Sét bắt đầu hình thành như thế nào từ lâu đã là một bí ẩn trong nghiên cứu về hiện tượng tự nhiên này. Các nhà khoa học Hà Lan vừa lên tiếng tuyên bố, họ rốt cuộc đã giải mã được câu hỏi hóc búa này.
Quá trình sét đánh diễn ra tương đối rõ ràng: các điện trường trong các đám mây dông bị đoản mạch, tạo ra các chớp lóe ánh sáng và năng lượng lớn.
Tuy nhiên, việc hiện tượng này khởi phát như thế nào hiện mới được tìm ra trong nghiên cứu mới của các chuyên gia đến từ Viện Nghiên cứu toán học và khoa học máy tính quốc gia và Đại học Groningen của Hà Lan kết hợp với Đại học Brussels (Bỉ).
Các nhà nghiên cứu cho biết, hiện tượng sét đánh bắt đầu với các hạt băng đá lớn hình thành trong các đám mây. Chúng bắt nguồn từ các viên mưa đá dịch chuyển lên - xuống trong không khí nhiễu loạn bên trong các đám mây dông.
Khi các hạt băng đá này phát triển thành hình dạng thon dài, khoảng 6cm chiều dài, chúng tập trung điện trường bên trong các đám mây về phía các đầu của chúng. Việc này tạo ra cái gọi là "ống dẫn".
Thông thường, chẳng có mấy electron tự do trong không khí bao quanh để có thể làm đoản mạch những ống dẫn trên và tạo ra sét. Tuy nhiên, các tia vũ trụ năng lượng cao từ sao băng, các lỗ đen, ... có thể tạo ra những cơn mưa electron tự do.
Nếu một điện trường được tạo ra ở độ cao 3 mét và có độ lớn 0,2 mét vuông, chỉ cần một trận mưa hạt hình thành từ một tia vũ trụ đơn lẻ cũng có thể tạo ra sét đánh bằng cách làm đoản mạch các ống dẫn.
Mô hình này ám chỉ, ít có khả năng xảy ra sét ở các độ cao lớn hơn, trên 12km, do các hạt băng đá lớn hình thành trong các đám mây không thể đạt được chiều dài cần thiết để tạo ra một điện trường đủ lớn.
Chúng ta hiện đã có trong tay tất cả các mảnh ghép để hiểu rõ nguồn gốc của sét. Sự khởi đầu của sét đánh vô cùng phức tạp, vì có nhiều quá trình xảy ra ở các quy mô khác nhau về không gian, thời gian và năng lượng", tiến sĩ Ute Ebert, một thành viên nhóm nghiên cứu, nhấn mạnh.
Nguồn:vietnamnet
Tuy nhiên, việc hiện tượng này khởi phát như thế nào hiện mới được tìm ra trong nghiên cứu mới của các chuyên gia đến từ Viện Nghiên cứu toán học và khoa học máy tính quốc gia và Đại học Groningen của Hà Lan kết hợp với Đại học Brussels (Bỉ).
Giải mã bí ẩn sét đánh |
Khi các hạt băng đá này phát triển thành hình dạng thon dài, khoảng 6cm chiều dài, chúng tập trung điện trường bên trong các đám mây về phía các đầu của chúng. Việc này tạo ra cái gọi là "ống dẫn".
Thông thường, chẳng có mấy electron tự do trong không khí bao quanh để có thể làm đoản mạch những ống dẫn trên và tạo ra sét. Tuy nhiên, các tia vũ trụ năng lượng cao từ sao băng, các lỗ đen, ... có thể tạo ra những cơn mưa electron tự do.
Nếu một điện trường được tạo ra ở độ cao 3 mét và có độ lớn 0,2 mét vuông, chỉ cần một trận mưa hạt hình thành từ một tia vũ trụ đơn lẻ cũng có thể tạo ra sét đánh bằng cách làm đoản mạch các ống dẫn.
Mô hình này ám chỉ, ít có khả năng xảy ra sét ở các độ cao lớn hơn, trên 12km, do các hạt băng đá lớn hình thành trong các đám mây không thể đạt được chiều dài cần thiết để tạo ra một điện trường đủ lớn.
Chúng ta hiện đã có trong tay tất cả các mảnh ghép để hiểu rõ nguồn gốc của sét. Sự khởi đầu của sét đánh vô cùng phức tạp, vì có nhiều quá trình xảy ra ở các quy mô khác nhau về không gian, thời gian và năng lượng", tiến sĩ Ute Ebert, một thành viên nhóm nghiên cứu, nhấn mạnh.
Nguồn:vietnamnet
Bình luận