Ông Đinh Thế Phúc, Phó Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công thương) cho biết như vậy tại buổi họp báo tháng 3/2012 do Bộ Công thương tổ chức vào ngày 3/4 tại Hà Nội.
Như vậy, đến nay giá điện vẫn tiếp tục án binh dù đã hơn 3 tháng kể từ lần điều chỉnh tăng giá điện lần cuối vào ngày 20/12/2011 với mức 5%. Trong khi đó, Quyết định 24/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện cơ chế điều chỉnh giá bán điện theo cơ chế thị trường cho phép việc điều chỉnh giá bán điện giữa 2 lần liên tiếp tối thiểu là 3 tháng.
Trước đó, vào trung tuần tháng 3/2012 đã có nhưng thông tin EVN tính toán lại giá điện do sức ép giá đầu vào tăng cao của các mặt hàn là than, xăng dầu. Nhưng ngay lập tức, EVN phủ nhận thông tin này bằng văn bản gửi tới các cơ quan truyền thông.
Trong các yếu tố đầu vào cơ bản của ngành điện để làm căn cứ điều chỉnh giá điện gồm cơ cấu sản lượng điện phát, tỷ giá ngoại tệ ngoại tệ và giá nhiên liệu, thì chỉ có yếu tố cuối cùng là tăng từ đầu năm và đến nay đã chững lại. Tỷ giá ngoại tệ cũng được giữ ổn định.
Về sản lượng điện, thì sản lượng thủy điện có thể phát cao vì theo lời ông Phúc, tình hình trữ nước hiện nay của EVN sẽ đáp ứng được nhu cầu sản xuất kinh doanh.
Như vậy, trong điều kiện “thiên thời địa lợi” kể trên, cộng với người dân đang tiết kiệm điện, nhu cầu điện cho sản xuất giảm mạnh, thì người tiêu dùng có quyền hy vọng giá điện sẽ tiếp tục được giữ trong thời gian tới.
Khoảng 30% các hộ gia đình dùng dưới 100 số điện trong năm 2010 |
Liên quan đến chuyện giá điện bình quân thực tế người tiêu dùng phải trả lên đến 2.000 đồng/kWh, ông Phúc lý giải, giá điện thấp nhất bán cho người tiêu dùng là 953 đồng/kWh, đối với 50 chỉ số đầu. Đến 100 chỉ số điện tiếp theo có giá 1.042 đồng/kwh.
“Đối với hộ dân bình thường sẽ chỉ dùng khoảng 200 – 300 kWh. Do đó giá bình quân không thể đến 2.000 đồng/kWh”.
Và theo thống kê từ Cục điều tiết điện lực, có khoảng 30% các hộ gia đình dùng dưới 100 số điện trong năm 2010.
Tuy nhiên, ông Phúc cũng cho rằng đối với những hộ phải sử dụng đến nghìn số điện thì phải trả trên 2.000 đồng/kWh là chắc chắn.
Về chuyện doanh thu tăng cao của EVN trong năm 2011 đang được dư luận đặt câu hỏi nghi vấn, ông Phúc cũng cho hay mức tăng giá điện 15,28% (năm 2011) trong tương quan gia tăng sản lượng, thì việc EVN tăng doanh thu tới gần 27% của năm trước cũng là điều hợp lý.
Đại diện từ Cục Điều tiết điện lực làm một phép tính, với sản lượng tăng khoảng 10% cộng với giá tăng khi nhân lên thì doanh thu tăng khoảng trên 26%. “Mức tăng doanh thu của EVN như vậy là hợp lý”.
Hà Anh
Bình luận