Báu vật này được cất kín đến mức ngay cả giới nghiên cứu cũng khó có cơ hội chiêm bái.
Giấc mộng lạ kỳ
“Dậy, dậy, tôi có hai điều muốn hỏi ông đây?”. Đang ngái ngủ nên ông Nguyễn Văn Thùy (làng Văn An, xã Bắc Lý, Lý Nhân, Hà Nam) hỏi với sang người bạn: “Đang đêm hôm khuya khoắt, ông lạ nhà không ngủ được hay sao mà hỏi thế?”.
Người bạn bảo: “Không phải, tôi mơ thấy một giấc mộng lạ lắm nên mới tôi hỏi ông hai điều. Thứ nhất, trước cửa chùa làng ông có một người chết bất đắc kỳ tử đúng không?”.
Ông Thùy giật mình: “Đúng, trước đây có ông Phạm Văn Vịnh - làm Chủ tịch Ủy ban kháng chiến xã nhưng đã bị xử bắn oan ở chỗ đó”.
Ông bạn hỏi tiếp: “Ông Thùy ạ, tuy ông không phải ăn cắp, ăn trộm nhưng lại đang giữ trong nhà một vật thiêng nhất của làng đúng không? Phải trả lại cho làng đi không thì rước họa vào thân đấy!”.
Nghe đến đây, tai ông Thùy bỗng nhiên bùng nhùng, miệng lưỡi tê bại như người bị trúng phong. Lắp bắp một hồi lâu ông mới trả lời được: “Đúng là tôi có giữ một quyển sách đồng rất quý của làng”.
Đã gần nửa thế kỷ trôi qua nhưng giấc mơ kỳ lạ về vật báu của làng vẫn còn mới nguyên, sống động trong ông. Cuốn sách đồng đó gắn chặt với cụm di tích độc đáo đền và đình Cầu Không.
Được xây dựng vào năm 1471 theo kiểu “thượng gia hạ kiều” tức trên là nhà dưới là cầu, Cầu Không dài tới 21 gian, ở giữa có đền thờ, trên cầu lợp ngói giúp người dân qua lại trú mưa, tránh nắng.
Đình Cầu Không xây dựng sau đó chỉ vài năm. Hàng năm vào ngày xuân tế người làng đem rước bát hương ở đền cầu lên đình tế lễ.
Trong đình có một vật báu độc nhất vô nhị là đồng bài tức Cầu Không từ ký ghi lại chuyện vua Lê đi đánh Chiêm Thành như sau: “Hoàng thượng ngự chế rằng… Vào ngày mồng 6 tháng 11 năm Canh Dần (1470) trẫm thân dẫn tiến đánh tiễu trừ Chiêm Thành.
Đến ngày mồng 8 thuyền rồng của trẫm mới dừng lại ở cửa sông Long Xuyên thuộc địa phận huyện Nam Sang. Đêm ấy trẫm mộng thấy một vị tướng tay cầm cờ vàng, hai chân trần, một chân bên tả, một chân bên hữu sông xin được đi theo để hỗ trợ uy vũ cho tới khi biển lặng, sóng yên mới thôi.
Nhân khi tỉnh dậy mới biết sông này có Dục Vân Linh Thần bèn sai Lại bộ Thượng thư Nguyễn Như Đổ theo bờ sông này xem xét lại sự thật…".
Sách chép tiếp, Nguyễn Như Đổ sau khi khảo sát thực tế đã tâu lên với vua như sau: Qua địa phận Cầu Không có chợ, có sông, trên sông có một chiếc cầu, giữa cầu có đền thiêng treo một lá cờ bằng giấy màu vàng.
Vua bèn sai quân đến cầu đảo rồi lấy luôn chiếc cờ đó treo ở trước đầu thuyền rồng. Thuyền của vua rẽ biển vào sông như đi trên đất liền... phất cờ vàng là gió yên, sóng lặng. Thế mạnh như chẻ tre, quan quân phá đồn Thị Nại, đập tan Đồ Bàn, bắt sống Trà Toàn, trở trong cảnh cờ giong, trống mở.
Để nhớ ơn vị linh thần đã phù trợ mình đánh trận, một ngày tháng 8 năm Tân Mão (1471) vua ban chiếu cho phép được lấy gỗ tứ thiết (gỗ quý cứng như sắt) ở Châu Hoan, Châu Ái dựng cầu, làm đền trên cầu để vàng ngọc huy hoàng cho muôn đời sau thừa hưởng
Chuẩn ban 20 quan tiền, 30 suất phu phục dịch tạo lễ và trông coi sãi phụ. Vua lại cho truyền đúc cuốn sách đồng vào năm 1472 tức năm Hồng Đức thứ 3 để ghi nhớ những sự kiện trên.
Dấu xưa, hồn cũ
Trải qua nhiều cơn binh lửa, con tạo xoay vần, suốt mấy thế kỷ cây cầu và ngôi đình độc đáo vẫn trụ vững, kiên cường. Đến năm 1948 đình Cầu Không bị triệt phá theo lệnh tiêu thổ kháng chiến. Không được quan tâm, tu bổ, đền Cầu Không cũng bị đổ sụp xuống sông năm 1951 giặc Pháp về chiếm làng, đóng bốt ở Phú Khê, thọ đúng 479 tuổi.
Làng lúc bấy giờ chỉ còn sót lại hai di tích là ngôi phủ mẫu ba gian và ngôi chùa thờ Phật. Di vật của đình và đền Cầu Không sót lại gồm hai tấm biển đồng, một bia đá, mấy cái cửa bức bàn song tiện, bộ cửa võng sơn son thếp vàng chín rồng chầu mặt nguyệt, một thân cột gỗ lim dựng chân cầu và đặc biệt là quyển sách đồng (đồng bài)...
Theo ông Thùy hiện cả nước có chừng mươi cuốn sách đồng. Sách đồng Cầu Không không chỉ thuộc loại cổ nhất Việt Nam mà còn quý hiếm bởi kích cỡ to lớn khác thường. Nó gồm hai tấm đồng ghép lại tạo thành bốn trang sách trên đó khắc hơn 500 chữ Hán với tổng trọng lượng khoảng 7 kg.
Khi cầu đổ, quyển sách rơi xuống sông làm dân làng một phen mò mẫm kiếm tìm bở hơi tai. Sau khi được vớt lên đồng bài được cất ngay trong ngôi chùa của làng.
Thủa toàn dân vào hợp tác, thần phật ly tán, chùa chiền bị trưng dụng thành kho. Ông Vũ Văn Thân - thủ kho khi ấy thấy nhà cửa tuềnh toàng sợ mất cuốn sách quý của làng nên mới giao cho ông Thùy cất giữ rồi xảy ra chuyện giấc mộng lạ như đã kể ở hồi đầu.
Sau buổi đó ông Thùy đem cuốn sách đồng trả lại cho chùa và nó được giao cho trường cấp hai Bắc Lý làm tư liệu dạy lịch sử cho học sinh.
Chán chê mê mỏi, cuối cùng cuốn sách cũng được trở về với nơi sinh chôn rau, cắt rốn của nó. Nhưng đất đình xưa đã trở thành cửa hàng lương thực với một hàng dài người xếp hàng tem phiếu mỗi ngày.
Khi xóa bỏ bao cấp, cửa hàng lương thực giải thể dân làng Văn An đồng dạ, đồng lòng xin được trả lại quỹ đất đình xưa để phục dựng lại di tích nhưng đòi mãi chưa xong.
Giờ đây, khu đất ấy đã mọc lên một Cty may mặc bề thế. Dân làng chỉ còn nước đưa một bát hương nhỏ, một tấm bia đá cổ vào dựng trong sân cho đỡ mất mốc dấu đình xưa.
Lại nói về cuốn sách cổ, hiện giờ nó đang được cất trong khuôn viên của chùa nhưng ngay cả những người lãnh đạo huyện, lãnh đạo xã cũng không dám chắc nó được giấu chính xác ở chỗ nào.
Hàng năm đến ngày mồng 6 tháng 3 âm lịch tức lễ tế thần Cầu Không các cụ bô lão trong làng mới đem cuốn sách ra cho mọi người chiêm bái. Trước khi trưng bày người ta phải làm một khóa lễ rất cầu kỳ để mong thánh thần không quở trách.
Nhập nhoạng chiều hôm đó, tôi cùng ông từ Đoàn Văn Toan ra đình. Tiếng là đình nhưng nó chỉ là căn nhà cấp bốn đơn sơ dựng tạm trên đất chùa để các thánh, thần, phật không ngồi lẫn với nhau.
Lọ mọ vào tận ngôi hậu cung đình, mắt tôi chưa kịp quen với bóng tối chờn vờn trong hương khói mờ ảo thì thoắt cái ông từ trèo lên bệ thờ. Từ đó, ông lôi ra một vật, phủi phủi bụi rồi cẩn trọng đưa cho tôi xem.
Đó là một tấm… ảnh chụp của cuốn sách đồng. Nhà báo hay bất kỳ ai đi chăng nữa mà ngày thường muốn xem sách đồng cũng đành phải chịu thua lệ làng Văn An.
TheoDương Đình Tường (NNVN)
Giấc mộng lạ kỳ
“Dậy, dậy, tôi có hai điều muốn hỏi ông đây?”. Đang ngái ngủ nên ông Nguyễn Văn Thùy (làng Văn An, xã Bắc Lý, Lý Nhân, Hà Nam) hỏi với sang người bạn: “Đang đêm hôm khuya khoắt, ông lạ nhà không ngủ được hay sao mà hỏi thế?”.
Người bạn bảo: “Không phải, tôi mơ thấy một giấc mộng lạ lắm nên mới tôi hỏi ông hai điều. Thứ nhất, trước cửa chùa làng ông có một người chết bất đắc kỳ tử đúng không?”.
Ông Thùy giật mình: “Đúng, trước đây có ông Phạm Văn Vịnh - làm Chủ tịch Ủy ban kháng chiến xã nhưng đã bị xử bắn oan ở chỗ đó”.
Ông bạn hỏi tiếp: “Ông Thùy ạ, tuy ông không phải ăn cắp, ăn trộm nhưng lại đang giữ trong nhà một vật thiêng nhất của làng đúng không? Phải trả lại cho làng đi không thì rước họa vào thân đấy!”.
Cuốn sách đồng vô giá |
Đã gần nửa thế kỷ trôi qua nhưng giấc mơ kỳ lạ về vật báu của làng vẫn còn mới nguyên, sống động trong ông. Cuốn sách đồng đó gắn chặt với cụm di tích độc đáo đền và đình Cầu Không.
Được xây dựng vào năm 1471 theo kiểu “thượng gia hạ kiều” tức trên là nhà dưới là cầu, Cầu Không dài tới 21 gian, ở giữa có đền thờ, trên cầu lợp ngói giúp người dân qua lại trú mưa, tránh nắng.
Đình Cầu Không xây dựng sau đó chỉ vài năm. Hàng năm vào ngày xuân tế người làng đem rước bát hương ở đền cầu lên đình tế lễ.
Đình Cầu Không |
Đến ngày mồng 8 thuyền rồng của trẫm mới dừng lại ở cửa sông Long Xuyên thuộc địa phận huyện Nam Sang. Đêm ấy trẫm mộng thấy một vị tướng tay cầm cờ vàng, hai chân trần, một chân bên tả, một chân bên hữu sông xin được đi theo để hỗ trợ uy vũ cho tới khi biển lặng, sóng yên mới thôi.
Nhân khi tỉnh dậy mới biết sông này có Dục Vân Linh Thần bèn sai Lại bộ Thượng thư Nguyễn Như Đổ theo bờ sông này xem xét lại sự thật…".
Sách chép tiếp, Nguyễn Như Đổ sau khi khảo sát thực tế đã tâu lên với vua như sau: Qua địa phận Cầu Không có chợ, có sông, trên sông có một chiếc cầu, giữa cầu có đền thiêng treo một lá cờ bằng giấy màu vàng.
Vua bèn sai quân đến cầu đảo rồi lấy luôn chiếc cờ đó treo ở trước đầu thuyền rồng. Thuyền của vua rẽ biển vào sông như đi trên đất liền... phất cờ vàng là gió yên, sóng lặng. Thế mạnh như chẻ tre, quan quân phá đồn Thị Nại, đập tan Đồ Bàn, bắt sống Trà Toàn, trở trong cảnh cờ giong, trống mở.
Để nhớ ơn vị linh thần đã phù trợ mình đánh trận, một ngày tháng 8 năm Tân Mão (1471) vua ban chiếu cho phép được lấy gỗ tứ thiết (gỗ quý cứng như sắt) ở Châu Hoan, Châu Ái dựng cầu, làm đền trên cầu để vàng ngọc huy hoàng cho muôn đời sau thừa hưởng
Chuẩn ban 20 quan tiền, 30 suất phu phục dịch tạo lễ và trông coi sãi phụ. Vua lại cho truyền đúc cuốn sách đồng vào năm 1472 tức năm Hồng Đức thứ 3 để ghi nhớ những sự kiện trên.
Dấu xưa, hồn cũ
Làng lúc bấy giờ chỉ còn sót lại hai di tích là ngôi phủ mẫu ba gian và ngôi chùa thờ Phật. Di vật của đình và đền Cầu Không sót lại gồm hai tấm biển đồng, một bia đá, mấy cái cửa bức bàn song tiện, bộ cửa võng sơn son thếp vàng chín rồng chầu mặt nguyệt, một thân cột gỗ lim dựng chân cầu và đặc biệt là quyển sách đồng (đồng bài)...
9 con rồng đang chầu nguyệt |
Khi cầu đổ, quyển sách rơi xuống sông làm dân làng một phen mò mẫm kiếm tìm bở hơi tai. Sau khi được vớt lên đồng bài được cất ngay trong ngôi chùa của làng.
Thủa toàn dân vào hợp tác, thần phật ly tán, chùa chiền bị trưng dụng thành kho. Ông Vũ Văn Thân - thủ kho khi ấy thấy nhà cửa tuềnh toàng sợ mất cuốn sách quý của làng nên mới giao cho ông Thùy cất giữ rồi xảy ra chuyện giấc mộng lạ như đã kể ở hồi đầu.
Sau buổi đó ông Thùy đem cuốn sách đồng trả lại cho chùa và nó được giao cho trường cấp hai Bắc Lý làm tư liệu dạy lịch sử cho học sinh.
Chán chê mê mỏi, cuối cùng cuốn sách cũng được trở về với nơi sinh chôn rau, cắt rốn của nó. Nhưng đất đình xưa đã trở thành cửa hàng lương thực với một hàng dài người xếp hàng tem phiếu mỗi ngày.
Khi xóa bỏ bao cấp, cửa hàng lương thực giải thể dân làng Văn An đồng dạ, đồng lòng xin được trả lại quỹ đất đình xưa để phục dựng lại di tích nhưng đòi mãi chưa xong.
Giờ đây, khu đất ấy đã mọc lên một Cty may mặc bề thế. Dân làng chỉ còn nước đưa một bát hương nhỏ, một tấm bia đá cổ vào dựng trong sân cho đỡ mất mốc dấu đình xưa.
Bia đá cổ của đình |
Hàng năm đến ngày mồng 6 tháng 3 âm lịch tức lễ tế thần Cầu Không các cụ bô lão trong làng mới đem cuốn sách ra cho mọi người chiêm bái. Trước khi trưng bày người ta phải làm một khóa lễ rất cầu kỳ để mong thánh thần không quở trách.
Nhập nhoạng chiều hôm đó, tôi cùng ông từ Đoàn Văn Toan ra đình. Tiếng là đình nhưng nó chỉ là căn nhà cấp bốn đơn sơ dựng tạm trên đất chùa để các thánh, thần, phật không ngồi lẫn với nhau.
Lọ mọ vào tận ngôi hậu cung đình, mắt tôi chưa kịp quen với bóng tối chờn vờn trong hương khói mờ ảo thì thoắt cái ông từ trèo lên bệ thờ. Từ đó, ông lôi ra một vật, phủi phủi bụi rồi cẩn trọng đưa cho tôi xem.
Đó là một tấm… ảnh chụp của cuốn sách đồng. Nhà báo hay bất kỳ ai đi chăng nữa mà ngày thường muốn xem sách đồng cũng đành phải chịu thua lệ làng Văn An.
Video phát hiện kho báu 1.000 năm tuổi
TheoDương Đình Tường (NNVN)
Bình luận