• Zalo

Đau lòng chết vì đệm sưởi

Sức khỏeThứ Tư, 03/02/2016 02:26:00 +07:00Google News

Nhiều người thường tìm đến các thiết bị điện sưởi hoặc mặc quá nhiều quần áo mà không hề hay biết những việc làm này có thể gây nguy hại

Nhiều người thường tìm đến các thiết bị điện sưởi hoặc mặc quá nhiều quần áo mà không hề hay biết những việc làm này có thể gây nguy hại đến tính mạng.

Cảnh giác với đệm sưởi

Sự kiện chấn động: Tháng 11/2015, “Quý Dương Vãn Báo” của Trung Quốc đưa tin về một vụ việc đau lòng xảy ra do dùng đệm sưởi. Nạn nhân vụ việc là một bé trai hai tuổi.

Theo thông tin từ phía cảnh sát, cậu bé đã tè dầm trong lúc dùng đệm sưởi. Đệm rò rỉ điện do gặp nước, khiến cậu bỏ mạng vì điện giật.

Đây chưa phải là trường hợp duy nhất tai nạn do sử dụng đệm sưởi bất cẩn. Trước đó không lâu, một cụ già 94 tuổi ở Nam Kinh (Giang Tô) đã bỏ mạng trong đám cháy bắt nguồn từ chiếc đệm sưởi được bật cả đêm.

Lời khuyên: Dù là sản phẩm đạt chuẩn, người tiêu dùng cũng không thể lường trước được những nguy cơ tiềm ẩn tai nạn từ chiếc đệm sưởi.

Hơn nữa, đệm sưởi còn sản sinh ra từ trường gây vô sinh ở nữ giới và làm suy giảm chất lượng tinh trùng ở nam giới.

Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo người tiêu dùng chỉ nên bật đệm sưởi để làm ấm chăn nệm chứ tuyệt đối không nên sử dụng cả đêm.
Khăn quàng cổ có thể trở thành yếu tố đe dọa tính mạng của người sử dụng

Chết vì chiếc khăn quàng cổ

Nguyên nhân bắt nguồn từ chiếc khăn choàng của cô bé bị quấn vào bánh xe trong lúc đang di chuyển. Khi người dân chạy đến giải cứu, em bé đã qua đời vì tắc thở.


Lời khuyên: Khi điều khiển xe đạp hoặc xe máy, người tham gia giao thông cần chú ý buộc khăn quàng cổ gọn gàng. Nếu phần rủ xuống quá dài, chiếc khăn có nguy cơ bị mắc vào bánh xe hoặc kẹt cửa thang máy.

Khi đó, nạn nhân có nguy cơ tử vong vì bị nghẹt thở mà không thể kêu cứu. Nếu may mắn thoát chết, nạn nhân cũng phải đối mặt với khả năng bị sái đốt sống cổ, dẫn đến liệt nửa người.

Sai lầm khi cho trẻ em mặc quá nhiều

Sự kiện chấn động: Tháng 12 vừa qua, Dương Tử Vãn Báo đưa tin về một án mạng đáng tiếc xảy ra tại Vũ Hán. Nạn nhân là một bé trai đầy tháng tử vong vì cơ thể suy kiệt.

Nguyên nhân được xác định là do bố mẹ mặc cho em bé quá nhiều quần áo, dẫn đến bí thở.
Trên thực tế, việc mặc quá nhiều quần áo vào mùa đông có thể gây hại cho trẻ. (Ảnh: nguồn internet). 
Lời khuyên: Khi nhiệt độ ngoài trời càng giảm, càng có nhiều gia đình lo lắng con cái bị nhiễm lạnh nên bắt con trẻ mặc rất nhiều quần áo. Kỳ thực, khả năng điều tiết thân nhiệt ở trẻ em có hạn, năng lực thích ức cũng tương đối kém.

Các đối tượng này dễ lâm vào tình trạng nguy hiểm nếu lâm vào trạng thái phát nhiệt, thiếu dưỡng khí, ra mồ hôi, mất nước,…

Do đó, việc mặc quá nhiều quần áo cho trẻ con dễ dẫn đến những hiểm họa khôn lường như: thiếu máu, hoại tử tế bào não, thậm chí tử vong.

Để kiểm tra xem con trẻ đã mặc đủ ấm hay chưa, cha mẹ có thể dùng tay áp vào da của em bé. Nếu thấy xuất hiện mồ hôi, cơ thể nóng đồng nghĩa với việc quần áo mặc quá nhiều.

Túi sưởi hay bom nổ chậm?

Sự kiện chấn động: Tháng 11 vừa qua, bà Mã ở Hà Nam có mua một túi sưởi bằng điện cho con trai mình. Kết quả là con bà cầm trên tay chưa được 10 phút, túi sưởi đã phát nổ.

Bà Mã khi đó mới tá hỏa phát hiện mình mua phải túi sưởi kém chất lượng. Cậu bé nhập viện trong tình trạng bỏng nặng, má trái thậm chí biến dạng.
Con trai bà Mã là nạn nhân của chiếc túi sưởi hàng nhái này. (Ảnh: nguồn internet).
 
 
Lời khuyên: Đối với các thiết bị sưởi như túi sưởi, máy sưởi, người tiêu dùng cần đặc biệt chú ý tới chất lượng sản phẩm. Để đảm bảo an toàn cho người thân và gia đình, tốt nhất chúng ta nên mua mặt hàng chính hãng, đảm bảo chất lượng và có bảo hành.

Cẩn thận với hiện tượng tĩnh điện

Sự kiện chấn động: Trung Quốc từng ghi nhận trường hợp một cô gái ở Giang Tô đã bị bỏng nặng do nấu cơm ngay sau khi tự đổ xăng.
Sau khi đổ xăng, người tiêu dùng nên chạm tay vào chiếc “Nút tĩnh điện” (nếu có) ở cây xăng. (Ảnh: nguồn internet). 

Lời khuyên: Lý do giải thích cho hiện tượng này chính là “static electricity” (tĩnh điện).

Hơi bốc từ dầu xăng sẽ bốc cháy khi chạm phải tĩnh điện Sau khi đổ xăng, châm dầu cần cần chú ý “làm sạch” điện tích trên hai tay. Phương thức đơn giản là cầm tay vào phần kim loại của chìa khóa để “truyền điện”.


Theo Người đưa tin
Bình luận
vtcnews.vn