(VTC News) - Báo cáo tài chính của Vianconex cho thấy, doanh thu quý II giảm một nửa so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng Vinaconex vẫn báo lãi 133 tỷ đồng.
Theo báo cáo tài chính hợp nhất Tổng CTCP xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam (Vinaconex - mã: VCG), doanh thu thuần quý II giảm 51% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 1.569,6 tỷ đồng. Lợi nhuận gộp ở mức 244,7 tỷ đồng, giảm 36,5%.
Chi phí tài chính giảm rất mạnh nhưng phần tăng của chi phí quản lý doanh nghiệp còn nhiều hơn. Khá bất ngờ khi riêng trong quý 2 công ty đã phải chi 136,5 tỷ đồng chi phí quản lý trong khi cùng kỳ chỉ hơn 17 tỷ đồng. Luỹ kế 6 tháng đầu năm chi 230 tỷ đồng, cùng kỳ 137 tỷ đồng.
6 tháng đầu năm, doanh thu của VCG đạt 3.158 tỷ, giảm 45% so với cùng kỳ. Trong đó doanh thu xây lắp đạt 2.047 tỷ - giảm 37% và chiếm 64,8% doanh thu thuần. Doanh thu mảng bất động sản đạt 609 tỷ - giảm 6,3%. Doanh thu sản xuất công nghiệp đạt 335,6 tỷ - giảm tới 77%.
Tuy vậy, tỷ suất lợi nhuận gộp của mảng bất động sản đã tăng từ 13,37% trong quý 1/2014 lên 19,15% trong quý này trong khi tỷ suất lợi nhuận gộp của các mảng khác đều giảm.
Nhờ doanh thu tài chính tăng gần 12 lần tương đương 53 tỷ đồng và khoản lợi nhuận khác 65 tỷ, đồng thời giảm mạnh chi phí bán hàng nên lợi nhuận sau thuế của VCG mới tăng 255%, đạt 161 tỷ đồng, trong đó phần lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ đạt 133 tỷ đồng.
Tóm lại, nhờ chi phí tài chính giảm mạnh nên lợi nhuận sau thuế 6 tháng đầu năm 2014 của VCG tăng 27,4% lên 151 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ tăng 20,4% lên 116,4 tỷ đồng.
Tính tới 20/6/2014, tổng tài sản của Vinaconex là 22.453 tỷ đồng, giảm nhẹ so với đầu năm. Trong đó, tiền và các khoản tương đương tiền giảm từ 1.111 tỷ đồng xuống 781 tỷ đồng.
Nợ phải trả là 15.436 tỷ đồng, giảm không đáng kể so với đầu năm. Trong đó, vay và nợ ngắn hạn là 2.415 tỷ đồng, vay và nợ dài hạn là 3.493 tỷ đồng.
Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ tầm 330 tỷ đồng, do lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính âm 738 tỷ đồng, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư âm 390 tỷ đồng và lưu chuyển tiền thuần từ hoạt kinh doanh dương 799 tỷ đồng.
Thời gian gần đây, hoạt động của Tổng công ty này luôn khiến dư luận quan tâm khi chỉ trong vài năm trở lại đây, Vinaconex đã liên tiếp thoái vốn tại hàng loạt các đơn vị và dự án bất động sản.
Mới đây nhất, Vinaconex thông báo đã bán hết cổ phần và hoàn thành việc thoái vốn tại Công ty cổ phần vật tư ngành nước Vinaconex (Viwapico).
Số lượng cổ phần mà Vinaconex sở hữu trước đó là 100.000 cổ phiếu (tương đương 5,07% vốn điều lệ). Các mặt hàng mà Viwapico sản xuất là ống dẫn nước PPR, HDPE. Lý do Vinaconex thoái vốn tại Viwapico là tái cơ cấu danh mục đầu tư.
Trước đó, trung tuần tháng 3/2014, HĐQT Tổng CTCP Vinaconex có quyết định số 054/2014/QĐ-HĐQT về việc tái cấu trúc phần vốn của Vinaconex tại CTCP Sàn giao dịch bất động sản (BĐS) Vinaconex (Vinaconex Real).
Quý IV/2013, Vinaconex cũng đã thực hiện thoái vốn khỏi Dự án Xi măng Cẩm Phả (bán 70% cổ phần với giá trị 337,6 tỷ đồng cho Tập đoàn Viettel).
Cuối năm 2012, Vinaconex cũng đã thoái vốn tại Dự án Khu đô thị Park City (Hà Đông, Hà Nội) thông qua việc chuyển nhượng 3,75 triệu cổ phiếu (tương đương 25% vốn điều lệ) tại CTCP Đầu tư và Phát triển Đô thị Vinaconex Hoàng Thành (Vinaconex Hoàng Thành) - chủ đầu tư Dự án cho Công ty Perdana (thuộc Tập đoàn Samling khai thác gỗ lớn nhất của Malaysia).
Giữa năm 2013, Vinaconex cũng chào bán cổ phần tại Dự án Khu đô thị Splendora, mà chủ đầu tư là An Khánh JVC, liên doanh giữa Vinaconex với Posco E&C (Hàn Quốc). Vinaconex hiện sở hữu 50% vốn điều lệ tại dự án khu đô thị (rộng 246 ha, tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 2 tỷ USD) này. Tuy nhiên, đến nay, chưa có đơn vị nào mua lại cổ phần tại An Khánh JVC của Vinaconex.
Châu Anh
Theo báo cáo tài chính hợp nhất Tổng CTCP xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam (Vinaconex - mã: VCG), doanh thu thuần quý II giảm 51% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 1.569,6 tỷ đồng. Lợi nhuận gộp ở mức 244,7 tỷ đồng, giảm 36,5%.
6 tháng đầu năm, doanh thu của VCG đạt 3.158 tỷ, giảm 45% so với cùng kỳ. Trong đó doanh thu xây lắp đạt 2.047 tỷ - giảm 37% và chiếm 64,8% doanh thu thuần. Doanh thu mảng bất động sản đạt 609 tỷ - giảm 6,3%. Doanh thu sản xuất công nghiệp đạt 335,6 tỷ - giảm tới 77%.
Tuy vậy, tỷ suất lợi nhuận gộp của mảng bất động sản đã tăng từ 13,37% trong quý 1/2014 lên 19,15% trong quý này trong khi tỷ suất lợi nhuận gộp của các mảng khác đều giảm.
Nhờ doanh thu tài chính tăng gần 12 lần tương đương 53 tỷ đồng và khoản lợi nhuận khác 65 tỷ, đồng thời giảm mạnh chi phí bán hàng nên lợi nhuận sau thuế của VCG mới tăng 255%, đạt 161 tỷ đồng, trong đó phần lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ đạt 133 tỷ đồng.
Tóm lại, nhờ chi phí tài chính giảm mạnh nên lợi nhuận sau thuế 6 tháng đầu năm 2014 của VCG tăng 27,4% lên 151 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ tăng 20,4% lên 116,4 tỷ đồng.
Tính tới 20/6/2014, tổng tài sản của Vinaconex là 22.453 tỷ đồng, giảm nhẹ so với đầu năm. Trong đó, tiền và các khoản tương đương tiền giảm từ 1.111 tỷ đồng xuống 781 tỷ đồng.
Nợ phải trả là 15.436 tỷ đồng, giảm không đáng kể so với đầu năm. Trong đó, vay và nợ ngắn hạn là 2.415 tỷ đồng, vay và nợ dài hạn là 3.493 tỷ đồng.
Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ tầm 330 tỷ đồng, do lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính âm 738 tỷ đồng, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư âm 390 tỷ đồng và lưu chuyển tiền thuần từ hoạt kinh doanh dương 799 tỷ đồng.
Thời gian gần đây, hoạt động của Tổng công ty này luôn khiến dư luận quan tâm khi chỉ trong vài năm trở lại đây, Vinaconex đã liên tiếp thoái vốn tại hàng loạt các đơn vị và dự án bất động sản.
Mới đây nhất, Vinaconex thông báo đã bán hết cổ phần và hoàn thành việc thoái vốn tại Công ty cổ phần vật tư ngành nước Vinaconex (Viwapico).
Số lượng cổ phần mà Vinaconex sở hữu trước đó là 100.000 cổ phiếu (tương đương 5,07% vốn điều lệ). Các mặt hàng mà Viwapico sản xuất là ống dẫn nước PPR, HDPE. Lý do Vinaconex thoái vốn tại Viwapico là tái cơ cấu danh mục đầu tư.
Trước đó, trung tuần tháng 3/2014, HĐQT Tổng CTCP Vinaconex có quyết định số 054/2014/QĐ-HĐQT về việc tái cấu trúc phần vốn của Vinaconex tại CTCP Sàn giao dịch bất động sản (BĐS) Vinaconex (Vinaconex Real).
Quý IV/2013, Vinaconex cũng đã thực hiện thoái vốn khỏi Dự án Xi măng Cẩm Phả (bán 70% cổ phần với giá trị 337,6 tỷ đồng cho Tập đoàn Viettel).
Cuối năm 2012, Vinaconex cũng đã thoái vốn tại Dự án Khu đô thị Park City (Hà Đông, Hà Nội) thông qua việc chuyển nhượng 3,75 triệu cổ phiếu (tương đương 25% vốn điều lệ) tại CTCP Đầu tư và Phát triển Đô thị Vinaconex Hoàng Thành (Vinaconex Hoàng Thành) - chủ đầu tư Dự án cho Công ty Perdana (thuộc Tập đoàn Samling khai thác gỗ lớn nhất của Malaysia).
Giữa năm 2013, Vinaconex cũng chào bán cổ phần tại Dự án Khu đô thị Splendora, mà chủ đầu tư là An Khánh JVC, liên doanh giữa Vinaconex với Posco E&C (Hàn Quốc). Vinaconex hiện sở hữu 50% vốn điều lệ tại dự án khu đô thị (rộng 246 ha, tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 2 tỷ USD) này. Tuy nhiên, đến nay, chưa có đơn vị nào mua lại cổ phần tại An Khánh JVC của Vinaconex.
Châu Anh
Bình luận