổi. Về phía cơ sở đào tạo, quả thực bộ máy và tư duy chưa được cập nhật để phù hợp với thời đại.
Hiện nay đang là thời kỳ trung chuyển, lớp nghệ sỹ, giáo sư đi trước đã làm rất tốt và lớp trẻ hơn đi sau đang dần dần tiếp cận. Tuy nhiên tư duy của lớp trẻ này lại chưa ăn khớp được với bộ máy đó. Nhưng tôi nghĩ là sẽ sớm có sự thay đổi.
- Xin cảm ơn anh!
Yên Thảo
- Gần đây, vợ chồng anh nhận được nhiều lời khen về gu thời trang thay đổi, anh có thể nói gì về sự thay đổi này?
Để đẹp trong mắt một người cũng đã tốt rồi, nữa là mình là người của showbiz, thường xuất hiện trước công chúng. Đây là nhu cầu tất yếu của nghệ sỹ trong thời đại ngày nay.
Hơn thế nữa, một cặp nghệ sỹ như chúng tôi, thì thay đổi này là sự đầu tư nghiêm túc. Nó thể hiện một phần chuyên nghiệp khi đến với khán giả.
Đã gọi là đầu tư thì cái gì chẳng tốn kém (cười). Có những thứ tốn kém là vô ích nhưng có những sự đầu tư là đáng giá. Tôi nghĩ chúng tôi đang đầu tư đúng chỗ.
- Vậy ‘lợi nhuận’ của sự đầu tư này là gì, thưa anh?
Hiện tại tôi cũng chưa biết mình sẽ nhận lại được gì. Nhưng trước nhất, mình cảm thấy tự tin hơn, được đẹp trong mắt mọi người, thế đã là ‘lợi nhuận’ đáng để đầu tư rồi.
- Công chúng rất thích nghệ sỹ với những hình ảnh chỉn chu, đẹp đẽ. Thế nhưng có những nghệ sỹ, hoặc những người tự nhận mình là nghệ sỹ vin vào đó để được lên mặt báo qua những trang phục cầu kỳ, diêm dúa?
Tôi không quan tâm lắm đến những chuyện ngoài nghệ thuật. Tâm trí của tôi nghĩ đến công việc của bản thân là quá đủ rồi. Đôi khi đọc báo thấy thông tin gì vui vui thì cười thôi chứ tôi không có thói quen đào sâu hơn để đưa ra những nhận định cá nhân.
- Anh nghĩ gì về những cái tít như: ‘Nghệ sỹ A diện đồ hiệu 200 triệu’?
Bản thân tôi vẫn có một phần lăn tăn khi lên báo vì ăn mặc đẹp chứ chưa cần nói đến đồ hiệu hay không, tôi vẫn chưa thấy hoàn toàn thoải mái về vấn đề này.
Từ trước đến nay, hình ảnh mình trong mắt mọi người là làm việc nghiêm túc với những dự án đàng hoàng, tử tế chứ không phải vì những thứ như vậy. Nhưng phần còn lại, khi mình có sự đầu tư về hình ảnh, xuất hiện chỉn chu thì thấy vui chứ không thích thú lắm chuyện ‘bóc mác’ giá cả trang phục, phụ kiện.
- Anh có nghĩ chính vì từ trước đến nay, anh làm việc uy tín nên việc xuất hiện với đồ hiệu sẽ làm công chúng thích thú hơn?
Tôi cũng không biết được có hay không chuyện này, nhưng nếu như thế thì cũng có phần thú vị đó chứ (cười).
- Anh có góp ý về hình ảnh của mình không hay hoàn toàn do stylist phụ trách?
Giang và stylist làm thôi chứ tôi toàn toàn ‘đứng ngoài cuộc chơi’.
- Với vai trò là huấn luyện viên của ‘Giọng hát Việt nhí’, anh có gặp khó khăn gì để định hướng thí sinh?
Ở mùa thứ hai, các thí sinh sẽ có tư duy muốn được nổi tiếng và thể hiện mình hơn để được như các anh chị mùa trước. Trẻ con không mong giàu có, nhiều tiền mà chúng chỉ muốn được mọi người biết đến nhiều hơn.
Nhưng sở thích đó là một việc đúng và đáng khích lệ. Để được mọi người biết đến, các bé phải tập luyện và học hành nhiều hơn. Quan điểm của tôi là khi làm huấn luyện viên, luôn cho phụ huynh và thí sinh thấy sự công bằng, đối xử với ai cũng như ai và cố gắng khai thác tiềm năng của từng người.
Thêm một điều nữa, mình phải định hướng được rằng đây chỉ là một cuộc chơi, giống như sinh hoạt hè thôi. Còn nếu đam mê thì phải tính toán để làm sao đi được con đường rất dài phía trước, phải được học tập, đào tạo bài bản chứ không chỉ cứ đứng lên sân khấu hát là xong.
Chính bản thân các bé năm trước cũng được tôi cho đi học để đảm bảo được con đường đúng đắn các em sẽ đi sau này.
- Anh có nghĩ hào quang nổi tiếng dễ làm các bé và phụ huynh lơ là việc học chính quy?
Ngày xưa tôi đi học cũng vẫn đi diễn ầm ầm đấy thôi. Lớp 6, lớp 7 tôi thường đạp xe đi diễn kiếm vài chục ngàn mỗi ngày. Nghề này khác các nghề khác bởi diễn là thực hành, nếu học mà không có hành thì sẽ không làm được trò trống gì cả.
Có đi diễn mới phát triển được khả năng của mình. Nhưng quan trọng hơn cả, là cân đối việc học chính quy với việc đi diễn như thế nào, diễn cái gì, diễn ở đâu. Nếu show nào cũng nhận, ai mời cũng đi thì rõ ràng là bất ổn.
- Là một giảng viên ngành nhạc cụ truyền thống, anh tìm được sự thích thú gì với việc dạy học?
Ngành của tôi là một ngành đặc biệt mà nếu không có người đam mê, yêu và gìn giữ nó thì những giá trị truyền thống sẽ dễ dàng mai một. Tôi sinh ra, lớn lên và sống với nó nên không thể bỏ được.
Có thể trong thời đại hiện nay, mọi người thích những thứ hiện đại, thích ăn fastfood hơn nhưng đến một thời điểm nào đó, giá trị truyền thống sẽ được trả về đúng vị trí của nó. Tôi là người đang cố gắng giữ lửa cho những giá trị đích thực.
- Anh hy vọng đến khi nào, những giá trị truyền thống mới được về với vị trí vốn có của nó, 5 hay 10 năm nữa?
Chắc phải lâu hơn nữa cơ (cười). Mình phài nhìn đến tình hình xã hội thời điểm này, nó chưa đủ lớn để nuôi được nền văn hoá dân tộc, chưa giúp những giá trị truyền thống được quảng bá và phát triển rộng rãi được.
Nó là sự quay vòng khi thời đại này qua thì thời khác mới lên. Có lẽ phải đến năm 2040, giá trị dân tộc mới có thể quay lại thời hoàng kim. Khi đó già rồi, nhìn lại sẽ thấy những cố gắng của cả đời mình cuối cũng cũng có ích.
- Khi đang cố gắng giữ ngọn lửa âm ỉ, anh có sợ lửa tắt?
Không chỉ một mình tôi mà có rất nhiều người khác đang cố gắng giữ lửa. Tôi may mắn hơn nhiều người vì còn có thể làm nghề khác để kiếm sống.
Có nhiều nghệ sỹ khác còn sống trong nghèo khổ mà vẫn đang cố gắng gìn giữ những giá trị dân tộc, nữa là mình đang đầy đủ như thế này. Chính vì thế nên mình càng phải cố gắng hơn nữa.
- Anh nhìn nhận thực tế này bằng sự chấp nhận, bằng sự kẻ cả hay bằng nỗi chua xót?
Ai cũng chua xót thôi, tôi chua xót bao nhiêu năm nay rồi đấy tôi. Không có gì làm lạ với tình hình này cả, nhưng mình vẫn luôn hy vọng bởi truyền thống là những giá trị không thể nào thay đổi.
- Có là ngược đời không khi ít sinh viên được đào tạo bài bản trở thành sao trong khi một số bạn trẻ có những thứ nổi trội không phải giọng hát lại nổi tiếng?
Những bạn trẻ không được đào tạo bài bản, không phải họ không có tài năng, chỉ là họ không được học tập chính quy, nhưng họ lại có những thứ khác để đến gần công chúng hơn. Tài năng là thiên phú, nhưng tài năng có đi theo đúng đường không thì cần sự rèn giũa. Và ở đây, mình đang thiếu các khuôn mẫu cho những tài năng đó.
Những người trẻ nôm na là ngoại đạo đó đang đốt cháy giai đoạn, muốn gần gũi với công chúng ngay trong khi chưa được trang bị đầy đủ hành trang để đi theo con đường này một cách đúng đắn và lâu dài. Họ chưa thấy được cần phải học hành, nhưng sẽ đến lúc họ giác ngộ được việc đó.
Không chỉ ở Việt Nam mà ở trên thế giới cũng có rất nhiều trường hợp như vậy, bởi nghệ thuật là nghề của tài năng. Phải nhìn nhận rằng văn hoá sàn của Việt Nam quá thấp, không thể đòi hỏi một ông đi cày ruộng, không có kiến thức nền lại ký, xướng âm được.
- Bất cập này liệu có một phần trách nhiệm của việc đào tạo không, thưa anh?
Nó là thực tế mà mình cần phải suy ngẫm và thay đổi. Về phía cơ sở đào tạo, quả thực bộ máy và tư duy chưa được cập nhật để phù hợp với thời đại.
Hiện nay đang là thời kỳ trung chuyển, lớp nghệ sỹ, giáo sư đi trước đã làm rất tốt và lớp trẻ hơn đi sau đang dần dần tiếp cận. Tuy nhiên tư duy của lớp trẻ này lại chưa ăn khớp được với bộ máy đó. Nhưng tôi nghĩ là sẽ sớm có sự thay đổi.
- Xin cảm ơn anh!
Yên Thảo
Bình luận