“Bố bảo học không ra được gạo, lấy chồng rồi thích làm gì cũng được. Em bảo chưa có ai lấy thì hôm sau bố dẫn về một chàng trai hơn 1 tuổi bảo cưới”, Hật Thị Dua lý giải việc nghỉ học lấy chồng từ tuổi 13.
Từ trung tâm huyện Mường Lát, khách phải đi hơn 30 km cheo leo trên những cung đường đất. Chỉ ít hạt mưa phùn đường đã trơn trượt, lầy lội, xe máy phải lắp bánh xích mới có thể bò lên được.
Tại đỉnh dốc Xa Lung, bản Xa Lung (xã Mường Lý), Hật Thị Dua ngồi bên ngôi nhà sàn bế đứa con nhỏ với vẻ mặt nặng trĩu lo âu. Dua tròn 15 tuổi nhưng đã lấy chồng từ năm 13. Đứa con gái của Dua là Thầu Thị Dủa được hơn 1 tuổi. Ngày nào Dua cũng cho nó bú, ăn nhưng không hề có một tiếng ru hời.
Nghe khách hỏi "còn đi học không, sao lại lấy chồng sớm vậy?", Dua bảo trước khi lấy chồng đã đi học ở Trường THCS Mường Lý. Ngày đó, Dua vô tư như những học sinh người Mông khác. Sau buổi nghỉ cuối tuần, em về nhà lấy thêm rau, gạo chuẩn bị cho tuần học mới thì bố mẹ không cho đến trường nữa.
“Bố bảo học không ra được gạo, lấy chồng rồi thích làm gì cũng được. Em bảo chưa có ai lấy thì ngay hôm sau bố dẫn về một chàng trai hơn 1 tuổi bảo cưới”, Dua tâm sự.
Ở bán Ún, Lương Thị Tọa mới 16 tuổi nhưng có đến 2 đứa con. Năm 2009, trong một lần đi nương, Tọa bị đám thanh niên quây lại bắt về làm vợ. Khi về tới nhà người con trai bắt mình, đang chuẩn bị làm lễ cúng ma thì Tọa bỏ chạy ra ngoài nên lần bắt vợ đó không thành. Do nhà hoàn cảnh khó khăn, lại đông anh em nên hầu hết anh em Tọa được bố mẹ “cho” lấy vợ gả chồng sớm.
Theo phong tục của người Mông, con trai, con gái chỉ ở độ tuổi 13-15 đã được dựng vợ gả chồng. Thời điểm sau mùa màng và tháng giáp Tết được coi là mùa cưới. Người Mông khi nào cũng ăn Tết trước một tháng so với Tết cổ truyền của người Kinh. Ngày Tết Mông có nhiều hoạt động như chơi cù, chơi khẳng, các lễ hội khác… và không thể thiếu được tục bắt vợ. Chính vì vậy mà năm nào xã Mường Lý cũng có hàng chục đôi cưới xin theo hình thức tảo hôn.
Ông Đinh Công Đại, Chủ tịch UBND xã Mường Lý, cho biết theo phong tục của người dân tộc, bắt vợ và ngủ thăm ở đây vẫn còn rất phổ biến, hầu hết đám cưới đều dưới 18 tuổi. Theo thống kê của ông Đại, hàng năm xã Mường Lý chiếm tới 30-40% các đôi tảo hôn chủ yếu tập trung ở các bản người Mông như: bản Muống 1, Xì Lồ, bản Ún, Trung Thắng, Sài Khao.
Ở trường THCS Mường Lý năm nào cũng có vài học sinh bỏ học về lấy vợ, lấy chồng. Thầy Mai Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường THCS Mường Lý, cho biết nhà trường có 308 học sinh từ lớp 6 đến lớp 9. Khoảng 5 năm trở lại đây có 30-40 trường hợp nghỉ học giữa chừng, trong số này chiếm tới 80% là lấy vợ lấy chồng.
Điển hình như năm học 2012-2013, trường có 4 học sinh bỏ học về lấy vợ, lấy chồng là các em Vàng Pó Ly, bản Sài Khao; Thào Thị Giống, bản Muống 1; Thào Thị Xoa, bản Muống 1; Hơ A Sù, bản Muống 2. Nhiều em vừa đi học, vừa lấy vợ. Như em Vàng Pó Ly, mới 15 tuổi, học sinh lớp 9B, đã lấy vợ được một năm. Vợ của Ly là Sùng Thị Dê (14 tuổi) không còn theo học nữa nên hằng ngày Dê lên nương làm rẫy cùng gia đình, còn Ly vẫn miệt mài tìm chữ.
Cũng như Ly, Thào Thị Xoa, học sinh lớp 8A, bản Muống 1 mới lấy chồng được gần một năm trong đợt Tết bắt vợ của người Mông năm ngoái. Sau tết, Xoa vẫn lên lớp đi học bình thường, thầy cô, bạn bè không biết Xoa đã có chồng. Mãi đến khi cái bụng dần to ra, em không thể đi học được nữa thì mọi người mới biết.
Nói về việc học sinh lấy vợ lấy chồng sớm, thầy Dũng cho biết do phong tục của người dân tộc nên nhà trường không thể can thiệp được. Trong mỗi giờ sinh hoạt, các thầy cô giáo cũng tuyên truyền, giáo dục các em về hôn nhân gia đình nhưng dường như không thể thắng được tập tục.
Điều khiến thầy Dũng nhớ nhất trong những ngày lên lớp là các câu hỏi ngây ngô, thật thà đến lạ thường của học sinh. Lần đầu tiên thầy Dũng lên công tác miền núi, một học sinh đứng lên hỏi: “Thầy đã có vợ chưa?”, thầy Dũng liền đáp, chưa.
Ngay lập tức cậu học trò này buông câu xanh rờn: “Thế thì thầy thua tao rồi”. Thầy Dũng hỏi lại, sao lại thua? Cậu học sinh này đáp: “Tao có vợ rồi đấy”. Thầy Dũng hỏi tiếp: Tuổi như các em lấy vợ thì biết cái gì? Cậu học trò này đáp lại: “Thầy nói sai rồi, ta biết sướng rồi đấy".
Theo Nông nghiệp Việt Nam
Huyện miền núi Mường Lát là nơi xa xôi nhất của tỉnh Thanh Hóa. Ở các xã như Mường Lý, Mường Chanh, Pù Nhi… khi đường sá còn khó khăn, điện chưa về được tới bản thì nơi đây vẫn đang phổ biến nạn tảo hôn cùng với những câu chuyện cười ra nước mắt.
Dua 16 tuổi nhưng đã có con một tuổi. Ảnh: Nông nghiệp Việt Nam. |
Từ trung tâm huyện Mường Lát, khách phải đi hơn 30 km cheo leo trên những cung đường đất. Chỉ ít hạt mưa phùn đường đã trơn trượt, lầy lội, xe máy phải lắp bánh xích mới có thể bò lên được.
Tại đỉnh dốc Xa Lung, bản Xa Lung (xã Mường Lý), Hật Thị Dua ngồi bên ngôi nhà sàn bế đứa con nhỏ với vẻ mặt nặng trĩu lo âu. Dua tròn 15 tuổi nhưng đã lấy chồng từ năm 13. Đứa con gái của Dua là Thầu Thị Dủa được hơn 1 tuổi. Ngày nào Dua cũng cho nó bú, ăn nhưng không hề có một tiếng ru hời.
Nghe khách hỏi "còn đi học không, sao lại lấy chồng sớm vậy?", Dua bảo trước khi lấy chồng đã đi học ở Trường THCS Mường Lý. Ngày đó, Dua vô tư như những học sinh người Mông khác. Sau buổi nghỉ cuối tuần, em về nhà lấy thêm rau, gạo chuẩn bị cho tuần học mới thì bố mẹ không cho đến trường nữa.
“Bố bảo học không ra được gạo, lấy chồng rồi thích làm gì cũng được. Em bảo chưa có ai lấy thì ngay hôm sau bố dẫn về một chàng trai hơn 1 tuổi bảo cưới”, Dua tâm sự.
Ở bán Ún, Lương Thị Tọa mới 16 tuổi nhưng có đến 2 đứa con. Năm 2009, trong một lần đi nương, Tọa bị đám thanh niên quây lại bắt về làm vợ. Khi về tới nhà người con trai bắt mình, đang chuẩn bị làm lễ cúng ma thì Tọa bỏ chạy ra ngoài nên lần bắt vợ đó không thành. Do nhà hoàn cảnh khó khăn, lại đông anh em nên hầu hết anh em Tọa được bố mẹ “cho” lấy vợ gả chồng sớm.
Theo phong tục của người Mông, con trai, con gái chỉ ở độ tuổi 13-15 đã được dựng vợ gả chồng. Thời điểm sau mùa màng và tháng giáp Tết được coi là mùa cưới. Người Mông khi nào cũng ăn Tết trước một tháng so với Tết cổ truyền của người Kinh. Ngày Tết Mông có nhiều hoạt động như chơi cù, chơi khẳng, các lễ hội khác… và không thể thiếu được tục bắt vợ. Chính vì vậy mà năm nào xã Mường Lý cũng có hàng chục đôi cưới xin theo hình thức tảo hôn.
Ông Đinh Công Đại, Chủ tịch UBND xã Mường Lý, cho biết theo phong tục của người dân tộc, bắt vợ và ngủ thăm ở đây vẫn còn rất phổ biến, hầu hết đám cưới đều dưới 18 tuổi. Theo thống kê của ông Đại, hàng năm xã Mường Lý chiếm tới 30-40% các đôi tảo hôn chủ yếu tập trung ở các bản người Mông như: bản Muống 1, Xì Lồ, bản Ún, Trung Thắng, Sài Khao.
Ở trường THCS Mường Lý năm nào cũng có vài học sinh bỏ học về lấy vợ, lấy chồng. Thầy Mai Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường THCS Mường Lý, cho biết nhà trường có 308 học sinh từ lớp 6 đến lớp 9. Khoảng 5 năm trở lại đây có 30-40 trường hợp nghỉ học giữa chừng, trong số này chiếm tới 80% là lấy vợ lấy chồng.
Điển hình như năm học 2012-2013, trường có 4 học sinh bỏ học về lấy vợ, lấy chồng là các em Vàng Pó Ly, bản Sài Khao; Thào Thị Giống, bản Muống 1; Thào Thị Xoa, bản Muống 1; Hơ A Sù, bản Muống 2. Nhiều em vừa đi học, vừa lấy vợ. Như em Vàng Pó Ly, mới 15 tuổi, học sinh lớp 9B, đã lấy vợ được một năm. Vợ của Ly là Sùng Thị Dê (14 tuổi) không còn theo học nữa nên hằng ngày Dê lên nương làm rẫy cùng gia đình, còn Ly vẫn miệt mài tìm chữ.
Cũng như Ly, Thào Thị Xoa, học sinh lớp 8A, bản Muống 1 mới lấy chồng được gần một năm trong đợt Tết bắt vợ của người Mông năm ngoái. Sau tết, Xoa vẫn lên lớp đi học bình thường, thầy cô, bạn bè không biết Xoa đã có chồng. Mãi đến khi cái bụng dần to ra, em không thể đi học được nữa thì mọi người mới biết.
Nói về việc học sinh lấy vợ lấy chồng sớm, thầy Dũng cho biết do phong tục của người dân tộc nên nhà trường không thể can thiệp được. Trong mỗi giờ sinh hoạt, các thầy cô giáo cũng tuyên truyền, giáo dục các em về hôn nhân gia đình nhưng dường như không thể thắng được tập tục.
Điều khiến thầy Dũng nhớ nhất trong những ngày lên lớp là các câu hỏi ngây ngô, thật thà đến lạ thường của học sinh. Lần đầu tiên thầy Dũng lên công tác miền núi, một học sinh đứng lên hỏi: “Thầy đã có vợ chưa?”, thầy Dũng liền đáp, chưa.
Ngay lập tức cậu học trò này buông câu xanh rờn: “Thế thì thầy thua tao rồi”. Thầy Dũng hỏi lại, sao lại thua? Cậu học sinh này đáp: “Tao có vợ rồi đấy”. Thầy Dũng hỏi tiếp: Tuổi như các em lấy vợ thì biết cái gì? Cậu học trò này đáp lại: “Thầy nói sai rồi, ta biết sướng rồi đấy".
Theo Nông nghiệp Việt Nam
Bình luận