(VTC News) – Các số liệu thống kê cho thấy tình hình đào tạo nghề của Đồng bằng Sông Cửu Long giai đoạn 2011-2015 đã không đạt yêu cầu.
Ngày 25/9, tại TP. Cần Thơ đã diễn ra Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về phát triển giáo dục, đào tạo và dạy nghề vùng Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) giai đoạn 2011-2015.
Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu ý kiến thảo luận cần đi thẳng vào những khó khăn cụ thể trong quá trình thực hiện các chính sách phát triển giáo dục, đào tạo, dạy nghề tại từng địa phương.
Từ đó làm rõ đặc thù, đề xuất, kiến nghị cụ thể về cơ chế, giải pháp tháo gỡ để giáo dục đào tạo và dạy nghề ĐBSCL có chuyển biến mạnh mẽ giai đoạn tới.
Trong lĩnh vực đào tạo nghề, Thứ trưởng Bộ LĐTB&XH Huỳnh Văn Tý cho biết, năm học 2013-2014, toàn vùng có 73 cơ sở đào tạo trung cấp chuyên nghiệp, tăng 11 cơ sở so với năm học 2010-2011, với quy mô đào tạo là 45.248 học viên, giảm 18% so với năm học 2010-2011; chỉ huy động được 9% học sinh tốt nghiệp THCS vào học, thấp hơn chỉ tiêu đặt ra từ 10-15%.
Đáng chú ý, trong 5 năm qua (2011-2015), dạy nghề vùng ĐBSCL đã phát triển mạnh cả về quy mô và chất lượng, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu nhân lực của thị trường lao động.
Hệ thống dạy nghề của vùng đã hình thành mạng lưới đa dạng với tổng số 364 cơ sở. Đặc biệt, mạng lưới trung tâm dạy nghề cấp huyện đã được mở rộng, có 119/131 đơn vị cấp huyện có cơ sở dạy nghề công lập đóng trên địa bàn.
Công tác xã hội hóa dạy nghề được đẩy mạnh, có 39 cơ sở dạy nghề ngoài công lập, chiếm 22,16%; nhiều mô hình dạy nghề đa dạng, sáng tạo như dạy nghề tại các doanh nghiệp, dạy nghề cho các khu công nghiệp…
Trong giai đoạn 2011-2015, tổng số tuyển sinh học nghề là 1.238.643 người, trong đó CĐ nghề là 29.120 người (chiếm 2%), trung cấp nghề là 58.917 người (chiếm 5%), sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng là 1.150.606 người (chiếm 93%), số lao động nông thôn học nghề là 794.147 người.
Tỉ lệ lao động qua đào tạo nghề của ĐBSCL năm 2015 ước đạt 35,2%, đã tăng so với năm 2010 (23,5%) nhưng còn thấp so với bình quân cả nước (40,6%).
Tuy nhiên, có sự chênh lệch lớn giữa các tỉnh trong vùng (An Giang: 26%, Long An: 40%, Bến Tre: 21%, Bạc Liêu: 26%, Kiên Giang: 42,93%, Cà Mau: 47%).
Minh Đức
Ngày 25/9, tại TP. Cần Thơ đã diễn ra Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về phát triển giáo dục, đào tạo và dạy nghề vùng Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) giai đoạn 2011-2015.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam dự và chỉ đạo Hội nghị. Ảnh: VGP/Đình Nam |
Từ đó làm rõ đặc thù, đề xuất, kiến nghị cụ thể về cơ chế, giải pháp tháo gỡ để giáo dục đào tạo và dạy nghề ĐBSCL có chuyển biến mạnh mẽ giai đoạn tới.
Trong lĩnh vực đào tạo nghề, Thứ trưởng Bộ LĐTB&XH Huỳnh Văn Tý cho biết, năm học 2013-2014, toàn vùng có 73 cơ sở đào tạo trung cấp chuyên nghiệp, tăng 11 cơ sở so với năm học 2010-2011, với quy mô đào tạo là 45.248 học viên, giảm 18% so với năm học 2010-2011; chỉ huy động được 9% học sinh tốt nghiệp THCS vào học, thấp hơn chỉ tiêu đặt ra từ 10-15%.
Đáng chú ý, trong 5 năm qua (2011-2015), dạy nghề vùng ĐBSCL đã phát triển mạnh cả về quy mô và chất lượng, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu nhân lực của thị trường lao động.
Hệ thống dạy nghề của vùng đã hình thành mạng lưới đa dạng với tổng số 364 cơ sở. Đặc biệt, mạng lưới trung tâm dạy nghề cấp huyện đã được mở rộng, có 119/131 đơn vị cấp huyện có cơ sở dạy nghề công lập đóng trên địa bàn.
Công tác xã hội hóa dạy nghề được đẩy mạnh, có 39 cơ sở dạy nghề ngoài công lập, chiếm 22,16%; nhiều mô hình dạy nghề đa dạng, sáng tạo như dạy nghề tại các doanh nghiệp, dạy nghề cho các khu công nghiệp…
Trong giai đoạn 2011-2015, tổng số tuyển sinh học nghề là 1.238.643 người, trong đó CĐ nghề là 29.120 người (chiếm 2%), trung cấp nghề là 58.917 người (chiếm 5%), sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng là 1.150.606 người (chiếm 93%), số lao động nông thôn học nghề là 794.147 người.
Tỉ lệ lao động qua đào tạo nghề của ĐBSCL năm 2015 ước đạt 35,2%, đã tăng so với năm 2010 (23,5%) nhưng còn thấp so với bình quân cả nước (40,6%).
Tuy nhiên, có sự chênh lệch lớn giữa các tỉnh trong vùng (An Giang: 26%, Long An: 40%, Bến Tre: 21%, Bạc Liêu: 26%, Kiên Giang: 42,93%, Cà Mau: 47%).
Minh Đức
Bình luận