(VTC News) – Liên quan tới hàng trăm mét bề mặt đường đoạn qua địa bàn phường Yên Sở (quận Hoàng Mai, Hà Nội) đang bị xuống cấp nghiêm trọng, phóng viên VTC News đã có cuộc trao đổi với ông Lê Hồng Kỳ - Chủ tịch UBND phường Yên Sở.
Về vấn đề này chúng tôi từng đề nghị các sở, ban, ngành của thành phố và các phòng, ban chức năng của quận sớm nâng cấp, cải tạo, tu bổ lại tuyến đường này.
Riêng Yên Sở đã duyệt dự toán để triển khai một số bước. Tuy nhiên, tính tới thời điểm này thì xí nghiệp thoát nước số 3 vẫn chưa triển khai.
Bên cạnh đó, công ty quản lý đường đến giờ được biết vẫn mới chỉ đang trong quá trình hoàn thiện dự toán – một lượng kinh phí khá lớn lên tới hàng tỷ đồng.
Trong khi đó, phải hoàn thành các bước theo đúng quy trình, trình tự thủ tục mới tiến hành nâng cấp, cải tạo tuyến đường này được.
Từ trước tới giờ, người ta đã đầu tư nhiều vào việc cải tạo tuyến đường này. Tuy nhiên, thực chất, tuyến đường này chưa có hệ thống tiêu thoát nước ở mặt đường.
Thêm vào đó, người dân sống ở hai bên mặt đường khi sử dụng nước sinh hoạt đã thải thẳng ra mặt đường, gây ảnh hưởng lớn tới mặt đường này.
Do đó, dù đã được nhiều lần nâng cấp, tu sửa, nhưng tuyến đường đó vẫn có nhiều "ổ gà, ổ voi" như hiện nay.
Tuyến đường Tam Trinh thuộc cấp quản lý của thành phố, chứ không thuộc cấp phường. Phường từng có buổi làm việc với các sở, ban, ngành thành phố và các phòng, ban chức năng của quận cách đây 2 tuần.
Nếu tuyến đường thuộc phường quản lý thì phường rút vốn ra đầu tư ngay. Nhưng đây là tuyến đường thuộc sự quản lý của thành phố nên quận cũng không thể nào đầu tư được, trừ khi thành phố ủy quyền cho quận thì quận mới dám đầu tư.
Nói cách khác, ban quản lý dự án của thành phố phải trực tiếp rót vốn ra đầu tư. Theo ước tính, cả một tuyến đường lớn và dài như thế sẽ cần một khoản kinh phí không hề nhỏ. Khó là ở đó.
- Vậy khó khăn lớn nhất chúng ta gặp phải khi nâng cấp, cải tạo, tu bổ lại tuyến đường này là gì?
Khó khăn lớn nhất chúng ta gặp phải khi cải tạo, tu bổ lại tuyến đường này là phải có vốn đầu tư xây dựng hai hệ thống tiêu thoát nước của hai bên trục đường.
Còn nếu không có hai hệ thống tiêu thoát nước đó thì chắc chắn dù có tu bổ xong, sau một thời gian người dân liên tiếp thải nước sinh hoạt ra đường thì rồi mặt đường cũng sẽ lại bị hỏng.
Hiện đã có quyết định mở rộng tuyến đường này rồi.
- Lãnh đạo phường đã có những biện pháp tạm thời nào để giải quyết thực trạng trên?
Trong thời gian qua, lãnh đạo phường thường xuyên nhờ Gamura - đơn vị đang thi công trực tiếp một số dự án ở quanh đây dùng máy ủi đổ đá hộc ra để san bằng các ổ gà, ổ voi đó.
Cứ một thời gian, chúng tôi lại phải nhờ vả họ. Theo tôi nhớ, ít nhất 3 lần họ phải mang máy ủi ra san bằng mặt đường này rồi.
Ngoài ra, phường cũng đã yêu cầu các hộ gia đình ở hai bên đường không được kinh doanh một số ngành nghề, lấn chiếm vỉa hè, xả nước sinh hoạt ra hai bên trục đường để đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông tại đây.
Xin cảm ơn ông!
Minh Quân
- Đoạn đường qua địa bàn phường Yên Sở đang bị xuống cấp nghiêm trọng, hàng trăm mét bề mặt đường bị gãy vỡ, bong tróc, sụt lún, tạo thành những "ổ trâu, ổ voi", hệ thống thoát nước ngập rác và bùn đất. Ông đã biết tới thực trạng trên chưa và hướng giải quyết của phường ra sao?
Về vấn đề này chúng tôi từng đề nghị các sở, ban, ngành của thành phố và các phòng, ban chức năng của quận sớm nâng cấp, cải tạo, tu bổ lại tuyến đường này.
Riêng Yên Sở đã duyệt dự toán để triển khai một số bước. Tuy nhiên, tính tới thời điểm này thì xí nghiệp thoát nước số 3 vẫn chưa triển khai.
Bên cạnh đó, công ty quản lý đường đến giờ được biết vẫn mới chỉ đang trong quá trình hoàn thiện dự toán – một lượng kinh phí khá lớn lên tới hàng tỷ đồng.
Trong khi đó, phải hoàn thành các bước theo đúng quy trình, trình tự thủ tục mới tiến hành nâng cấp, cải tạo tuyến đường này được.
Thực trạng tuyền đường Tam Trinh hiện nay (Ảnh: Minh Chiến) |
Từ trước tới giờ, người ta đã đầu tư nhiều vào việc cải tạo tuyến đường này. Tuy nhiên, thực chất, tuyến đường này chưa có hệ thống tiêu thoát nước ở mặt đường.
Thêm vào đó, người dân sống ở hai bên mặt đường khi sử dụng nước sinh hoạt đã thải thẳng ra mặt đường, gây ảnh hưởng lớn tới mặt đường này.
Do đó, dù đã được nhiều lần nâng cấp, tu sửa, nhưng tuyến đường đó vẫn có nhiều "ổ gà, ổ voi" như hiện nay.
|
Nếu tuyến đường thuộc phường quản lý thì phường rút vốn ra đầu tư ngay. Nhưng đây là tuyến đường thuộc sự quản lý của thành phố nên quận cũng không thể nào đầu tư được, trừ khi thành phố ủy quyền cho quận thì quận mới dám đầu tư.
Nói cách khác, ban quản lý dự án của thành phố phải trực tiếp rót vốn ra đầu tư. Theo ước tính, cả một tuyến đường lớn và dài như thế sẽ cần một khoản kinh phí không hề nhỏ. Khó là ở đó.
- Vậy khó khăn lớn nhất chúng ta gặp phải khi nâng cấp, cải tạo, tu bổ lại tuyến đường này là gì?
Khó khăn lớn nhất chúng ta gặp phải khi cải tạo, tu bổ lại tuyến đường này là phải có vốn đầu tư xây dựng hai hệ thống tiêu thoát nước của hai bên trục đường.
Là tuyến đường cửa ngõ phía Nam của Hà Nội nên lưu lượng xe rất đông, đặc biệt là các loại xe có trọng tải lớn. (Ảnh: Minh Chiến) |
Còn nếu không có hai hệ thống tiêu thoát nước đó thì chắc chắn dù có tu bổ xong, sau một thời gian người dân liên tiếp thải nước sinh hoạt ra đường thì rồi mặt đường cũng sẽ lại bị hỏng.
Hiện đã có quyết định mở rộng tuyến đường này rồi.
- Lãnh đạo phường đã có những biện pháp tạm thời nào để giải quyết thực trạng trên?
Trong thời gian qua, lãnh đạo phường thường xuyên nhờ Gamura - đơn vị đang thi công trực tiếp một số dự án ở quanh đây dùng máy ủi đổ đá hộc ra để san bằng các ổ gà, ổ voi đó.
Cứ một thời gian, chúng tôi lại phải nhờ vả họ. Theo tôi nhớ, ít nhất 3 lần họ phải mang máy ủi ra san bằng mặt đường này rồi.
Ngoài ra, phường cũng đã yêu cầu các hộ gia đình ở hai bên đường không được kinh doanh một số ngành nghề, lấn chiếm vỉa hè, xả nước sinh hoạt ra hai bên trục đường để đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông tại đây.
Xin cảm ơn ông!
Minh Quân
Bình luận