Anh Trung (em trai Trần Quốc Hải, người chế tạo máy bay tại Tây Ninh) là thợ sửa chữa gọi ông Thắng là chú. Tuy một người làm thợ, một người làm nông nhưng lại chung một niềm đam mê sáng chế.
Vốn sinh ra trong gia đình thuần nông, ông Thắng ngán ngẩm cái cảnh quanh năm suốt tháng đôi vai trĩu nặng vì phun thuốc diệt rầy. Trong một lần tình cờ nhìn thấy chiếc vợt muỗi của Trung Quốc bán trên thị trường, ý tưởng về chiếc máy diệt rầy cũng được hình thành từ đó.
Về phần anh Trung, anh đã từng chế thành công máy diệt muỗi bằng lưới tĩnh điện đặt sau quạt gió. Do đó, ông Thắng đã trao đổi với anh Trung để cả hai cùng bắt tay vào vào mày mò, chế tạo. Sau nhiều ngày vất vả, cuối cùng vào tháng 3/2006 chiếc máy diệt rầy của hai chú cháu cũng thành công ra đời.
Máy có cấu tạo gồm một tấm lưới kim loại hình vuông kích thước 1,2m với 3 lớp, các bóng đèn neon và hoạt động bởi một acquy. Khi acquy chạy, cung cấp điện cho lưới kim loại và đèn neon. Đèn thường có màu vàng hoặc tím, đèn sáng có nhiệm vụ dẫn dụ rầy, côn trùng bay vào cướng phải tấm lưới và chết do điện giật.
Ông Thắng cho biết, trong một đêm có thể bắt được khoảng 5kg rầy và côn trùng. Đặc biệt, máy không chỉ diệt được rầy mà còn thu hút được các loại côn trùng khác như ve sầu non, cào cào, cà cuống, bọ xít… giúp ích to lớn cho sản xuất lúa.
Ngoài ra, máy còn có chế độ tự động bật tắt. Khi trời sáng, máy tự ngưng hoạt động, nguồn điện tự tắt khi có mưa và tự vận hành khi trời tối - thời điểm hoạt động mạnh của rầy.
Với chi phí thấp, chỉ khoảng 2 triệu đồng/ máy, tính năng bảo vệ môi trường cao nên máy nhận được nhiều sự quan tâm của mọi người với hơn chục đơn đặt hàng. Ông Thắng vinh dự nhận được hai giải thưởng về sáng tạo do tỉnh Tây Ninh và Trung ương Hội Nông dân VN trao tặng.
Bình luận