Thầy Chu Quang Đức (ở giữa) tại lễ vinh danh 10 gương mặt trẻ tiêu biểu thủ đô. |
Trong 4 năm đại học, thầy là người duy nhất của khoa Tin học được nhận học bổng của Hãng Synyno dành cho Sinh viên nghèo vượt khó học giỏi; được tặng giấy khen của thầy hiệu trưởng và là 1 trong 10 sinh viên của khoa Tin học có khóa luận tốt nghiệp đạt điểm 10.
Đến nay, khi đã thực sự trở thành người ươm mầm cho đất nước, thầy Đức vẫn được mọi người đánh giá cao bởi khả năng và sự nhiệt huyết của mình. Thầy luôn tâm niệm và truyền cho học sinh đó chính là phải học để có thể thay đổi cuộc sống như chính thầy đã từng làm với bản thân mình.
![]() |
Thầy Chu Quang Đức trong lễ bảo vệ khóa luận tốt nghiệp ĐH. (Ảnh: NVCC) |
Với những học sinh hoàn cảnh khó khăn, thầy không thu học phí và tạo mọi điều kiện để giúp đỡ các em cả về vật chất lẫn tinh thần. Kể từ năm 2009 tới nay, mỗi năm lớp học của thầy Đức đều có nhiều học sinh đỗ vào các trường ĐH lớn.
Nói về sự thành công của các học sinh, thầy không giấu khỏi niềm vui: "Hạnh phúc của tôi là được thấy các em đặt chân vào giảng đường đại học, để sau này thoát cảnh lam lũ".
Giáo viên nên là người bạn lớn của học sinh
Trong những ngày cuối năm, khi đợt thi học kỳ đang dồn dập, nhưng thông tin về sự cư xử giữa trò và thầy đang khiến dư luận quan tâm, thầy Đức đã có những chia sẻ về nghề giáo, đặc biệt là trong cách giáo dục các học trò cá biệt. Vị thầy giáo cao 1m1 cho rằng: “Đây là hiện tượng đáng tiếc và đáng buồn trong giáo dục”.
Trong quá trình dạy học, thầy Đức cho biết cũng đã nhiều lần bắt gặp và giáo dục các em học sinh “đặc biệt”. Theo thầy, nguyên nhân khiến những học sinh này bị gọi là "cá biệt” bởi các em muốn thể hiện cái tôi của mình, chưa ý thức được cần phải tập trung vào việc học nên có nhiều hành động bồng bột và nông nổi.
![]() |
“Các em học sinh “cá biệt” nếu được khuyến khích động viên thì chắc chắn cũng sẽ trở thành những học sinh tốt”, thầy Đức khẳng định. (Ảnh:NVCC) |
Vì vậy, đối với những học sinh này, thầy thường nói chuyện thẳng thắn. Bản thân cũng từng một thời cắp sách đến trường và chơi với nhiều bạn “cá biệt” nên thầy cũng hiểu được học trò nghĩ gì, muốn gì, điều đó tạo cơ sở để dễ dàng chia sẻ, trò chuyện với các em.
“Các em học sinh “cá biệt” nếu được đánh giá đúng, khuyến khích động viên thì chắc chắn sẽ trở thành những học sinh tốt”, bằng kinh nghiệm của mình thầy Đức khẳng định.
Tuy nhiên, thầy cho rằng việc giáo dục cần phải có sự kết hợp giữa khuyên nhủ với việc chỉ rõ đâu là con đường đúng và đâu là con đường sẽ để lại hậu quả khó lường, ảnh hưởng đến tương lai và bản thân của các em. Giáo viên cũng phải gương mẫu, tận tình sát sao để uốn nắn, dạy dỗ, răn đe kịp thời những hành vi không tốt của học sinh.
|
Muốn làm được điều đó, thầy chia sẻ giáo viên nên bắt kịp tâm lý giới trẻ, để hiểu được các em đang nghĩ gì và cần gì, thầy cô nên là những người bạn lớn của học trò, và cần phải phải tôn trọng lẫn nhau.
Khi bắt đầu một năm học mới, một kỳ học mới thầy thường nói chuyện với học sinh, để có thể hiểu nhau hơn. “Tôi luôn tôn trọng các em. Bởi các em đã lớn, chúng ta là những người bạn, vì vậy nếu có vấn đề gì hãy trao đổi thẳng thắn với nhau. Hy vọng chúng ta sẽ luôn tôn trọng nhau”, thầy Đức thường nói.
Nghề giáo bị “soi” nhiều là đương nhiên!
"Nghề giáo là nghề ảnh hưởng tới một thế hệ. Vì vậy, hậu quả để lại do những sai lầm của giáo viên gây ra là quá lớn nên việc bị “soi” nhiều là đương nhiên", thầy Đức khẳng định.
Bởi vậy, nếu giáo viên muốn phạm bất cứ sai lầm nào cần phải suy nghĩ, vì nghề này không thể “quay đầu là bờ”. Thầy cho rằng "Khi đã chọn nghề giáo phải làm sao cho ít ồn ào nhất, nếu để sai lầm xảy ra thì khó có thể giải quyết được hậu quả".
Một bộ phận giáo viên hiện nay cho rằng nghề giáo có quá nhiều áp lực, nhưng bản thân thầy Đức lại nhận thấy không hề khó khăn: "Càng có nhiều áp lực, giải quyết tốt thì sẽ càng trưởng thành, và khác biệt so với mọi người".
Chia sẻ bí quyết, thầy cho rằng phải có đam mê, yêu nghề, yêu học trò và phải hướng tới những điều cao hơn những áp lực. Cụ thể, đối với việc một số giáo viên cho rằng lương thấp, không đủ sống, thầy thắc mắc: "Biết trước như vậy, sao bạn còn chọn nghề, và bao nhiêu gọi là thấp, bao nhiêu gọi là cao".
![]() |
Một lớp học tại nhà của thầy Đức. (Ảnh: GĐ&XH) |
Tuy gắn bó với nghề chưa lâu, nhưng đối với thầy Đức mỗi ngày được sống, được đến lớp dạy dỗ học trò của mình đã là một ngày vui. Vì vậy, thầy có rất nhiều kỉ niệm đối với học trò và đều là những niềm vui rất đáng nhớ. Đó đơn giản chỉ là những buổi trò chuyện, những chuyến đi chơi, hay giây phút chia tay học trò nhưng đều là những kí ức mà thầy không bao giờ quên.
Thầy tâm sự: “Tôi may mắn đã được làm giáo viên, và ngày nào tôi cũng muốn đó là có những khoảnh khắc thật vui vẻ với học trò".
Theo Infonet
Bình luận