Một miệng hố khổng lồ ở vùng được xem là “điểm tận cùng thế giới” thuộc Siberia đã gây ra nhiều đồn đoán khiến giới chức trách phải cử một nhóm các nhà điều tra tới hiện trường.
Miệng hố khổng lồ ở khu vực giàu dầu mỏ xa xôi Yamalo-Nenetsky lần đầu tiên được đưa ra ánh sáng trong một đoạn video đăng tải trên trang chia sẻ YouTube. Cho đến nay video đã có hơn 7 triệu lượt người xem.
Miệng hố khổng lồ nằm trong tầng đất đóng băng vĩnh cửu, cách một khu khoan khí lớn của thủ phủ Salekhard khoảng 30km. Salekhard cách đông bắc Mátxc va khoảng 2.000km.
Andrei Plekhanov, nhà nghiên cứu cấp cao của Trung tâm Khoa học nghiên cứu Băc Cự của Nga, cho biết miệng hố có đường kính khoảng 40m ở bên trong và 60m ở bên trên bề mặt.
“Để đo được chính xác chiều sâu, cần phải có những chuyên gia có dụng cụ leo núi”, ông cho hay.
Ông cũng cho biết việc tiếp cận gần miệng hố rất nguy hiểm bởi miệng hố vẫn tiếp tục lở.
Sự xuất hiện của miệng hố khổng lồ trên đã làm dấy lên nhiều giả thuyết và nghi ngờ. Có người cho rằng miệng hố có thể do vật thể ngoài hành tinh hoặc thậm chí là người ngoài hành tinh tạo ra.
Tuy nhiên, các giả thuyết cho rằng miệng hố do thiên thạch tạo ra đã bị các nhà khoa học bác bỏ.
Theo phó giám đốc điều hành Viện nghiên cứu dầu lửa và khí đốt của Học viện Khoa học Nga, ông Vasily Bogoyavlensky, miệng hố nhiều khả năng được tạo ra là do lớp băng ngầm trong tầng đất đóng băng vĩnh cửu tan chảy, giải phóng khí và sau đó tạo ra áp suất lớn và phát ra bề mặt.
“Có thời điểm nổ đã xảy ra mà không cần phải có lửa”, ông Bogoyavlensky cho hay.
Nhằm tìm hiểu bí ẩn này, người đứng đầu khu vực Sebria Dmitry Kobylkin đã cử một nhóm các nhà khoa học tới khu vực có miệng hố ở bán đảo Yamal, có nghĩa là “điểm tận cùng thế giới”.
Marina Leibman, người đứng đầu nhóm nghiên cứu tại Viện Earth Cryosphere, chuyên nghiên cứu tầng đóng băng vĩnh cửu, và là người tham gia nghiên cứu miệng hố khổng lồ trên cho biết: Không có dấu hiệu cho thấy người hay máy móc tạo ra miệng hố.
Bà cũng cho biết miệng hố không thể do thiên thạch tạo ra, bởi không có dấu hiện cháy ở rìa miệng hố.
“Khả năng lớn nhất áp suất đẩy lên ở một số hang có chứa trầm tích khí methane”, bà cho hay.
Các nhà khoa học cho biết mức phóng xạ ở khu vực bình thường, không gây nguy hiểm.
Vùng Yamalo-Nenetsky là nơi cung cấp hơn 80% khí đốt tự nhiên của Nga.
» Hy hữu, khoan giếng được 'hố tử thần' sâu hoắm
» Đã truy ra nguyên nhân mặt đường phát nổ, nứt toác
» Hố tử thần suýt nuốt chửng ô tô
Theo VNPlus
Miệng hố khổng lồ ở khu vực giàu dầu mỏ xa xôi Yamalo-Nenetsky lần đầu tiên được đưa ra ánh sáng trong một đoạn video đăng tải trên trang chia sẻ YouTube. Cho đến nay video đã có hơn 7 triệu lượt người xem.
Andrei Plekhanov, nhà nghiên cứu cấp cao của Trung tâm Khoa học nghiên cứu Băc Cự của Nga, cho biết miệng hố có đường kính khoảng 40m ở bên trong và 60m ở bên trên bề mặt.
“Để đo được chính xác chiều sâu, cần phải có những chuyên gia có dụng cụ leo núi”, ông cho hay.
Ông cũng cho biết việc tiếp cận gần miệng hố rất nguy hiểm bởi miệng hố vẫn tiếp tục lở.
Sự xuất hiện của miệng hố khổng lồ trên đã làm dấy lên nhiều giả thuyết và nghi ngờ. Có người cho rằng miệng hố có thể do vật thể ngoài hành tinh hoặc thậm chí là người ngoài hành tinh tạo ra.
Tuy nhiên, các giả thuyết cho rằng miệng hố do thiên thạch tạo ra đã bị các nhà khoa học bác bỏ.
Theo phó giám đốc điều hành Viện nghiên cứu dầu lửa và khí đốt của Học viện Khoa học Nga, ông Vasily Bogoyavlensky, miệng hố nhiều khả năng được tạo ra là do lớp băng ngầm trong tầng đất đóng băng vĩnh cửu tan chảy, giải phóng khí và sau đó tạo ra áp suất lớn và phát ra bề mặt.
“Có thời điểm nổ đã xảy ra mà không cần phải có lửa”, ông Bogoyavlensky cho hay.
Nhằm tìm hiểu bí ẩn này, người đứng đầu khu vực Sebria Dmitry Kobylkin đã cử một nhóm các nhà khoa học tới khu vực có miệng hố ở bán đảo Yamal, có nghĩa là “điểm tận cùng thế giới”.
Marina Leibman, người đứng đầu nhóm nghiên cứu tại Viện Earth Cryosphere, chuyên nghiên cứu tầng đóng băng vĩnh cửu, và là người tham gia nghiên cứu miệng hố khổng lồ trên cho biết: Không có dấu hiệu cho thấy người hay máy móc tạo ra miệng hố.
Bà cũng cho biết miệng hố không thể do thiên thạch tạo ra, bởi không có dấu hiện cháy ở rìa miệng hố.
“Khả năng lớn nhất áp suất đẩy lên ở một số hang có chứa trầm tích khí methane”, bà cho hay.
Các nhà khoa học cho biết mức phóng xạ ở khu vực bình thường, không gây nguy hiểm.
Vùng Yamalo-Nenetsky là nơi cung cấp hơn 80% khí đốt tự nhiên của Nga.
» Hy hữu, khoan giếng được 'hố tử thần' sâu hoắm
» Đã truy ra nguyên nhân mặt đường phát nổ, nứt toác
» Hố tử thần suýt nuốt chửng ô tô
Theo VNPlus
Bình luận