GS. TS Nguyễn Lân Dũng là một trong hai người tốt nghiệp đại học ít tuổi nhất Việt Nam, ra trường khi vừa tròn 18 tuổi.
Từ rất lâu rồi, công chúng đã quen với Giáo sư, Tiến sĩ, Nhà giáo nhân dân (GS.TS.NGND) Nguyễn Lân Dũng với hình ảnh vị giáo sư biết tuốt chuyên giải đáp mọi thắc mắc trên truyền hình, truyền thanh và trên báo Nông nghiệp Việt Nam.
Khán giả thiện cảm với một vị giáo sư luôn có những câu trả lời dí dỏm và sở hữu một nụ cười hiền hậu, rất đỗi thân thiện. Nhưng ít ai biết, ngoài đời ông là một giáo sư đầu ngành về vi sinh vật học và con đường ông đi không phải lúc nào cũng trải đầy hoa hồng.
GS.TS Nguyễn Lân Dũng |
Đi dạy môn... chưa được học
GS, TS Nguyễn Lân Dũng là một trong hai người tốt nghiệp đại học ít tuổi nhất Việt Nam. Ông ra trường khi vừa tròn 18 tuổi.
Chính vì điều đặc biệt này mà ông cũng gặp một tình huống dở khóc dở cười. Ông kể: "Khi đi tiếp xúc cử tri để ứng cử Quốc hội, có một anh trông khá dữ tướng đứng lên chỉ mặt tôi bảo: "Trông thế kia mà khai gian lý lịch, ông khai sinh năm 1938 mà ông bảo ông tốt nghiệp đại học năm 1956, tôi tính ra rồi, năm đó ông mới học lớp 11 thôi".
GS Nguyễn Lân Dũng phải giải thích: "Trong thời gian chống Pháp, chúng tôi chỉ được học có 9 năm là tốt nghiệp phổ thông, sau hòa bình lập lại, đất nước có nhu cầu cấp bách đào tạo cán bộ, nên chúng tôi chỉ học đại học có 2 năm rưỡi và lớp tốt nghiệp năm 1956 là lớp đầu tiên bổ sung cho các trường đại học. Trong khóa tôi, có tôi và anh Nguyễn Văn Hiệu là 2 người tốt nghiệp đại học năm 18 tuổi. Như vậy là có người thật việc thật đấy". Mọi người vỗ tay và cười vui.
Trong dòng hồi tưởng về thời sinh viên, GS Nguyễn Lân Dũng nhớ lại: "Hồi đó, vì không có người học nên chúng tôi vào học đại học mà không phải qua thi cử gì cả. Vì thế trình độ và hoàn cảnh rất khác nhau. Các bạn học tú tài ở trong thành có người đi vespa, có người đi xe đạp, tôi và mọi sinh viên từ kháng chiến và từ Khu học xá Trung ương về đều... đi bộ.
Mỗi ngày chúng tôi đi bộ từ Việt Nam học xá, khu vực trường Bách Khoa hiện giờ, đến phố Lê Thánh Tông để học. Sáng học rồi buổi trưa phải về ăn cơm. Bữa trưa chỉ có cơm với bí ngô và một vài miếng thịt rất mỏng, có thể nói là rất nghèo. Ăn xong lại cuốc bộ đi học. Cứ thế ngày 4 lần đi về. Bây giờ nghĩ lại, đi một lần cũng khó".
Mỗi ngày chúng tôi đi bộ từ Việt Nam học xá, khu vực trường Bách Khoa hiện giờ, đến phố Lê Thánh Tông để học. Sáng học rồi buổi trưa phải về ăn cơm. Bữa trưa chỉ có cơm với bí ngô và một vài miếng thịt rất mỏng, có thể nói là rất nghèo. Ăn xong lại cuốc bộ đi học. Cứ thế ngày 4 lần đi về. Bây giờ nghĩ lại, đi một lần cũng khó".
GS.TS.NGND Nguyễn Lân Dũng làm việc tại Viện Vi sinh vật và Công nghệ sinh học. |
Khó khăn là vậy nhưng câu chuyện của ông luôn tràn đầy lạc quan. Ông kể rằng: "Ngày đó tất cả chúng tôi không ai có xe đạp, có lúc đã bàn nhau mua một cái xích lô, một thằng đạp năm thằng ngồi, thay phiên nhau. Nhưng đào đâu ra tiền mà mua xích lô, cho nên cứ thế mà đi bộ suốt mấy năm trời".
Sau khi tốt nghiệp, vì trẻ quá nên Nguyễn Lân Dũng được gửi về dạy tại trường Trung cấp Nông lâm một năm, rồi ông được giữ lại trường. Thầy Lê Khả Kế nói với ông: "Các môn khác đã có người dạy rồi, em phải dạy về vi sinh vật học".
Cậu cán bộ trẻ Nguyễn Lân Dũng ngỡ ngàng vì ở trường được học về động vật, thực vật, và người, những thứ nhìn thấy được, còn vi sinh vật là thứ không nhìn thấy thì lại chưa được học một chữ nào.
Cậu cán bộ trẻ Nguyễn Lân Dũng ngỡ ngàng vì ở trường được học về động vật, thực vật, và người, những thứ nhìn thấy được, còn vi sinh vật là thứ không nhìn thấy thì lại chưa được học một chữ nào.
Nhận nhiệm vụ khó khăn, Nguyễn Lân Dũng nghĩ tới GS Đặng Văn Ngữ, nhà khoa học danh tiếng, người đã được đào tạo chính quy về vi sinh vật học tại Nhật và cũng là người đã có thành tích làm dịch lọc penicilline để chữa vết thương cho biết bao thương binh. Nhưng thời điểm đó ông phải bỏ nghề vì vi sinh vật học đã có người dạy rồi, ông phải chuyển sang xây dựng từ đầu ngành ký sinh trùng học.
Nguyễn Lân Dũng đến gặp GS Đặng Văn Ngữ và thầy Ngữ đã khuyên cậu cán bộ trẻ 3 điều mà đến giờ Nguyễn Lân Dũng vẫn nhớ như in: "Thứ nhất, em phải học ngoại ngữ vì không có ngoại ngữ em không thể có kiến thức. Thứ hai, dạy đại học em phải làm nghiên cứu nếu không sẽ là những bài giảng khô khan. Thứ ba, em phải viết sách giáo khoa, không thể dạy chay ở bậc đại học được".
Tâm niệm ba điều đó, Nguyễn Lân Dũng về kiếm ngay 2 cuốn sách về vi sinh vật học, một cuốn của Nga và một cuốn của Trung Quốc, trong khi đó, cả hai ngoại ngữ này ông chỉ biết rất ít. Ông đặt quyết tâm: "Trong một năm phải dịch xong hai cuốn đó.
Tôi bắt đầu bằng cách tra từng chữ một nhưng từ điển chuyên môn cũng đâu có mà tra. Tôi bắt đầu một cách khó khăn như vậy nhưng đã hoàn thành việc dạy vi sinh vật học ở đại học Tổng hợp ngay từ khóa 1 cho đến tận khi nghỉ hưu".
Tôi bắt đầu bằng cách tra từng chữ một nhưng từ điển chuyên môn cũng đâu có mà tra. Tôi bắt đầu một cách khó khăn như vậy nhưng đã hoàn thành việc dạy vi sinh vật học ở đại học Tổng hợp ngay từ khóa 1 cho đến tận khi nghỉ hưu".
Nhà khoa học mạnh dạn
Khi mới xây dựng bộ môn vi sinh vật học ông đã bắt tay ngay vào nghiên cứu và đã từng bước xây dựng được một lực lượng khoa học về lĩnh vực mới mẻ này.
Ban đầu là Phòng nghiên cứu chuyên đề vi sinh vật học do cấp hiệu trưởng đại học ký quyết định, tiến lên bước thứ hai là Trung tâm Nghiên cứu vi sinh học ứng dụng do bộ trưởng ký, rồi bước thứ ba là Trung tâm Công nghệ sinh học do giám đốc đại học Quốc gia ký. Cuối cùng là viện Vi sinh vật và Công nghệ sinh học do Thủ tướng Chính phủ ký quyết định.
Giáo sư Nguyễn Lân Dũng là chuyên gia sinh học hàng đầu Việt Nam. |
Việc thành lập viện Vi sinh vật cũng lắm gian nan. GS, TS Nguyễn Lân Dũng chia sẻ: "Vi sinh vật là nguồn gen để tạo nên công nghệ sinh học hiện đại. Nguồn gen được lấy từ vi sinh vật là chính. Vì thế, không phát triển vi sinh vật học thì không thể xây dựng được công nghệ sinh học.
Tôi là người mạnh dạn đề nghị được làm điều đó. Trong một cuộc họp với các nhà khoa học do Thủ tướng chủ trì, tôi đã đứng lên đề nghị với Thủ tướng cho nhận nhiệm vụ xây dựng Viện Vi sinh vật học cấp nhà nước, chỉ với một số kinh phí tối thiểu để có thể tiếp cận được với sinh học phân tử. Thủ tướng Phan Văn Khải và tiếp theo là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đồng ý.
Tôi là người mạnh dạn đề nghị được làm điều đó. Trong một cuộc họp với các nhà khoa học do Thủ tướng chủ trì, tôi đã đứng lên đề nghị với Thủ tướng cho nhận nhiệm vụ xây dựng Viện Vi sinh vật học cấp nhà nước, chỉ với một số kinh phí tối thiểu để có thể tiếp cận được với sinh học phân tử. Thủ tướng Phan Văn Khải và tiếp theo là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đồng ý.
Sau khi tham khảo ý kiến của các bộ, ngành có liên quan, hiện giờ, Viện Vi sinh vật và Công nghệ sinh học (Đại học Quốc gia Hà Nội) đã có 40 cán bộ khoa học trẻ, trong đó không ít là các bạn đã được đào tạo từ nước ngoài. Con gái của GS Nguyễn Lân Dũng cũng vừa ở Mỹ về và đã công tác ngay tại Viện này.
Với hơn 3 triệu USD, ông cùng đội ngũ của mình đã lập được một viện nghiên cứu đạt trình độ mà các chuyên gia Nhật Bản hàng năm thường xuyên sang cùng làm việc nhiều ngày và đã tìm được không ít các loài vi sinh vật mới cho thế giới. Viện đã và đang hoàn thành nhiều nghiên cứu cơ bản gắn liền với nhu cầu của đất nước.
Vì chế độ lương bổng dành cho cán bộ khoa học quá thấp, nên hiện nay, viện đang phấn đấu xây dựng xưởng sản xuất pilot để có thể đưa ngay kết quả nghiên cứu vào sản xuất và cũng từ đó góp phần cải thiện mức sống cho các thành viên. Có thể nói, với những gì đã đóng góp, ông góp phần xây dựng một thế hệ kế cận mà ông luôn tự hào là "đã giỏi hơn hẳn so với thế hệ chúng tôi".
Vì chế độ lương bổng dành cho cán bộ khoa học quá thấp, nên hiện nay, viện đang phấn đấu xây dựng xưởng sản xuất pilot để có thể đưa ngay kết quả nghiên cứu vào sản xuất và cũng từ đó góp phần cải thiện mức sống cho các thành viên. Có thể nói, với những gì đã đóng góp, ông góp phần xây dựng một thế hệ kế cận mà ông luôn tự hào là "đã giỏi hơn hẳn so với thế hệ chúng tôi".
Theo Người Đưa Tin
Bình luận