Chỉ đạo này được đưa ra sau yêu cầu của Thủ tướng về nội dung trên. Theo đó, Bộ Xây dựng yêu cầu Hà Nội thống kê cụ thể các dự án nhà chung cư TĐC được đầu tư xây dựng trước khi có Luật Nhà ở 2005 và sau khi có Luật Nhà ở 2005, 2014; trong đó nêu rõ số căn hộ đã bàn giao đưa vào sử dụng tại từng dự án cụ thể.
Các nội dung cần làm rõ như: chất lượng nhà tái định cư; thực trạng việc bố trí nhà ở tái định cư; việc quản lý sử dụng nhà ở tái định cư: việc thành lập Ban quản trị, việc quản lý vận hành.
Đặc biệt, việc bàn giao, quản lý và sử dụng quỹ bảo trì phần sở hữu chung 2% ở các nhà chung cư tái định cư được đầu tư xây dựng sau thời điểm Luật Nhà ở 2005 có hiệu lực thi hành và việc bảo trì đối với các nhà chung cư được đầu tư xây dựng trước khi có Luật Nhà ở 2005 phải có báo cáo cụ thể.
Video: Cách mua nhà thông minh, tránh sập bẫy lừa
Ghi nhận từ thực tế, tình trạng nhà tái định cư chất lượng thấp dẫn đến xuống cấp, thang máy hỏng không được sửa chữa, sụt lún... sau một thời gian ngắn bàn giao xảy ra phổ biến thời gian qua tại Hà Nội. Tại một số dự án không có người ở, tình trạng này càng trầm trọng thậm chí chính doanh nghiệp đề xuất xin phá bỏ toàn nhà tái định cư đã xây dựng xong cách đây cả 10 năm nhưng người dân không nhận nhà.
Đó là tình trạng tại 3 tòa nhà tái định cư cao 6 tầng với 150 căn hộ ở khu đô thị mới Sài Đồng (Q.Long Biên, TP.Hà Nội) do Công ty CP xây dựng số 3 Hà Nội (Hanco3) làm chủ đầu tư. 3 tòa nhà tái định cư này được xây dựng từ năm 2001 - 2006 dùng để tái định cư tại chỗ khi thực hiện dự án giải phóng mặt bằng mở rộng tuyến phố Sài Đồng nằm trong khu đô thị Sài Đồng. Do xảy ra tình trạng khiếu kiện, người dân không nhận nhà nên toàn bộ quỹ nhà này đã bị bỏ hoang từ khi xây dựng đến nay.
Sau 10 năm hoàn thành nhưng không có người ở, Hanco3 đã đề xuất TP.Hà Nội cho phép phá bỏ toàn bộ 3 tòa nhà để xây dựng nhà thương mại phục vụ tái định cư theo đặt hàng của thành phố đáp ứng nhu cầu mới của người dân hiện nay.
>>> Đọc thêm: Thủ tướng yêu cầu thanh tra các dự án của Lã Vọng
Bình luận