Thời gian qua, công luận đang xôn xao trước sự kiện một số cán bộ lãnh đạo khi đã về hưu mới bị phát hiện các sai phạm trong thời gian đương chức (vụ nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền và nguyên Giám đốc Sở VH-TT&DL TP.HCM Nguyễn Thành Rum ký hàng loạt quyết định bổ nhiệm trước khi về hưu). Vậy việc xử lý các trường hợp này như thế nào? Ông Vũ Quốc Hùng, nguyên Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương, có một số ý kiến phân tích về vấn đề này.
Nếu vi phạm pháp luật thì phải xử lý hình sự
- Thưa ông, việc xem xét kỷ luật đối với các lãnh đạo đã về hưu nhưng bị phát hiện sai phạm trong thời gian đương nhiệm sẽ như thế nào?
Ông Vũ Quốc Hùng: Nếu cán bộ để xảy ra sai phạm, khuyết điểm trong quá trình công tác mà khi về hưu mới được phát hiện thì tổ chức đảng nơi quản lý đảng viên có trách nhiệm kiểm tra xử lý, kỷ luật. Nếu cán bộ về hưu có vi phạm pháp luật thì tổ chức, cấp ủy đảng vẫn phải chuyển cho cơ quan điều tra xem xét điều tra.
Nếu đủ chứng cứ, cơ quan điều tra cứ theo quy định mà khởi tố cán bộ vi phạm, dù người đó là ai. Hiến pháp, pháp luật là để mọi người thực thi một cách thượng tôn.
- Cụ thể như trong trường hợp ông Trần Văn Truyền - nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ đã ký 60 quyết định bổ nhiệm cán bộ trước khi về hưu và dư luận về khối tài sản lớn sẽ xử lý ra sao?
Về sự việc ông Truyền, vừa rồi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chỉ đạo UBKT Trung ương vào cuộc xem xét những dấu hiệu vi phạm của ông Truyền trong thời gian làm tổng Thanh tra Chính phủ.
Nếu mức sai của ông Truyền đến mức phải kỷ luật thì vẫn bị xem xét xử lý, kỷ luật theo quy định. Đối với những cán bộ về hưu khác cũng vậy thôi chứ không phải riêng gì trường hợp đồng chí Truyền.
- Như vậy, dù là lãnh đạo cấp cao đi nữa nhưng nếu có sai phạm, dù về hưu không hẳn đã “hạ cánh an toàn”, thưa ông?
Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, trong Đảng mọi cán bộ đều như nhau. Tôi cho rằng việc xử lý kỷ luật cán bộ, lãnh đạo phải xác định là không có vùng cấm và cần phải luôn như vậy. Trước đây khi xảy ra vụ án Lã Thị Kim Oanh, UBKT Trung ương đã tham mưu cho Ban Bí thư, Bộ Chính trị, làm rõ, xử lý kỷ luật cảnh cáo một trường hợp nguyên là lãnh đạo cấp cao, là ủy viên trung ương thời kỳ đó, dù vị này đã về hưu.
Bản thân vị lãnh đạo này bị kỷ luật không phải vì liên quan đến tham ô. Nhưng do là người chịu trách nhiệm quản lý trực tiếp bộ đó nên dù đã nghỉ hưu vẫn phải chịu trách nhiệm. Thời điểm tôi còn công tác ở UBKT Trung ương, có nhiều cán bộ cao cấp dù đã nghỉ hưu nhưng khi có sự việc, dư luận về sai phạm, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đều yêu cầu phải giải trình, thậm chí phải xử lý.
Như vậy việc xử lý kỷ luật khi đó không có vùng cấm, không phân biệt đương chức hay về hưu.
- Nhưng thưa ông, trong thực tế có việc nể nang nhau vì lãnh đạo dù đã về hưu rồi nhưng vẫn từng là lãnh đạo cao cấp nên cấp thẩm quyền thường có tâm lý bỏ qua hoặc chỉ xử lý cho có để trấn an dư luận?
Xưa nay quy định Đảng vẫn nghiêm khắc, tuy nhiên vấn đề là thực thi kỷ luật của Đảng. Các cấp ủy đảng mà nể nang, né tránh trong thi hành kỷ luật cán bộ thì quy định của Đảng khi ấy chỉ là lý thuyết suông. Nếu ở nơi này nơi khác mà tổ chức đảng, cơ quan có thẩm quyền kỷ luật mà không thực hiện nghiêm vai trò của mình thì đáng phê phán. Công tác xem xét kỷ luật cần công tâm, khách quan, nếu cán bộ có vi phạm phải xử lý nghiêm. Như vậy mới thượng tôn pháp luật.
Phải công khai kết quả xử lý cho dân rõ
- Thực tế, trong công tác xử lý kỷ luật cán bộ có vi phạm, nhất là cán bộ có chức vụ cao nhiều khi chỉ xử lý nội bộ mà không công khai, thưa ông?
Như tôi đã nhấn mạnh, công tác xử lý cán bộ vi phạm phải thật khách quan, công khai. Khi xử lý cán bộ đương chức hay đã về hưu, cơ quan thẩm quyền cần phải có kết luận cuối cùng, công khai cho nhân dân biết.
Làm như vậy để nhân dân thấy sự công minh của pháp luật, dù sai phạm của cán bộ dù ở cấp nào, đương chức hay nghỉ hưu đều bị xử lý nghiêm minh. Bên cạnh đó, việc kỷ luật của cấp ủy đảng cấp dưới có sai sót thì cấp ủy đảng cấp trên cần phải có trách nhiệm kiểm tra để giải oan. Thực tế cũng đã có trường hợp mà qua công tác kiểm tra đã phát hiện có cán bộ bị kỷ luật oan.
- Thưa ông, trong nhiều sai phạm như bổ nhiệm cán bộ sai quy trình, sai phạm trong công tác của cán bộ lúc đương chức thường hiếm khi được phát hiện. Vai trò của việc thanh tra, giám sát tại các cơ quan để xảy ra sai phạm dường như chưa hiệu quả?
Việc kiểm tra, thanh tra giám sát thường xuyên để kịp thời phát hiện vi phạm sẽ giúp công tác đấu tranh với các biểu hiện tiêu cực trong cơ quan, tổ chức đó mạnh lên. Ngược lại, công tác thanh tra, giám sát không được thực hiện nghiêm túc thì dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Khi xảy ra vi phạm như vậy, người làm công tác thanh tra, giám sát không thoát khỏi trách nhiệm.
Người đứng đầu khi ban hành một quyết định gì nếu có sự giám sát chặt chẽ của cấp ủy đảng thì sẽ hạn chế những quyết định sai trái. Khi đó không ai có thể đứng trên pháp luật. Giàu lên bất minh hay ký những quyết định bổ nhiệm hàng loạt trái quy trình, bất thường xét cho cùng cũng là hành vi vi phạm pháp luật cần phải được điều tra, làm rõ, xử lý nghiêm.
- Xin cảm ơn ông.
Theo PLO
Nếu vi phạm pháp luật thì phải xử lý hình sự
- Thưa ông, việc xem xét kỷ luật đối với các lãnh đạo đã về hưu nhưng bị phát hiện sai phạm trong thời gian đương nhiệm sẽ như thế nào?
Ông Vũ Quốc Hùng: Nếu cán bộ để xảy ra sai phạm, khuyết điểm trong quá trình công tác mà khi về hưu mới được phát hiện thì tổ chức đảng nơi quản lý đảng viên có trách nhiệm kiểm tra xử lý, kỷ luật. Nếu cán bộ về hưu có vi phạm pháp luật thì tổ chức, cấp ủy đảng vẫn phải chuyển cho cơ quan điều tra xem xét điều tra.
Nếu đủ chứng cứ, cơ quan điều tra cứ theo quy định mà khởi tố cán bộ vi phạm, dù người đó là ai. Hiến pháp, pháp luật là để mọi người thực thi một cách thượng tôn.
- Cụ thể như trong trường hợp ông Trần Văn Truyền - nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ đã ký 60 quyết định bổ nhiệm cán bộ trước khi về hưu và dư luận về khối tài sản lớn sẽ xử lý ra sao?
Về sự việc ông Truyền, vừa rồi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chỉ đạo UBKT Trung ương vào cuộc xem xét những dấu hiệu vi phạm của ông Truyền trong thời gian làm tổng Thanh tra Chính phủ.
Nếu mức sai của ông Truyền đến mức phải kỷ luật thì vẫn bị xem xét xử lý, kỷ luật theo quy định. Đối với những cán bộ về hưu khác cũng vậy thôi chứ không phải riêng gì trường hợp đồng chí Truyền.
- Như vậy, dù là lãnh đạo cấp cao đi nữa nhưng nếu có sai phạm, dù về hưu không hẳn đã “hạ cánh an toàn”, thưa ông?
Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, trong Đảng mọi cán bộ đều như nhau. Tôi cho rằng việc xử lý kỷ luật cán bộ, lãnh đạo phải xác định là không có vùng cấm và cần phải luôn như vậy. Trước đây khi xảy ra vụ án Lã Thị Kim Oanh, UBKT Trung ương đã tham mưu cho Ban Bí thư, Bộ Chính trị, làm rõ, xử lý kỷ luật cảnh cáo một trường hợp nguyên là lãnh đạo cấp cao, là ủy viên trung ương thời kỳ đó, dù vị này đã về hưu.
Bản thân vị lãnh đạo này bị kỷ luật không phải vì liên quan đến tham ô. Nhưng do là người chịu trách nhiệm quản lý trực tiếp bộ đó nên dù đã nghỉ hưu vẫn phải chịu trách nhiệm. Thời điểm tôi còn công tác ở UBKT Trung ương, có nhiều cán bộ cao cấp dù đã nghỉ hưu nhưng khi có sự việc, dư luận về sai phạm, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đều yêu cầu phải giải trình, thậm chí phải xử lý.
Như vậy việc xử lý kỷ luật khi đó không có vùng cấm, không phân biệt đương chức hay về hưu.
- Nhưng thưa ông, trong thực tế có việc nể nang nhau vì lãnh đạo dù đã về hưu rồi nhưng vẫn từng là lãnh đạo cao cấp nên cấp thẩm quyền thường có tâm lý bỏ qua hoặc chỉ xử lý cho có để trấn an dư luận?
Xưa nay quy định Đảng vẫn nghiêm khắc, tuy nhiên vấn đề là thực thi kỷ luật của Đảng. Các cấp ủy đảng mà nể nang, né tránh trong thi hành kỷ luật cán bộ thì quy định của Đảng khi ấy chỉ là lý thuyết suông. Nếu ở nơi này nơi khác mà tổ chức đảng, cơ quan có thẩm quyền kỷ luật mà không thực hiện nghiêm vai trò của mình thì đáng phê phán. Công tác xem xét kỷ luật cần công tâm, khách quan, nếu cán bộ có vi phạm phải xử lý nghiêm. Như vậy mới thượng tôn pháp luật.
Phải công khai kết quả xử lý cho dân rõ
- Thực tế, trong công tác xử lý kỷ luật cán bộ có vi phạm, nhất là cán bộ có chức vụ cao nhiều khi chỉ xử lý nội bộ mà không công khai, thưa ông?
Như tôi đã nhấn mạnh, công tác xử lý cán bộ vi phạm phải thật khách quan, công khai. Khi xử lý cán bộ đương chức hay đã về hưu, cơ quan thẩm quyền cần phải có kết luận cuối cùng, công khai cho nhân dân biết.
Làm như vậy để nhân dân thấy sự công minh của pháp luật, dù sai phạm của cán bộ dù ở cấp nào, đương chức hay nghỉ hưu đều bị xử lý nghiêm minh. Bên cạnh đó, việc kỷ luật của cấp ủy đảng cấp dưới có sai sót thì cấp ủy đảng cấp trên cần phải có trách nhiệm kiểm tra để giải oan. Thực tế cũng đã có trường hợp mà qua công tác kiểm tra đã phát hiện có cán bộ bị kỷ luật oan.
- Thưa ông, trong nhiều sai phạm như bổ nhiệm cán bộ sai quy trình, sai phạm trong công tác của cán bộ lúc đương chức thường hiếm khi được phát hiện. Vai trò của việc thanh tra, giám sát tại các cơ quan để xảy ra sai phạm dường như chưa hiệu quả?
Việc kiểm tra, thanh tra giám sát thường xuyên để kịp thời phát hiện vi phạm sẽ giúp công tác đấu tranh với các biểu hiện tiêu cực trong cơ quan, tổ chức đó mạnh lên. Ngược lại, công tác thanh tra, giám sát không được thực hiện nghiêm túc thì dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Khi xảy ra vi phạm như vậy, người làm công tác thanh tra, giám sát không thoát khỏi trách nhiệm.
Người đứng đầu khi ban hành một quyết định gì nếu có sự giám sát chặt chẽ của cấp ủy đảng thì sẽ hạn chế những quyết định sai trái. Khi đó không ai có thể đứng trên pháp luật. Giàu lên bất minh hay ký những quyết định bổ nhiệm hàng loạt trái quy trình, bất thường xét cho cùng cũng là hành vi vi phạm pháp luật cần phải được điều tra, làm rõ, xử lý nghiêm.
- Xin cảm ơn ông.
Bình luận