(VTC News) – Từ ngày 1/10 tới, giá vé xe buýt đối với loại vé lượt sẽ chính thức đồng loạt tăng 2.000 đồng/lượt so với hiện nay.
Đối với vé tháng, mức tăng bình quân gần 26.000 đồng/tháng. Tăng thấp nhất là vé tháng dành cho đối tượng ưu tiên (học sinh, sinh viên) với mức giá mới là 45.000đồng/tuyến/tháng, tăng 20.000 đồng so với hiện nay.
Tăng cao nhất là giá vé tháng liên tuyến của đối tượng không ưu tiên, với mức mới là 140.000 đồng/tháng, tăng 60.000 đồng so với hiện tại. Giá vé liên tuyến dành cho đối tượng ưu tiên và giá vé 1 tuyến của đối tượng không ưu tiên đều có mức mới là 90.000 đồng, tăng 40.000 đồng so với giá hiện tại.
Ông Võ Nguyên Phong – Trưởng phòng tổng hợp của Sở Giao thông vận tải Hà Nội cho hay, với mức điều chỉnh như trên, bình quân 1 hành khách đi vé lượt chỉ phải chi trả khoảng 86% chi phí.
Ngân sách phải hỗ trợ 14% chi phí/hành khách. Trong khi đó, bình quân 1 hành khách đi vé tháng chỉ phải chi trả bình quân 26% chi phí, riêng đối tượng ưu tiên phải trả hơn 29%, đối tượng không ưu tiên trả gần bằng 33% và ngân sách phải hỗ trợ 74% chi phí/hành khách.
Trong khi đó, ông Nguyễn Hoàng Hải, Giám đốc Trung tâm điều hành giao thông đô thị Hà Nội cho rằng, việc điều chỉnh giá vé sẽ góp phần tăng doanh thu, từng bước giảm trợ giá từ ngân sách nhà nước. Sau khi điều chỉnh giá vé (trong trường hợp không có biến động về chi phí cho vận tải hành khách công cộng) trợ giá cho xe buýt 1 năm giảm gần 300 tỷ đồng so với hiện nay.
Cũng theo tiết lộ của ông Hải, một trong những lý do khiến họ quyết định đề xuất tăng giá vé xe buýt là trong những năm gần đây, mức thu nhập bình quân của người dân Hà Nội đạt xấp xỉ 40 triệu đồng, tăng gấp 2 lần so với năm 2006 nên khả năng chi trả cho đi lại bằng xe buýt cũng tăng.
“Khả năng chi trả tối đa cho nhu cầu đi lại của người dân Hà Nội hiện nay là 400.000 đồng/tháng nên việc điều chỉnh giá vé xe buýt hiện nay là chấp nhận được”, ông Hải nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, ông Hải cũng tiết lộ: “Một số hành khách chưa đồng ý tăng giá vé xe buýt do họ còn hoài nghi không hiểu chúng tôi sẽ đầu tư đổi mới phương tiện, nâng cấp cơ sở hạ tầng cho xe buýt, cải thiện và nâng cao chất lượng phục vụ như thế nào.
Trong năm 2013 tới, có thể sẽ có biển số điện tử trên xe buýt, có điểm giám sát xe và chúng tôi cũng đang tính chuyện thay đổi hình thức, công nghệ đối với vé xe buýt. Bên cạnh đó, chúng tôi còn tập trung trau dồi kĩ năng ứng xử, văn hóa giao thông...cho khoảng 2.000 tài xế lái xe buýt nữa để đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu của người dân, khuyến khích người dân đi lại bằng xe buýt".
Minh Quân
Cụ thể: tuyến xe buýt dưới 25km, giá vé tăng lên 5.000 đồng/lượt; từ 25km - 30 km là 6.000 đồng/lượt và trên 30km giá vé là 7.000 đồng/lượt.
Đối với vé tháng, mức tăng bình quân gần 26.000 đồng/tháng. Tăng thấp nhất là vé tháng dành cho đối tượng ưu tiên (học sinh, sinh viên) với mức giá mới là 45.000đồng/tuyến/tháng, tăng 20.000 đồng so với hiện nay.
Tăng cao nhất là giá vé tháng liên tuyến của đối tượng không ưu tiên, với mức mới là 140.000 đồng/tháng, tăng 60.000 đồng so với hiện tại. Giá vé liên tuyến dành cho đối tượng ưu tiên và giá vé 1 tuyến của đối tượng không ưu tiên đều có mức mới là 90.000 đồng, tăng 40.000 đồng so với giá hiện tại.
Ông Võ Nguyên Phong – Trưởng phòng tổng hợp của Sở Giao thông vận tải Hà Nội cho hay, với mức điều chỉnh như trên, bình quân 1 hành khách đi vé lượt chỉ phải chi trả khoảng 86% chi phí.
Ngân sách phải hỗ trợ 14% chi phí/hành khách. Trong khi đó, bình quân 1 hành khách đi vé tháng chỉ phải chi trả bình quân 26% chi phí, riêng đối tượng ưu tiên phải trả hơn 29%, đối tượng không ưu tiên trả gần bằng 33% và ngân sách phải hỗ trợ 74% chi phí/hành khách.
Gần 40% người Hà Nội không đồng ý tăng giá vé xe buýt |
Trong khi đó, ông Nguyễn Hoàng Hải, Giám đốc Trung tâm điều hành giao thông đô thị Hà Nội cho rằng, việc điều chỉnh giá vé sẽ góp phần tăng doanh thu, từng bước giảm trợ giá từ ngân sách nhà nước. Sau khi điều chỉnh giá vé (trong trường hợp không có biến động về chi phí cho vận tải hành khách công cộng) trợ giá cho xe buýt 1 năm giảm gần 300 tỷ đồng so với hiện nay.
Cũng theo tiết lộ của ông Hải, một trong những lý do khiến họ quyết định đề xuất tăng giá vé xe buýt là trong những năm gần đây, mức thu nhập bình quân của người dân Hà Nội đạt xấp xỉ 40 triệu đồng, tăng gấp 2 lần so với năm 2006 nên khả năng chi trả cho đi lại bằng xe buýt cũng tăng.
“Khả năng chi trả tối đa cho nhu cầu đi lại của người dân Hà Nội hiện nay là 400.000 đồng/tháng nên việc điều chỉnh giá vé xe buýt hiện nay là chấp nhận được”, ông Hải nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, ông Hải cũng tiết lộ: “Một số hành khách chưa đồng ý tăng giá vé xe buýt do họ còn hoài nghi không hiểu chúng tôi sẽ đầu tư đổi mới phương tiện, nâng cấp cơ sở hạ tầng cho xe buýt, cải thiện và nâng cao chất lượng phục vụ như thế nào.
Trong năm 2013 tới, có thể sẽ có biển số điện tử trên xe buýt, có điểm giám sát xe và chúng tôi cũng đang tính chuyện thay đổi hình thức, công nghệ đối với vé xe buýt. Bên cạnh đó, chúng tôi còn tập trung trau dồi kĩ năng ứng xử, văn hóa giao thông...cho khoảng 2.000 tài xế lái xe buýt nữa để đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu của người dân, khuyến khích người dân đi lại bằng xe buýt".
Minh Quân
Bình luận