Đáng chú ý, dù lên sàn từ lâu song đa số cổ phiếu của doanh nghiệp ngành than như Than Hà Tu – Vinacomin (THT), Than Đèo Nai – Vinacomin (TDN), Than Vàng Danh – Vinacomin (TVD), Than Mông Dương – Vinacomin (MDC), Xuất nhập khẩu Than – Vinacomin (CLM), Than Hà Lầm – Vinacomin (HLC), Kinh doanh Than Miền Bắc – Vinacomin (TMB), Than Núi Béo – Vinacomin (NBC), Than Cọc Sáu – Vinacomin (TC6) giao dịch dưới mệnh giá, thanh khoản èo uột.
Doanh thu lớn, lợi nhuận “bèo”, nợ cao
Báo cáo tài chính cho thấy năm 2020 doanh thu Than Hà Tu – Vinacomin đạt 2.876 tỷ đồng, Than Đèo Nai – Vinacomin đạt 3.014 tỷ đồng, Than Mông Dương – Vinacomin đạt 2.485 tỷ đồng, Than Vàng Danh – Vinacomin là 4.494 tỷ đồng, Xuất nhập khẩu Than – Vinacomin đạt 7.489 tỷ đồng, Than Hà Lầm – Vinacomin là 2.744 tỷ đồng, Kinh doanh Than Miền Bắc – Vinacomin là 10.990 tỷ đồng, Than Núi Béo – Vinacomin đạt 2.193, và Than Cọc Sáu – Vinacomin là 3.126 tỷ đồng.
Doanh thu nghìn tỷ nhưng lợi nhuận của hầu hết các doanh nghiệp lại khá mỏng và chủ yếu đi ngang so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể, trong 2020, lợi nhuận sau thuế của Than Hà Tu chỉ đạt 36,4 tỷ đồng, Than Đèo Nai chỉ 44,8 tỷ đồng, Than Vàng Danh là 65,8 tỷ đồng, Than Mông Dương là 28 tỷ đồng, Than Cao Sơn là 22,3 tỷ đồng, Xuất nhập khẩu than là 46,2 tỷ đồng, Than Hà Lầm là 42,6 tỷ đồng, Kinh doanh Than Miền Bắc là 55 tỷ đồng, Than Núi Béo là 46,6 tỷ đồng, Than Cọc Sáu là 7,2 tỷ đồng.
Doanh nghiệp than có điểm chung là nợ lớn, gấp nhiều lần vốn chủ. Thời điểm lập báo cáo cuối tháng 12/2020, Than Hà Tu nợ 689 tỷ đồng, Than Đèo Nai nợ 988 tỷ đồng, Than Vàng Danh nợ 2.154 tỷ đồng, Than Mông Dương nợ 838 tỷ đồng, Than Cao Sơn nợ 1.415 tỷ đồng, Xuất nhập khẩu Than nợ 1.011 tỷ đồng, Than Hà Lầm nợ 3.224 tỷ đồng, Kinh doanh Than Miền Bắc nợ 2.311 tỷ đồng, Than Núi Béo nợ 3.087 tỷ đồng, Than Cọc Sáu nợ 1.006 tỷ đồng. Việc để nợ gấp nhiều lần vốn trong khi tồn kho lớn, khoản phải thu tăng cao dễ đẩy doanh nghiệp vào thế rủi ro.
Cổ phiếu kém hấp dẫn, thanh khoản èo uột
Trên sàn hầu hết các cổ phiếu của nhóm doanh nghiệp ngành than đều đang giao dịch tại mức giá thấp và thanh khoản không cao. Chốt ngày 6/4, mã THT đứng mức 8.200 đồng/cổ phiếu (giảm 1,2%), mã TDN đứng mức 8.200 đồng/cổ phiếu, mã TVD đứng mức 8.200 đồng/cổ phiếu (tăng 1,2%).
Tương tự, cổ phiếu MDC đứng mức 7.600 đồng/cổ phiếu (giảm 1,3%), cổ phiếu CLM đứng mức 30.000 đồng/cổ phiếu (tăng 4,9%), cổ phiếu HLC đứng mức 8.700 đồng/cổ phiếu (giảm 1,14%), cổ phiếu Kinh doanh Than Miền Bắc đứng mức 15.100 đồng/cổ phiếu, cổ phiếu NBC đứng mức 7.800 đồng/cổ phiếu và cổ phiếu Than Cọc Sáu là 5.300 đồng/cổ phiếu (giảm 3,64%).
Thanh khoản trong phiên khá thấp: CLM 100 cổ phiếu, THT 79.900 cổ phiếu, TDN 98.504 cổ phiếu, TVD 75.812 cổ phiếu, TMD 7.000 cổ phiếu, HLC 100 cổ phiếu, TMB 700 cổ phiếu, NBC 103.884 cổ phiếu, TC6 72.600 cổ phiếu.
Công ty mẹ TKV đang kinh doanh ra sao?
Báo cáo tài chính công ty mẹ 6 tháng đầu 2020 cho thấy TKV đạt doanh thu hơn 52.352 tỷ đồng, tăng nhẹ so với cùng kỳ 2019 nhưng lợi nhuận sau thuế chỉ đạt 1.722 tỷ đồng, giảm 23%.
Công ty mẹ hiện gánh khoản nợ phải trả trên 49.000 tỷ đồng, trong đó nợ ngắn hạn hơn 28.600 tỷ đồng, nợ dài hạn hơn 20.600 tỷ đồng, khiến doanh nghiệp phải trả hơn 681 tỷ đồng lãi suất vốn vay cho 6 tháng đầu năm.
Điểm dễ thấy trong khối tài sản của TKV là khoản phải thu ngắn hạn hơn 10.814 tỷ đồng, chiếm 37% tài sản ngắn hạn. Hiện các khoản phải thu ngắn hạn gấp 3,9 lần tiền và tương đương tiền. TKV cũng đang có khoản tồn kho lớn, trị giá hơn 13.124 tỷ đồng.
Trong khi đó, theo báo cáo tài chính hợp nhất 6 tháng đầu năm 2020, tại thời điểm 30/6/2020, tổng nợ phải trả tại TKV lên tới 90.450 tỷ đồng, tăng 7.261 tỷ đồng, tương đương 8,7% so với thời điểm đầu năm nay. Nợ phải trả cao gấp 2,1 lần vốn chủ sở hữu của TKV.
Trong đó, nợ vay là con số rất lớn 55.365 tỷ đồng (21.765 tỷ đồng nợ ngắn hạn và 33.600 tỷ đồng nợ dài hạn). Nợ dài hạn đang giảm đáng kể nhưng nợ ngắn hạn tăng vọt từ 16.009 tỷ đồng lên 21.765 tỷ đồng. Điều đó có nghĩa áp lực trả nợ của TKV là rất lớn. Trong khi đó, tiền và các khoản tương đương tiền tại TKV chỉ là con số rất nhỏ so với nợ 3.654 tỷ đồng. Áp lực về thanh khoản tại TKV đang tăng lên.
Nợ khủng nên TKV phải gánh chịu chi phí lãi vay rất cao. Trong 6 tháng đầu năm 2020, chi phí lãi vay dù giảm nhưng vẫn là con số rất lớn, lên đến 1.658 tỷ đồng. Điều đó có nghĩa mỗi ngày TKV phải rút hầu bao hơn 9,2 tỷ đồng để trả tiền lãi ngân hàng.
Tập đoàn cũng đang đầu tư vào hàng loạt công ty con (16.043 tỷ đồng), công ty liên kết (187 tỷ đồng). Tuy vậy, nhiều đơn vị đang rơi vào tình trạng lỗ thảm.
Bình luận