(VTC News) – Nhiều người đặt ra câu hỏi liệu “cụ Rùa" vừa mất là duy nhất hay Hồ Gươm vẫn còn những con rùa khác.
Sau khi rùa Hồ Gươm mất, nhiều câu hỏi được đặt ra liệu Hồ Gươm có bao nhiêu "cụ Rùa", rùa Hồ Gươm bao nhiêu tuổi hay có nên đưa rùa từ nơi khác về thả tại Hồ Gươm hay không.
Từng nhiều lần trả lời báo chí, PGS.TS Hà Đình Đức - chuyên gia hàng đầu chuyên nghiên cứu về rùa Hồ Gươm khẳng định chỉ quan sát thấy một “cụ Rùa” duy nhất trong hồ trong suốt hơn 20 năm nghiên cứu.
Đặc điểm nhận biết là bớt trắng hình sao trên đỉnh đầu hơi lệch về phía bên trái. Khi bơi, đầu “cụ Rùa” thường nghiêng về bên trái.
Vì vậy, ông Đức cho rằng nếu ảnh chụp bên phải thì sẽ không thấy bớt trắng trên đỉnh đầu. Bên cạnh đó, ông Đức cho biết các thợ ảnh có nhiều năm chụp ảnh ở Hồ Gươm nhưng cũng chưa thấy 2 “cụ Rùa” nổi trong cùng một thời điểm hoặc chụp được ảnh 2 cụ rùa cùng nổi trong cùng một thời điểm kể cả hai vị trí khác nhau trên hồ.
“Duy nhất một cụ Rùa có bớt trắng”, ông Đức khẳng định.
Đó là “cụ Rùa” thiêng trong tiềm thức văn hóa của người Hà Nội, và cũng chính là cá thể duy nhất tại Việt Nam trong tổng số 5 cá thể sống thuộc loài rùa Rafetus Swinhoei quý hiếm hiện còn sót lại trên trái đất này.
Theo PGS Hà Đình Đức, "cụ Rùa" hồ Gươm có tên khoa học là Rafetus Swinhoei, đây là loài rùa được liệt vào danh sách có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất.
Chính vì vậy, ngoài giá trị ý nghĩa văn hóa mang yếu tố tinh thần rất lớn của người Việt, "cụ Rùa" Hồ Gươm còn có ý nghĩa rất đặc biệt trong vấn đề đa dạng sinh học và bảo tồn loài.
Bên cạnh đó, PGS Hà Đình Đức cũng cho rằng rất khó có thể xác định được tuổi “cụ Rùa” một cách chính xác. Trong đó, nhiều nhà khoa học cũng đã khẳng định rất khó có thể xác định tuổi của rùa Hồ Gươm vì chưa có nhiều lần được tiếp xúc trực tiếp.
PGS Hà Đình Đức cho biết đã từng hỏi TS. Peter Pritchard, Đồng Chủ tịch nhóm chuyên gia Rùa cạn và Rùa nước ngọt (Coo-Chairman Tortoises and Fresh Water Turtles Specialist Group), về cách xác định tuổi Rùa Hồ Gươm nhưng ông trả lời chưa có phương pháp xác định được tuổi rùa nước ngọt.
Ông Đức đã từng hỏi GS Tống Trung Tín -Viện trưởng Viện Khảo cổ học Việt Nam về xác định tuổi Rùa Hồ Gươm. GS. Tín trả lời không xác định được.
Còn hỏi chuyên gia về xác định niên đại bằng các-bonphóng xạ C14, thì được trả lời rằng chỉ xác định được thời gian kể từ sau khi mẫu vật chết. Như vậy câu hỏi “Rùa Hồ Gươm hiện nay bao nhiêu tuổi?” nghe thìđơn giản nhưng câu trả lời không hề đơn giản và nói thẳng là chưa có.
Trong lần đưa rùa lên chữa bệnh năm 2011, lần đầu tiên tổ y tế đã xác định trọng lượng của rùa là 169 kg, dài 2,08 m, rộng 1,08 m. Theo TS Bùi Quang Tề, thành viên nhóm chữa bệnh ước tính, rùa trên dưới 200 tuổi.
Bên cạnh đó, PGS Hà Đình Đức cũng khẳng định rùa Hồ Gươm khác hẳn rùa Đồng Mô và 2 cá thể giải Thượng Hải.
Ông Đức cho rằng về hình thái 3 cá thể trên hoàn toàn sai khác cá thể rùa Hồ Gươm. Ông Đức đã mô tả rùa Hồ Gươm là loài rùa mới cho khoa học và công bố trên Tạp chí Khảo cổ học Việt Nam số 4-2000, đặt tên khoa học là Rafetus leloii.
Sau thông tin Rùa Hồ Gươm chết, báo chí cũng đã trao đổi với ông Lưu Đức Ngò - người sở hữu hàng trăm tấm ảnh rùa được chụp tại nhiều góc độ, thời điểm khác nhau. Ông Ngò vẫn khẳng định ở Hồ Gươm có 5 "Cụ Rùa".
Từ đầu năm 2003, ông Ngò đã công bố Hồ Gươm có ít nhất 5 cá thể rùa Hoàn Kiếm và khẳng định có đầy đủ các hình ảnh để chứng minh điều này.
Ông Ngò cũng nhấn mạnh thêm, 5 "cụ" có những đặc điểm khác nhau, một "cụ" mép trên bên phải có hai múi, sống mũi nhô cao, một "cụ" mép trên bên phải có một múi, một "cụ" mất cả một hàm phía dưới.
Ông Ngò cho rằng "cụ Rùa" vừa mất là cụ rùa có đốm trắng trên đầu, đường kính khoảng 3cm. Cụ rùa có độ tuổi cũng ước chừng khoảng 300 – 400 năm.
Ông Ngò phỏng đoán nguyên nhân dẫn tới việc cụ rùa Hồ Gươm chết, xét về mặt sinh vật học có thể do "cụ rùa" già quá nên không tránh được quy luật “sinh - lão - bệnh - tử”.
"Theo ý kiến cá nhân của tôi, đây là 1 sinh vật có tuổi đời cao hơn chúng ta rất nhiều và gắn với dân tộc Việt Nam từ nhiều năm nay. Vì thế, chúng ta cần trân trọng, có thể dùng biện pháp khoa học để giữ lại hình dáng. Sau đó để trong tủ kính, bảo quản cho mọi người chiêm ngưỡng”, ông Ngò đưa ra quan điểm cá nhân.
Trao đổi với VTC News, GS Nguyễn Lân Dũng cho biết dù đang công tác trong TP.HCM nhưng vẫn nắm được thông tin rùa Hồ Gươm đã chết chiều 19/1. Hiện tại, người dân Hà Nội cũng đang rất quan tâm đến sự việc này.
GS Nguyễn Lân Dũng cho rằng cho rằng loài vật này đã trở thành biểu tượng của Hồ Gươm hàng trăm năm qua. Vì vậy, TP Hà Nội có thể đưa rùa trên hồ Đồng Mô về thả tại Hồ Gươm vì “Hồ Gươm không thể thiếu rùa”.
Lý giải về ý kiến này, GS Dũng cho rằng cá thể rùa Đồng Mô cũng giống với rùa Hồ Gươm nên hoàn toàn phù hợp.
Trước đó, năm 2012,Giám đốc Chương trình rùa châu Á, ông Douglas Hendrie khẳng định với VTC News đã làm xét nghiệm AND rùa Đồng Mô tại Viện Sinh thái Tài nguyên sinh vật và kết quả xét nghiệm cho thấy rùa Đồng Mô cùng loài với rùa Hồ Gươm.
Trong khi đó, trả lời câu hỏi liệu có nên ướp xác rùa Hồ Gươm, GS Nguyễn Lân Dũng cho rằng: “Phải ướp xác rùa Hồ Gươm để ở đền Ngọc Sơn vì đây là di sản quốc gia. Rùa Hồ Gươm còn gắn liền với truyền thuyết Lê Lợi trả gươm báu”.
Minh Đức (tổng hợp)
Sau khi rùa Hồ Gươm mất, nhiều câu hỏi được đặt ra liệu Hồ Gươm có bao nhiêu "cụ Rùa", rùa Hồ Gươm bao nhiêu tuổi hay có nên đưa rùa từ nơi khác về thả tại Hồ Gươm hay không.
"Cụ Rùa" Hồ Gươm vừa qua đời |
Từng nhiều lần trả lời báo chí, PGS.TS Hà Đình Đức - chuyên gia hàng đầu chuyên nghiên cứu về rùa Hồ Gươm khẳng định chỉ quan sát thấy một “cụ Rùa” duy nhất trong hồ trong suốt hơn 20 năm nghiên cứu.
Đặc điểm nhận biết là bớt trắng hình sao trên đỉnh đầu hơi lệch về phía bên trái. Khi bơi, đầu “cụ Rùa” thường nghiêng về bên trái.
Vì vậy, ông Đức cho rằng nếu ảnh chụp bên phải thì sẽ không thấy bớt trắng trên đỉnh đầu. Bên cạnh đó, ông Đức cho biết các thợ ảnh có nhiều năm chụp ảnh ở Hồ Gươm nhưng cũng chưa thấy 2 “cụ Rùa” nổi trong cùng một thời điểm hoặc chụp được ảnh 2 cụ rùa cùng nổi trong cùng một thời điểm kể cả hai vị trí khác nhau trên hồ.
“Duy nhất một cụ Rùa có bớt trắng”, ông Đức khẳng định.
Đó là “cụ Rùa” thiêng trong tiềm thức văn hóa của người Hà Nội, và cũng chính là cá thể duy nhất tại Việt Nam trong tổng số 5 cá thể sống thuộc loài rùa Rafetus Swinhoei quý hiếm hiện còn sót lại trên trái đất này.
PGS Hà Đình Đức trong lần chăm sóc rùa Hồ Gươm năm 2011 |
Theo PGS Hà Đình Đức, "cụ Rùa" hồ Gươm có tên khoa học là Rafetus Swinhoei, đây là loài rùa được liệt vào danh sách có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất.
Chính vì vậy, ngoài giá trị ý nghĩa văn hóa mang yếu tố tinh thần rất lớn của người Việt, "cụ Rùa" Hồ Gươm còn có ý nghĩa rất đặc biệt trong vấn đề đa dạng sinh học và bảo tồn loài.
Bên cạnh đó, PGS Hà Đình Đức cũng cho rằng rất khó có thể xác định được tuổi “cụ Rùa” một cách chính xác. Trong đó, nhiều nhà khoa học cũng đã khẳng định rất khó có thể xác định tuổi của rùa Hồ Gươm vì chưa có nhiều lần được tiếp xúc trực tiếp.
PGS Hà Đình Đức cho biết đã từng hỏi TS. Peter Pritchard, Đồng Chủ tịch nhóm chuyên gia Rùa cạn và Rùa nước ngọt (Coo-Chairman Tortoises and Fresh Water Turtles Specialist Group), về cách xác định tuổi Rùa Hồ Gươm nhưng ông trả lời chưa có phương pháp xác định được tuổi rùa nước ngọt.
Ông Đức đã từng hỏi GS Tống Trung Tín -Viện trưởng Viện Khảo cổ học Việt Nam về xác định tuổi Rùa Hồ Gươm. GS. Tín trả lời không xác định được.
Còn hỏi chuyên gia về xác định niên đại bằng các-bonphóng xạ C14, thì được trả lời rằng chỉ xác định được thời gian kể từ sau khi mẫu vật chết. Như vậy câu hỏi “Rùa Hồ Gươm hiện nay bao nhiêu tuổi?” nghe thìđơn giản nhưng câu trả lời không hề đơn giản và nói thẳng là chưa có.
Trong lần đưa rùa lên chữa bệnh năm 2011, lần đầu tiên tổ y tế đã xác định trọng lượng của rùa là 169 kg, dài 2,08 m, rộng 1,08 m. Theo TS Bùi Quang Tề, thành viên nhóm chữa bệnh ước tính, rùa trên dưới 200 tuổi.
Bên cạnh đó, PGS Hà Đình Đức cũng khẳng định rùa Hồ Gươm khác hẳn rùa Đồng Mô và 2 cá thể giải Thượng Hải.
Ông Đức cho rằng về hình thái 3 cá thể trên hoàn toàn sai khác cá thể rùa Hồ Gươm. Ông Đức đã mô tả rùa Hồ Gươm là loài rùa mới cho khoa học và công bố trên Tạp chí Khảo cổ học Việt Nam số 4-2000, đặt tên khoa học là Rafetus leloii.
Ông Lưu Đức Ngò trong một lần đạp xe đi bán ảnh "Cụ Rùa" |
Sau thông tin Rùa Hồ Gươm chết, báo chí cũng đã trao đổi với ông Lưu Đức Ngò - người sở hữu hàng trăm tấm ảnh rùa được chụp tại nhiều góc độ, thời điểm khác nhau. Ông Ngò vẫn khẳng định ở Hồ Gươm có 5 "Cụ Rùa".
Từ đầu năm 2003, ông Ngò đã công bố Hồ Gươm có ít nhất 5 cá thể rùa Hoàn Kiếm và khẳng định có đầy đủ các hình ảnh để chứng minh điều này.
Ông Ngò cũng nhấn mạnh thêm, 5 "cụ" có những đặc điểm khác nhau, một "cụ" mép trên bên phải có hai múi, sống mũi nhô cao, một "cụ" mép trên bên phải có một múi, một "cụ" mất cả một hàm phía dưới.
Ông Ngò cho rằng "cụ Rùa" vừa mất là cụ rùa có đốm trắng trên đầu, đường kính khoảng 3cm. Cụ rùa có độ tuổi cũng ước chừng khoảng 300 – 400 năm.
Ông Ngò phỏng đoán nguyên nhân dẫn tới việc cụ rùa Hồ Gươm chết, xét về mặt sinh vật học có thể do "cụ rùa" già quá nên không tránh được quy luật “sinh - lão - bệnh - tử”.
"Theo ý kiến cá nhân của tôi, đây là 1 sinh vật có tuổi đời cao hơn chúng ta rất nhiều và gắn với dân tộc Việt Nam từ nhiều năm nay. Vì thế, chúng ta cần trân trọng, có thể dùng biện pháp khoa học để giữ lại hình dáng. Sau đó để trong tủ kính, bảo quản cho mọi người chiêm ngưỡng”, ông Ngò đưa ra quan điểm cá nhân.
Video: Bắt được rùa biển khổng lồ ở Quảng Bình
Nguồn:VTV
GS Nguyễn Lân Dũng cho rằng cho rằng loài vật này đã trở thành biểu tượng của Hồ Gươm hàng trăm năm qua. Vì vậy, TP Hà Nội có thể đưa rùa trên hồ Đồng Mô về thả tại Hồ Gươm vì “Hồ Gươm không thể thiếu rùa”.
Lý giải về ý kiến này, GS Dũng cho rằng cá thể rùa Đồng Mô cũng giống với rùa Hồ Gươm nên hoàn toàn phù hợp.
Trước đó, năm 2012,Giám đốc Chương trình rùa châu Á, ông Douglas Hendrie khẳng định với VTC News đã làm xét nghiệm AND rùa Đồng Mô tại Viện Sinh thái Tài nguyên sinh vật và kết quả xét nghiệm cho thấy rùa Đồng Mô cùng loài với rùa Hồ Gươm.
Trong khi đó, trả lời câu hỏi liệu có nên ướp xác rùa Hồ Gươm, GS Nguyễn Lân Dũng cho rằng: “Phải ướp xác rùa Hồ Gươm để ở đền Ngọc Sơn vì đây là di sản quốc gia. Rùa Hồ Gươm còn gắn liền với truyền thuyết Lê Lợi trả gươm báu”.
Video: Đưa xác 'cụ rùa' Hồ Gươm vào đền Ngọc Sơn
Minh Đức (tổng hợp)
Bình luận