Đây được xem là cánh cửa tiềm năng mở ra con đường ngăn chặn 10.000 chứng rối loạn khác có khả năng truyền qua các thế hệ. Dù nghiên cứu đưa ra những gợi ý quan trọng cho tương lai ngành y, nhưng nhiều câu hỏi về vấn đề đạo đức cũng được đưa ra.
Nhờ một công nghệ mới gọi là Crispr vào 2015, khoa học đang trong kỉ nguyên vàng của việc sửa chữa DNA. Ứng dụng của nó trong y học là rất to lớn, bao gồm cả ý tưởng loại bỏ các gen lỗi gây ra nhiều bệnh, từ xơ hóa tới ung thư vú.
Trong nghiên cứu của các nhà khoa học tại Đại học Khoa học và Sức khỏe Oregon, Viện Salk cùng với viện Khoa học Cơ bản tại Hàn Quốc, các nhà khoa học đã sử dụng tinh trùng từ một người đàn ông bị chứng cơ tim phì đại đưa vào trong trứng hiến tặng khỏe mạnh, dùng công nghệ Crispr để sửa những khiếm khuyết. Kết quả của thí nghiệm này là 72% phôi tạo ra đã không còn loại đột biến gây bệnh.
Chứng ngưng tim là một bệnh rối loạn rất phổ biến, có khả năng ảnh hưởng tới 1/500 người, thường khiến người bệnh ngừng tim đột ngột. Chứng này có nguyên nhân từ lỗi của một gen đơn, ai bị bệnh sẽ đều có 50/50 cơ hội truyền lại cho con cái.
Bác sĩ Shoukhrat Mitalipov, một thành viên đội nghiên cứu cho biết công nghệ này có thể giúp giảm gánh nặng của các bệnh di truyền ở các gia đình nói riêng và dân số nói chung.
Năm 2015, các nhóm nhà khoa học ở Trung Quốc từng sử dụng công nghệ Crispr để sửa các gen lỗi gây ra các chứng rối loạn về máu nhưng không thành công. Tuy nhiên có khoảng 10.000 bệnh do gen gây ra bởi 1 đột biến đơn lẻ mà về lý thuyết có thể được giải quyết với công nghệ tương tự.
Để chắc chắn về sự an toàn của phương pháp vẫn cần nhiều nghiên cứu bổ sung. Hơn nữa, câu hỏi về đạo đức cũng được xét đến khi nghiên cứu dường như đang cố gắng “thiết kế” ra một đứa trẻ hoàn hảo.
Bình luận